CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạntại ngân hàng nn và ptnt thành phố cao lãnh (Trang 77)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

DỤNG NGẮN HẠN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

4.3.1. Các tố nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của NH có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tác động. Bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan.

Đối với nhân tố chủ quan: Một NH muốn tạo được thương hiệu trong lịng

khách hàng thì khâu marketing phải được thực hiện tốt, tăng cường thêm các nhóm sản phẩm dịch vụ, tư vấn, giới thiệu cặn kẽ sẽ giúp ít cho NH trong việc quảng bá sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, phải nói đến vai trị của cán bộ tín dụng, nếu cán bộ tín dụng có trách nhiệm cao, quan tâm tư vấn, thẩm định tốt sẽ tránh được rủi ro cho NH và nâng cao uy tín, chất lượng trong hoạt động tín dụng.

Đối với nhân tố khách quan: TP Cao Lãnh là địa bàn mà có rất nhiều

ngành nghề kinh tế hoạt động, trong đó nổi bậc là Nông nghiệp và các khối ngành khác. Đối với ngành nơng nghiệp, thì trong hoạt động sản xuất sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên như: nắng, mưa, hạn hán, lũ lụt,…sẽ tác động đến năng suất của ngành, từ đó dẫn tới hoạt động sản xuất khơng hiệu quả, tác động đến doanh số thu nợ của NH. Mặt khác, trong những năm vừa qua, NH đã phải đối mặt với sự biến động của thị trường, giá cả biến động không ổn định. Đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình NH đã phải chịu sức ép cạnh tranh của các nhóm sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn TP. Những nhân tố khách quan đó phần nào đã tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.

Ngồi những nhân tố trên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, thì nhân tố nợ quá hạn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Ta tiến hành phân tích sau:

Bảng 27: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KẾT QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN QUA NỢ QUÁ HẠN Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số khách hàng quá hạn (KH) 102 165 148 63 (17) Số nợ quá hạn bình quân/KH 86 61 57 (25) (4)

4.3.1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tín dụng ngắn hạn qua nợ quá hạn theo thời hạn vay 2007 – 2008

a/ Sự thay đổi của kết quả tín dụng ngắn hạn qua nợ quá hạn

Để xem xét kỹ hơn những nhân tố tác động làm thay đổi kết quả tín dụng qua nợ quá hạn ta sử dụng phương pháp thay thế liên hồn để phân tích.

Gọi Q07: là nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của năm 2007 Q08: là nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của năm 2008

a07,a08 lần lượt là số khách hàng quá hạn năm 2007, năm 2008 b07,b08 lần lượt là số nợ quá hạn bình quân/KH năm 2007, năm 2008

Thiết lập cơng thức tính nợ q hạn theo khoản cho vay ngắn hạn của từng năm: Ta có: Q = a.b

Căn cứ vào bảng 27 ta tính tốn cụ thể từng năm như sau: Q07 = a07b07= 102 x 86 = 8.772 (triệu đồng) Q08 = a08b08 = 165 x 61 = 10.065 (triệu đồng) Đối tượng phân tích là:

Q = Q08- Q07= 10.065 – 8.772 = 1.293 (triệu đồng)

Như vậy nợ quá hạn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.293 triệu đồng.

b/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này là: số KH quá hạn và số nợ quá hạn bình quân trên KH.

Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn

a = ( a08x b07- a07 x b07) = 86 x (165 – 102) = 5.418 (triệu đồng) Như vậy, do số lượng khách hàng quá hạn năm sau tăng hơn năm trước 63 khách hàng nên đã làm cho nợ quá hạn tăng thêm 5.418 triệu đồng.

Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân trên khách hàng

b = ( a08x b08- a08 x b07) = 165 x (61 – 86) = -4.125 (triệu đồng) Do nợ quá hạn bình quân trên khách hàng năm sau giảm 25 triệu đồng so với năm trước nên đã làm cho nợ quá hạn giảm 4.125 triệu đồng.

c/ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Q = a + b = 5.418 + (-4.125) = 1.293 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.

4.3.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tín dụng ngắn hạn qua nợ quá hạn theo thời hạn vay 2008 – 2009

a/ Sự thay đổi của kết quả tín dụng ngắn hạn qua nợ quá hạn

Để xem xét kỹ hơn những nhân tố tác động làm thay đổi kết quả tín dụng qua nợ quá hạn ta sử dụng phương pháp thay thế liên hồn để phân tích.

