CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
4.1.2. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại (NHTM). Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH cho khách hàng. Vốn huy động bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm là một dịch vụ quan trọng của NH nhằm tạo điều kiện cho người gửi tiền có một khoản thu nhập thơng qua lãi suất với mức độ an toàn. Nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi dân cư, kỳ phiếu, tiền gửi của tổ chức tín dụng.
Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT TP CAO LÃNH
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2008/2007 2009/2008 Chỉ
tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền %
TG KKH 5.593 6.483 5.379 890 15,91 (1.104) (17,03) TG ngắn hạn 178.928 189.622 216.537 10.694 5,98 26.915 14,19 TG trung hạn 29.312 28.088 9.193 (1.224) (4,18) (18.895) (67,27) Tổng cộng 213.833 224.193 231.109 10.360 4,84 6.916 3,08
Bảng 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008, 2009, 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2009/2008 2010/2009 Chỉ
tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %
TG KKH 3.150 4.583 5.351 1.433 45,49 768 16,76 TG ngắn hạn 186.779 225.571 216.803 38.792 20,77 (8.768) (3,89) TG trung hạn 6.199 12.120 8.194 5.921 95,52 (3.926) (32,39) Tổng cộng 196.128 242.274 230.348 46.146 23,53 (11.926) (4,92)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Đối với tiền gửi khơng kỳ hạn: Có sự biến động qua các năm nhưng chiếm
tỷ trọng không lớn. Cụ thể, năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn (KKH) là 5.593 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,6%. Đến năm 2008, con số này đạt 6.483 triệu đồng, tăng 890 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,91%, chiếm tỷ trọng 2,9% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian. Nó phục vụ cho nhu cầu giao dịch, thanh tốn như trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt,…, khách hàng gửi tiền vào NH khơng vì mục đích hưởng lãi, mà vì nhu cầu giao dịch, thanh tốn, chính vì vậy mà NH cần thu hút và cung cấp thêm dịch vụ có nhiều tiện ích, an tồn, nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, tiền gửi khơng kỳ hạn thường có chi phí sử dụng vốn rất thấp, góp phần làm giảm chi phí hoạt động của NH. Nhưng đến năm 2009, tiền gửi tiết kiệm KKH giảm xuống còn 5.379 triệu đồng, giảm 1.104 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,03%, chiếm tỷ trọng 2,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Chính vì ngun nhân linh hoạt, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào và sự không ổn định của loại vốn huy động này đã làm cho tình hình huy động vốn khơng kỳ hạn năm 2009 của chi nhánh bị giảm xuống.
So với cùng kỳ năm 2009, thì tình hình huy động vốn của NH đối với loại tiền gửi này trong nửa đầu năm 2010 tăng 768 triệu đồng (tăng 16,76%). Điều này chứng tỏ trong năm 2010, KH ưa thích các dịch vụ mà NH đã cung cấp, NH tiếp tục cung cấp thêm nhiều giao dịch, thanh tốn bằng thẻ ATM. Do chi phí sử dụng vốn của loại tiền gửi này thấp, nên NH cần thu hút thêm lượng vốn huy động từ loại tiền gửi này nhằm hạ thấp chi phí hoạt động, nâng cao lợi nhuận cho NH.
Đối với tiền gửi ngắn hạn: Năm 2007, tiền gửi ngắn hạn là 178.928 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,7% trong tổng số nguồn vốn huy dộng. Đến cuối năm 2008, con số này đạt 189.622 triệu đồng, tăng 10.694 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,98%, chiếm tỷ trọng 84,6% trong tổng số nguồn vốn huy động. Sang năm 2009, tiền gửi ngắn hạn đạt 216.537 triệu đồng, tăng 26.915 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,19%, chiếm tỷ trọng 93,7% trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Ta thấy, tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Lý giải điều này là do lãi suất loại tiền gửi này có xu hướng tăng dần qua các năm, rất hấp dẫn khách hàng. Mặt khác người gửi tiền rất ưu thích gửi trong ngắn hạn vì khi đó họ có thể rút tiền ra sau một kỳ hạn ngắn với mức lãi suất cao, nhằm phục vụ cho nhu cầu vốn khi cần thiết. Điều này chứng tỏ đây là loại tiền gửi mà NH đang chú trọng huy động và là nguồn vốn chủ yếu cho NH hoạt động kinh doanh, vì nguồn vốn này có tính ổn định với chi phí sử dụng hợp lý.
