Kiến nghị về mặt thực tiễn 67 

Một phần của tài liệu Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 84)

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật tố cáo cho người dân

Hiện nay, số lượng đơn thư tố cáo ngày một tăng cao và trong số đó các đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh vẫn còn chiếm một số lượng lớn. Tuy nhiên, không phải mọi đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh đều được thụ lý, giải quyết mà chỉ những đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh thỏa mãn các điều kiện luật định mới có thể được thụ lý giải quyết. Tình trạng này khơng chỉ xuất phát từ những nguyên nhân đã phân tích ở trên mà cịn có thể xuất phát từ việc người dân chưa hiểu biết về những quy định của pháp luật tố cáo,

68

mà đặc biệt là các quy định pháp luật tố cáo liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, hiểu biết kiến thức pháp luật tố cáo cho người dân một cách nhanh chóng, kịp thời, cập nhật một cách đầy đủ, chính xác những quy định của pháp luật tố cáo có vai trị hết sức cần thiết. Tuyên truyền pháp luật không chỉ hướng đến những cá nhân còn thiếu nhận thức về pháp luật tố cáo mà còn hướng đến cả những cá nhân có sự am hiểu nhất định về pháp luật tố cáo nhưng lại muốn dùng sự am hiểu vào mục đích xấu. Với mỗi loại đối tượng khác nhau sẽ có những cách tun truyền với nội dung và hình thức khác nhau. Nếu làm tốt công tác này, việc tun truyền sẽ khơng chỉ góp phần trong việc khuyến khích người dân tích cực tham gia vào hoạt động tố cáo mà cịn có thể giảm đến mức thấp nhất số lượng đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh, từ đó có thể phát huy vai trò làm chủ của người dân, nâng cao hiệu quả quản lý của các CQNN trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật tố cáo cần được tiến hành sâu rộng đến từng địa phương, từng tổ chức, cá nhân và có thể thực hiện qua các hình thức sau đây: i. thơng qua các phương tiện truyền thông - thông tin đại chúng, như hệ thống truyền hình, loa phát thanh, báo chí, internet, bảng thơng báo tun truyền, bảng tin, phổ biến pháp luật đến từng xóm, làng, tổ, khu phố, xã; ii. tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật, các buổi tọa đàm bằng việc lồng ghép các trò chơi, hội thi liên quan đến việc tìm hiếu pháp luật, đồng thời kết hợp với việc tư vấn, giải đáp thắc mắc trong từng vụ việc cụ thể để người dân có cái nhìn sâu sắc hơn đối với tố cáo nói chung và tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh nói riêng; iii. tổ chức các lực lượng chuyên tuyên truyền pháp luật trong đó có pháp luật tố cáo đến từng hộ gia đình, lớp học…Ngồi ra, cần kết hợp cơng tác tiếp cơng dân với cơng tác tun truyền, giải thích, tư vấn pháp luật để người dân hiểu biết hơn về pháp luật tố cáo nói chung và liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh nói riêng.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, lãnh đạo, giám sát hoạt động thụ lý và giải quyết tố cáo

Hoạt động tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo có đạt được hiểu quả cao thì mới có được niềm tin ở nhân dân. Khi có được niềm tin thì người dân mới mạnh dạn, dũng cảm đứng lên tố cáo mà không cần phải tiến hành việc tố cáo bằng các

69

hình thức nặc danh, mạo danh hoặc khuyết danh. Trong đó, để hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo đạt được hiệu quả thì cần có sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của các CQNN cấp trên, cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, cũng như cần có sự lãnh đạo, giám sát của của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, các CQNN cấp trên, cơ quan quyền lực nhà nước phải tăng cường công tác quản lý đối với việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo, qua đó kiểm tra, xử lý những hành vi sai phạm của các cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động giải quyết tố cáo. Ngồi ra cịn cần phải tăng cường sự lãnh đạo, giám sát của Đảng đối với công tác giải quyết tố cáo trong thời gian tới, thông qua các biện pháp như: giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật liên quan đến những vấn đề dễ phát sinh tố cáo, sau đó nắm bắt, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện quản lý trong lĩnh vực đó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất trong việc để xảy ra sai phạm, từ đó hạn chế được nguyên nhân phát sinh tố cáo. Hơn nữa, cần phải làm tốt công tác các bộ bằng việc bố trí cán bộ, cơng chức có đủ năng lực chuyên môn để đảm nhận công tác giải quyết tố cáo, đồng thời, xử lý nghiêm những các bộ, công chức giải quyết tố cáo là Đảng viên thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ thụ lý và giải quyết tố cáo.

