Luật Tố cáo năm 2011 ra đời với nhiều sự thay đổi đáng kể. Về hình thức, Luật Tố cáo năm 2011 đã được tách riêng thành một luật chứ không nằm “lẩn khuất” với các quy định về khiếu nại như trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Bên cạnh đó, các điều luật đã có tên cụ thể, từ đó giúp dễ đọc hơn. Về mặt nội dung, Luật Tố cáo năm 2011 đã phân định việc tố cáo thành hai nhóm hành vi vi phạm pháp luật riêng biệt: một là hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ cơng vụ, hai là nhóm hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Đồng thời Luật Tố cáo năm 2011 cũng đã phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo tương ứng với hai nhóm hành vi. Đặc biệt, Luật Tố cáo năm 2011 đã có riêng một chương mới về bảo vệ người tố cáo. Ngoài ra, Luật Tố cáo năm 2011 còn quy định về việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp, quy định cụ thể và đầy đủ hơn về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, của luật sư và trợ giúp viên pháp lý, của
32
người giải quyết tố cáo; thủ tục giải quyết tố cáo, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tố chức trong việc giải quyết tố cáo18.
Tuy có nhiều quy định mới về nội dung nhưng đối với các quy định về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, Luật Tố cáo năm 2011 vẫn chỉ quy định rất đơn giản.
Tại khoản 11, Điều 8 của Luật Tố cáo năm 2011 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm có quy định cấm “mạo danh người khác để” tố cáo. Như vậy, theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011, tố cáo mạo danh là hành vi bị nghiêm cấm. Quy định này của Luật Tố cáo năm 2011 xuất phát từ việc những tố cáo mạo danh thường tố cáo sai sự thật gây ảnh hướng đến uy tín, danh dự của cả người bị tố cáo và người bị mạo danh nên nhà làm luật theo hướng nghiêm cấm hành vi mạo danh để tố cáo. Theo đó, có thể hiểu được các tố cáo mạo danh sẽ không được xem xét, giải quyết và người mạo danh để tố cáo cịn có thể chịu những chế tài khác theo quy định của pháp luật. Luật Tố cáo năm 2011 quy định như vậy nhằm ngăn chặn các tố cáo mạo danh sai sự thật. Tuy nhiên, quy định trên cũng đã phần nào gây hạn chế đối với các tố cáo mạo danh nhưng nội dung tố cáo là đúng sự thật.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2, Điều 9 quy định về nghĩa vụ của người tố cáo và Điều 19 quy định về hình thức tố cáo, Luật Tố cáo năm 2011 yêu cầu người tố cáo có nghĩa vụ nêu rõ họ, tên địa chỉ của mình. Việc quy định này cũng tương tự như quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Tuy nhiên đối với hướng xử lý đối với các tố cáo khơng ghi rõ họ tên, địa chỉ thì trong Luật Tố cáo năm 2011 cũng không đưa ra hướng xử lý cụ thể và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo năm 2011 và Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo cũng đều khơng đề cập đến.
Ngày 31/10/2014 Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 07/2014/TT- TTCP quy định về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Trong thơng tư này có quy định rõ việc tiếp nhận và xử lý đối với các đơn thư tố cáo. Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP, đơn tố cáo đủ điều kiện xử lý là đơn tố cáo ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn
33
vị, cá nhân bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Như vậy, điều kiện để xử lý đơn tố cáo chỉ cần các điều kiện nêu trên mà không yêu cầu về việc đơn phải ghi rõ đầy đủ họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Tuy nhiên, yêu cầu này là trong giai đoạn tiếp nhận, nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì đơn tố cáo sẽ được tiếp nhận. Theo Điều 19 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP về việc xử lý đối với đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự. Như vậy, đối với các đơn tố cáo về các hành vi tham nhũng, hành vi phạm tội thì thơng tư có đưa ra hướng giải quyết nhưng theo hướng viện dẫn sang một một quy định khác là theo quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng và pháp luật tố tụng hình sự. Đáng tiếc là Thơng tư số 07/2014/TT-TTCP lại không đưa ra hướng giải quyết đối với các đơn tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ mà không phải là đơn tố cáo về hành vi tham nhũng, hành vi phạm tội.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 54 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng, chống tham nhũng, đối với các tố cáo mạo tên sẽ không được xem xét, giải quyết. Khoản 4, Điều 55 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định đối với các đơn tố cáo hành vi tham nhũng khơng ghi họ, tên, địa chỉ thì vẫn có thể được xem xét, giải quyết nếu có nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh. Như vậy, nếu đơn tố cáo khơng có họ tên, địa chỉ về vấn đề tham nhũng mà khơng có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể thì sẽ khơng được xem xét giải quyết.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh trong Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dựa trên các quy định trong các văn bản có thể thấy được các quy định về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh vẫn còn rất hạn chế. Các quy định chỉ đề cập đến tố cáo khơng ghi rõ họ tên, địa chỉ. Theo đó, pháp luật theo hướng chỉ chấp nhận các đơn thư tố cáo không ghi rõ họ tên, địa liên quan đến lĩnh vực tham nhũng những phải có nội
34
dung cụ thể, rõ ràng, còn trong các lĩnh vực khác thì pháp luật tố cáo hầu như khơng chấp nhận.