Gọi Q08: là nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của năm 2008 Q09: là nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của năm 2009

a08,a09 lần lượt là số khách hàng quá hạn năm 2008, năm 2009 b08,b09 lần lượt là số nợ quá hạn bình quân/KH năm 2008, năm 2009

Thiết lập cơng thức tính nợ q hạn theo khoản cho vay ngắn hạn của từng năm: Ta có: Q = a.b

Căn cứ vào bảng 27 ta tính tốn cụ thể từng năm như sau: Q08 = a08b08= 165 x 61 = 10.065 (triệu đồng) Q09 = a09b09 = 148 x 57 = 8.436 (triệu đồng) Đối tượng phân tích là:

Q = Q09- Q08= 8.436 – 10.065 = -1.629 (triệu đồng)

Như vậy nợ quá hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1.629 triệu đồng.

b/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này là: số KH quá hạn và số nợ quá hạn bình quân trên KH.

Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn

a = ( a09x b08- a08 x b08) = 61 x (148 – 165) = -1.037 (triệu đồng) Như vậy, do số lượng khách hàng quá hạn năm sau giảm hơn năm trước 17 khách hàng nên đã làm cho nợ quá hạn giảm 1.037 triệu đồng.

Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân trên khách hàng

b = ( a09x b09- a09 x b08) = 148 x (57 – 61) = -592 (triệu đồng)

Do nợ quá hạn bình quân trên khách hàng năm sau giảm 4 triệu đồng so với năm trước nên đã làm cho nợ quá hạn giảm 592 triệu đồng.

c/ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Q = a + b = (-1.037) + (-592) = -1.629 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.

4.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

Bảng 28: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng Kế hoạch - Kinh doanh)

4.3.2.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ tiêu quan trọng và khơng thể thiếu trong q trình hoạt động của ngân hàng, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thơng qua tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, do đó các ngân hàng ln tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của mình để tăng nguồn vốn hoạt động.

Nhìn chung qua 3 năm, nguồn vốn huy động có sự gia tăng và chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn qua 3 năm đều là 100%. Điều này cho ta thấy NH đã chủ động được nguồn vốn kinh doanh của mình, tuy nhiên trong nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh ngày càng tăng thì NH cần chú trọng và phát huy hơn nữa trong cơng tác huy động để có thể tự chủ được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng nguồn vốn 213.833 224.193 231.109

Vốn huy động 213.833 224.193 231.109

Doanh số cho vay 236.995 246.176 295.307

Doanh số thu nợ 244.132 280.281 265.018 Dư nợ 155.078 120.973 151.262 Nợ xấu 380 255 188 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn (%) 100 100 100 Dư nợ/Vốn huy động (%) 72,52 53,96 65,45 Hệ số thu nợ (%) 103,01 113,85 89,74 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,25 0,21 0,12 Vòng quay vốn tín dụng (vịng) 1,54 2,03 1,95

4.3.2.2. Dư nợ trên vốn huy động

Về chỉ tiêu này, nó phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của NH, xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Năm 2007, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 72,52%, qua năm 2008, con số này giảm xuống còn 53,96%, giảm 18,56% so với năm 2007. Sang năm 2009, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động có xu hướng tăng lên đạt 65,45%, tăng 11,49% so với năm 2008. Ta thấy nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, trong khi đó dư nợ có xu hướng tăng giảm và lại nhỏ hơn nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ hoạt động của NH có hiệu quả rất cao.

4.3.2.3. Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng đạt hiệu quả và ngược lại. Qua bảng số liệu trang 68 ta thấy hệ số thu nợ của NH luôn đạt ở mức cao. Cụ thể, năm 2007, hệ số thu nợ là 103,01%. Đến năm 2008, con số này tăng lên đạt 113,85%, tăng 10,84% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ cán bộ tín dụng NH đã có những hoạt động tích cực trong việc thu hồi nợ, thực hiện tốt các khâu từ xác định đối tượng cho vay đến thẩm định, tư vấn. Sang năm 2009, hệ số thu nợ có xu hướng giảm xuống còn 89,74%, giảm 24,11% so với năm 2008. Mặc dù tỷ lệ này có giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao, nguyên nhân làm cho tỷ lệ này giảm xuống là do sự biến động của thị trường, dẫn tới khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế.

4.3.2.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ rệt. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Theo quy định chung của ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trên tồng dư nợ ở mức thường là 5%, vượt ngưỡng 5% là xấu và dưới 5% là tốt. Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,25%, đến năm 2008, con số này giảm xuống còn 0,21%, giảm tương ứng là 0,04% so với năm 2007. Đến cuối năm 2009, tỷ lệ này tiếp tục giảm chỉ còn 0,12%, giảm 0,09% so với năm 2008. Nhìn chung qua 3

năm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH là rất tốt, luôn giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của NH thực hiện rất tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và ln ở mức dưới 5%.