Thứ ba, nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể giải quyết tố cáo

Giải quyết tố cáo là trách nhiệm của các CQNN trong đó những chủ thể có thẩm quyền trong các CQNN có vai trị quyết định đến hiệu quả của hoạt động giải quyết tố cáo, đặc biệt là vai trị của người đứng đầu trong CQNN đó. Tuy nhiên, với cơ chế tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo như hiện nay vẫn còn trải qua nhiều chủ thể khác nhau thông các bô phận giúp việc, văn phịng hoặc cơ quan chun mơn, sau đó người đứng đầu CQNN sẽ là chủ thể ký quyết định giải quyết tố cáo. Do phải trải qua nhiều khâu, kèm theo nhiều chủ thể tham gia vào một vụ việc do đó đã làm giảm trách nhiệm của những chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Chính điều đó đã làm giảm đi hiệu quả trong hoạt động giải quyết tố cáo. Vì vậy, cần hồn thiện chế độ cơng vụ để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong công tác giải quyết tố cáo. Do chủ thể giải quyết tố cáo là người đứng đầu CQNN, trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động của CQNN nên phải gắn công tác giải quyết tố cáo với cơng tác quản lý, có như vậy người đứng

70

đầu CQNN mới có ý thức trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cơ quan cũng như trong cơng tác giải quyết tố cáo.

Ngồi ra, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, các chủ thể hỗ trợ công tác giải quyết tố cáo cần phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật về tố cáo, học hỏi kinh nghiệm giải quyết tố cáo, rút kinh nghiệm trong từng vụ việc, xác định được vai trị của cơng tác giải quyết tố cáo, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động cơng vụ của mình. Có làm được như vậy, mới có thể nâng cao được hiệu của của cơng tác, giải quyết tố cáo, qua đó nâng cao hoạt động quản lý của các CQNN mà quan trọng hơn là có được niềm tin ở nhân dân đối với các CQNN. Từ đó, mới khuyến khích người dân tham gia tích cực vào hoạt động tố cáo cũng như giảm thiểu được tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh.

Tóm lại, qua nghiên cứu Chương hai của khóa luận, tác giả phân tích được

thực trạng áp dụng pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Theo đó, hiện nay các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế, bất cập như: chưa ghi nhận các khái niệm tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh; chưa chấp nhận đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh; cơ chế bảo vệ người tố cáo vẫn chưa hoàn thiện chưa bảo vệ tốt nhất cho người tố cáo, cũng như chế độ khen thưởng đối với người tố cáo còn chưa thực sự khuyến khích người dân tham gia tích cực hoạt động tố cáo; cơ chế xử lý đối với người tố cáo lợi dụng tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh để tố cáo sai sự thật, cũng như cơ chế xử lý đối với người giải quyết tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật tố cáo vẫn còn chưa đầy đủ, quyết liệt. Đồng thời, dựa trên những hạn chế, bất cập hiện nay của pháp luật, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị về mặt pháp lý nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh cũng như một số kiến nghị về mặt thực tiến để có thể đảm bảo hoạt động TC và GQTC diễn ra một cách hiệu quả nhất.

71 KẾT LUẬN

Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh là những hình thức tố cáo được sự dụng khá nhiều hiện nay trong hoạt động tố cáo. Hiện nay, các quy định của pháp luật theo hướng khơng chấp nhận đối với những hình thức tố cáo này bởi những hệ quả xấu mà các hình thức tố cáo này mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế, không thể phủ nhận được những hệ quả tốt do những hình thức tố cáo này đem lại. Do đó, việc hồn thiện các quy định của pháp luật để có thể phát huy hết những hệ quả tốt mà những hình thức tố cáo này mang lại đồng thời hạn chế được những hệ quả xấu là một trong những yêu cầu cấp thiết trong hoạt động hồn thiện pháp luật tố cáo. Qua đó sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan tổ chức cũng như ngăn chặn xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã phân tích khái niệm, đặc điểm của tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, phân tích những điểm khác biệt nhằm giúp phân biệt được đâu là tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, phân tích được nguyên nhân và hệ quả từ tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh cũng như phân tích đối với các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh trong các thời kỳ từ năm 1945 đến nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật và những bất cập trong các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý để hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh như: đề xuất việc chấp nhận tiếp nhận, xử lý đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh; đưa ra khái niệm cũng như các quy định liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh; hoàn thiện các quy định về bảo vệ người tố cáo trong việc xác định chủ thể có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo, căn cứ xác định có áp dụng biện pháp bảo vệ, quy trình xử lý tố cáo nhằm hạn chế thấp nhất số lượng chủ thể biết được thông tin của người tố cáo để bảo đảm bí mật thơng tin người tố cáo; hồn thiện cơ chế xử lý đối với những trường hợp lợi dụng tố cáo nặc danh, mạo danh, khuyết danh để tố cáo sai sự thật nhằm mục đích xấu cũng như cơ chế xử lý đối với hành vi vi phạm của người giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra một số