Như vậy, có thể thấy TC và GQTC là một vấn đề đã được quan tâm từ rất sớm thơng qua việc có rất nhiều VBQPPL khác nhau quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, từ trước đến nay, đối với những tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh thì các văn bản vẫn chưa có nhiều quy định đối với các loại tố cáo này. Hầu hết, các VBQPPL không đề cập cụ thể đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh mà chỉ đề cập bằng tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ người tố cáo. Ngoài ra, trong từng giai đoạn thì cách xử lý đối với các đơn tố cáo này cũng có những sự khác biệt đáng kể. Từ việc chấp nhận các đơn tố cáo không ghi rõ họ tên cho đến việc không chấp nhận loại tố cáo này và hiện nay là theo hướng chỉ chấp nhận đối với các tố cáo không ghi rõ họ tên địa chỉ đối với các tố cáo hành vi tham nhũng. Trong các giai đoạn này, mặc dù khơng có quá nhiều quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh nhưng với những quy đinh có được đã phần nào cho thấy được sự chú ý của Nhà nước đối với vấn đề này. Cách quy định trong mỗi giai đoạn đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, cần có cách đánh giá khách quan và chính xác để có thể tiếp thu, sửa đổi những quy định trước đây đặc biệt là trong giai đoạn Luật tố cáo năm 2011 đang được Quốc hội thảo luận sửa đổi.
Tóm lại, qua nghiên cứu Chương một, tác giả đã đưa những phân tích, nhận định về mặt lý luận liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Theo đó, tác giả đã đưa ra được các khái niệm, đặc điểm chung của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, cũng như đưa ra các đặc đặc điểm riêng nhằm có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Bên cạnh đó, trong chương này, tác giả cũng đã đưa ra những nguyên dân dẫn đến tình trạng của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh cũng như những hệ quả do các hình thức tố cáo này mang lại. Đồng thời, tác giả cũng đã nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh trong giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Những nội dung mà tác giả nghiên cứu được trong Chương một sẽ tạo nên một cơ sở lý luận vững chắc để có thể đánh giá được thực trạng áp dụng pháp luật hiện nay, để từ đó có thể đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TỐ CÁO NẶC DANH, MẠO DANH VÀ KHUYẾT DANH
2.1. Tình hình thực tế đối với tình trạng tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh
Theo kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 89.317 đơn tố cáo với 61.713 vụ việc, có 39.107 vụ việc thuộc thẩm quyền, kết quả là đã giải quyết 33.160 đơn tố cáo trong tổng số 39.107 đơn thuộc thẩm quyền (đạt trên 84%)19.
Trong nhiệm kỳ 5 năm từ năm 2011 đến năm 2016, hệ thống các CQNN đã tiếp nhận 688.425 đơn khiếu nại, tố cáo, và đã giải quyết 218.313 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (đạt 86% tổng số vụ việc thuộc thẩm quyền). Trong đó, trong năm 2015, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 41.782 đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết 26.870 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (đạt tỷ lệ 84%)20.
Qua những số liệu trên, có thể thấy được số lượng vụ việc tố cáo mà các CQNN đã thụ lý và giải quyết hằng năm là khá lớn. Điều đó chứng tỏ rằng TC và GQTC nhận được sự quan tâm rất lớn. Đồng thời còn cho thấy đươc rằng trên thực tế đã có rất nhiều các hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa được các CQNN phát hiện trực tiếp để xử lý gây ảnh hướng đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và các lợi ích chung của xã hội.
Tuy nhiên, những số liệu về tố cáo đã nêu ở trên hầu hết là những tố cáo có đầy đủ họ tên, địa chỉ còn số liệu về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh vẫn chưa được thống kế một cách cụ thể. Mặc dù vậy, có thể thấy được rằng, trên thực tế, số lượng đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh chiếm một số lượng cũng không hề nhỏ và hầu hết những đơn thư này đều không được tiếp nhận và xử lý. Do đó, việc làm cần thiết trước mắt là tận dụng được những đơn thư tố cáo nặc
19 Báo cáo số 1189/BC-TTCP ngày 16/5/2012 của Thanh tra Chính phủ về tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới.
20 Theo Thơng cáo báo chí về kết quả chủ yếu công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng nhiệm kỳ 2011-2016 ngày 07/01/2016 của Thanh tra Chính Phủ.
36