4.3.2.5. Vịng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thơng qua tính luân chuyển của vòng quay này trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), đồng vốn được quay vịng càng nhanh thì hiệu quả càng cao và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua bảng số liệu trang ta thấy vịng quay vốn tín dụng biến động khơng ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2007, vịng quay vốn tín dụng là 1,54 vịng, qua năm 2008, con số này tăng lên 2,03 vòng, tăng 0,49 vòng so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng của vịng quay vốn tín dụng là khá cao, cho ta thấy được hiệu quả hoạt động của NH khơng chỉ trong việc tìm kiếm khách hàng mới mà cịn hoạt động khá tốt trong cơng tác thu hồi nợ. Sang năm 2009, vịng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm đi còn 1,95 vòng, giảm 0,08 vòng so với năm 2008. Tuy vịng quay vốn tín dụng có giảm nhưng mức giảm này là không đáng kể. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tình hình kinh tế năm 2008 bị khủng hoảng tác động đến năm 2009, dẫn đến nhiều khách hàng hoạt động không hiệu quả, nên khả năng trả nợ khi đáo hạn bị hạn chế. Do đó, NH cần có chính sách mới để nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác thu hồi nợ.

Nhìn chung, qua giai đoạn năm 2007-2009, cán bộ nhân viên NHNo & PTNT Thành Phố Cao Lãnh đã có những cố gắng để thực hiện tốt trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên, NH cũng cần cố gắng hơn nữa, tăng cường kiểm tra giám sát, thẩm định, tư vấn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CAO LÃNH 5.1. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1. Tồn tại

Hoạt động tín dụng chưa được đa dạng và phong phú, hoạt động ngân hàng chủ yếu là huy động để cho vay đối với các đối tượng ngắn hạn và khách hàng là hộ gia đình cá thể, cịn dài hạn và trung hạn thường là rất thấp. Riêng đối với các loại hình tín dụng như chiết khấu thương phiếu, cho vay dài hạn, …cịn rất hạn chế và hầu như là khơng có. Bên cạnh đó, do trình độ chun mơn và các vấn đề khác, nhiều chính sách của ngân hàng cấp trên được ban hành, đến tới ngân hàng cơ sở thì ứng xử chưa thỏa đáng, dẫn tới tình trạng một số món thu nợ xử lý khơng chính xác.

Việc xử lý nợ cịn gặp nhiều khó khăn, do đơi lúc việc kết hợp giữa ngân hàng và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, dẫn đến hạn chế trong việc đầu tư vốn, phục vụ phát triển sản xuất, xử lý nợ quá hạn và xử lý tài sản thế chấp còn hạn chế, gây thiệt hại cho Ngân hàng.

5.1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân làm cho việc huy động vốn trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với huy động vốn trong ngắn hạn là do NH áp dụng mức lãi suất huy động trong trung hạn tương đối thấp so với các NH khác trên địa bàn, vả lại chi phí sử dụng nguồn vốn này để kinh doanh là rất cao, nên NH chủ động hạn chế huy động vốn trung hạn, ưu tiên cho huy động trong ngắn hạn. Mặt khác do tâm lý người gửi tiền là họ thích gửi tiền trong một thời gian ngắn với mức lãi suất hấp dẫn, nhằm tiện cho việc xoay sở đồng vốn trong kinh doanh.

Ngân hàng chủ yếu cho vay trong ngắn hạn, do công tác quản lý nợ trong ngắn hạn được thực hiện dễ dàng, nhanh gọn,…vả lại đối với các món cho vay trong ngắn hạn thì NH có thể chủ động nguồn vốn kinh doanh của mình trong thời gian ngắn. Mặt khác, do TP Cao Lãnh là một TP cịn non trẻ nên các hạng mục, cơng trình lớn chưa được quy hoạch nhiều, chủ yếu là cho vay trong ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng.

Do đội ngũ nhân viên trong NH cịn non trẻ nên việc quản lý tín dụng cịn thiếu kinh nghiệm, dẫn đến có nhiều món nợ quá hạn không được xử lý thỏa đáng. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thiên tai, lũ lụt, dịch cúm triền miên cũng ảnh hưởng đến các đối tượng sản xuất kinh doanh, làm họ khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Ngoài ra, do sự cạnh tranh của nhiều NH trên địa bàn nên đã làm cho nguồn vốn huy động cũng như doanh số cho vay bị ảnh hưởng đáng kể.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN

Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng nói riêng hay bất kỳ tổ chức kinh tế nào nói chung muốn đứng vững được và kinh doanh ngày càng có hiệu quả thì vấn đề thiết yếu là phải đủ năng lực cạnh tranh. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho NH nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu triển khai và xây dựng hệ thống NH hoạt động ngày càng có hiệu quả. Cạnh tranh trong lĩnh vực NH là vấn đề cần chú ý vì nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, Ngân hàng có sức cạnh tranh lớn thì thu hút được nhiều nguồn tiền, tăng vốn huy động tại chỗ, tăng dư nợ tín

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạntại ngân hàng nn và ptnt thành phố cao lãnh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)