72

kiến nghị về mặt thực tiến như: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật tố cáo cho người dân, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, lãnh đạo, giám sát hoạt động thụ lý và giải quyết tố cáo, nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể giải quyết tố cáo.

Với những kiến nghị này, tác giả mong muốn có thể góp một phần cơng sức vào q trình hồn thiện quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Đồng thời tác giả cũng hi vọng những kiến nghị sẽ góp phần tạo ra cơ chế thuận lợi để người dân thực hiện quyền tố cáo của mình, khuyến khích người dân tích cực tham gia hoạt động tố cáo nhằm giúp các CQNN phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó, tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý của các CQNN và đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH, GIÁO TRÌNH

1. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 2. Đinh Văn Minh (1999), Hỏi và đáp pháp luật khiếu nại, tố cáo, Nxb. Chính trị Quốc gia.

3. Đinh Văn Minh (2000), Tìm hiểu luật khiếu nại, tố cáo, Nxb. Chính trị quốc gia.

4. Trần Văn Sơn (2007), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt

động giải quyết khiếu nại tố cáo, Nxb. Tư pháp.

5. Thanh tra Chính phủ (2004), Một số kinh nghiệm quốc tế về cơng tác phịng

chống tham nhũng, Nxb. Lao động.

6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình cơng tác thanh tra và giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết khiếu nại tố cáo, Nxb. Công an Nhân dân.

7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình thanh tra và giải quyết

khiếu nại tố cáo, Nxb. Công an Nhân dân.

8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình thanh tra và giải quyết

khiếu nại tố cáo, Nxb. Công an Nhân dân.

9. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Cơng an Nhân dân.

10. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng pháp luật về

thanh tra, khiếu nại, tố cáo, Nxb. Hồng Đức.

11. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật hành chính

Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

12. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật hành chính

Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

13. Viện ngôn ngữ (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.

14. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.

74 II. CÁC BÀI VIẾT TRÊN TẠP CHÍ

15. Hồ Thị Thu An (2011), “Xây dựng cơ chế bảo vệ người tố cáo”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, (số 197).

16. Nguyễn Thị Kim Anh (2016), “Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo vệ người tố cáo”, Tạp chí Thanh tra, (số 6).

17. Mai Văn Duẩn (2015), “Kinh ngiệm về bảo vệ người tố cáo của Hàn Quốc”,

Tạp chí Thanh tra, (số 10).

18. Mai Văn Duẩn (2016), “Bàn về các biện pháp bảo vệ người tố cáo”, Tạp chí

Thanh tra, (số 1).

19. Lê Tiến Đạt (2014), “Một số vấn đề về hoàn thện cơ chế bảo vệ người tố cáo”, Tạp chí Thanh tra, (số 8).

20. Nguyễn Văn Kim (2011), “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác tiếp công dân: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 12).

21. Cao Vũ Minh (2016), “Một số bất cập trong các quy định của luật tố cáo năm 2011 và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 4).

22. Cao Vũ Minh (2016), “Tố cáo hành vi tham nhũng - Nhìn từ mối tương quan giữa Luật Tố cáo với Luật Phịng, chống tham nhũng”, Tạp chí Nội Chính, (số 31). 23. Đặng Kim Ngân (2016), “Một số bất cập của Luật Tố cáo năm 2011 sau gần 5 năm triển khai thi hành”, Tập chí Dân chủ và pháp luật, (số 3).

24. Nguyễn Đức Quang (2017), “Pháp luật về bảo vệ người tố cáo – Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 340).

25. Trần Văn Sơn (2005), “Hoàn thiện Luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 54).

26. Nguyễn Văn Tuấn (2007), “Góp ý xây dựng Luật tố cáo và giải quyết tố cáo:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 84)