Bảng 7: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT TP CAO LÃNH
Đơn vị tính: %/ tháng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Riêng 2 quý đầu năm 2009 nguồn vốn huy động của loại TG này là 225.571 triệu đồng, sang năm 2010, con số cùng kỳ này giảm xuống còn 216.803 triệu
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền gửi KKH 0,2 - 0,25 0,25 0,2
Tiền gửi ngắn hạn 0,21 - 1,47 0,29 - 1,47 0,2 - 1,4 Tiền gửi trung hạn 0,58 - 1,5 0,68 - 1,5 0,6 - 1,5
đồng, giảm 8.768 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009 (giảm 3,89%). Ta thấy trong năm 2010 nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này giảm so với cùng kỳ năm 2009.
Đối với tiền gửi trung hạn: Cũng giống như tiền gửi KKH, tiền gửi trung
hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007, tiền gửi trung hạn là 29.312 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,7% trong tổng nguồn vốn huy động của năm. Sang năm 2008, con số này là 28.088 triệu đồng, giảm 1.224 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ giảm 4,18%, chiếm tỷ trọng 12,5% trong tổng nguồn vốn huy động của năm 2008. Đến cuối năm 2009, con số này lại tiếp tục giảm xuống còn 9.193 triệu đồng, giảm 18.895 triệu đồng so với năm 2008 (giảm 67,27%), chiếm tỷ trọng 4% trong tổng số nguồn vốn huy động. Đây là loại tiền gửi có sự ổn định tương đối, có chi phí sử dụng vốn khá cao, người gửi tiền với mục đích hưởng lãi. Ta thấy, loại tiền gửi trung hạn có xu hướng giảm qua các năm, điều này chứng tỏ chi nhánh chưa có chính sách lãi suất thích hợp để thu hút loại tiền gửi này. Ngoài ra, do tâm lý của khách hàng ưa giữ tiền mặt hơn là tiền gửi vào NH, mặt khác, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NH khác hoạt động trên cùng địa bàn đã làm cho mức huy động loại tiền này giảm xuống.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn huy động từ loại TG trung hạn có xu hướng giảm. Đó là do tâm lý của người gửi tiền, họ thích gửi tiền trong thời gian ngắn để tiện việc sử dụng khi cần thiết, mặt khác do sự cạnh tranh của các NH khác trên địa bàn TP nên đã làm cho thị phần của loại TG này giảm xuống trong 6 tháng đầu năm 2010, đạt 8.194 triệu đồng, giảm 3.926 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009 (giảm 32,39%).
Tóm lại, qua cơng tác huy động vốn của NH ta thấy nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng, đạt được kết quả như thế là do sự nổ lực rất lớn của Ban lãnh đạo NH, cùng với tinh thần và thái độ phục vụ ân cần niềm nở với khách hàng của tồn thể nhân viên NH, ln coi uy tín đối với khách hàng là mục tiêu quan trọng hàng đầu cùng với chính sách lãi suất huy động thích hợp tại NH. Mặt khác, để có thể tồn tại và phát triển, hịa nhập vào cơ chế thị trường thì việc đa dạng hóa các hình thức huy động là vấn đề sống còn của NH, nhưng để thực hiện
được phương châm “đi vay để cho vay” thì mục đích cuối cùng của huy động là cho vay để nhằm thu lợi nhuận cho Ngân hàng.
Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT TP CAO LÃNH