Các quy định của pháp luật chính là nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc nhất để dựa trên đó, người dân và các CQNN có thể vận dụng và thực thi. Do đó, việc hồn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh chính là yêu cầu tiên quyết để có thể khắc phục được những hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, đảm bảo các quy định sẽ tạo ra một cơ chế hữu hiệu để giải quyết các vấn đề có liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các quy định nên theo hướng chấp nhận đối với tố cáo nặc danh, khuyết danh và không chấp nhận đối với tố cáo mạo danh.
Hiện nay, có hai quan điểm đối với vấn đề có nên chấp nhận đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh hay khơng. Theo đó, nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, không nên chấp nhận đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh bởi lẽ trên thực tế đa số các tố cáo nặc danh và khuyết danh đều là tố cáo không đúng sự thật, nếu chấp nhận tố cáo nặc danh, khuyết danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, gây hỗn loạn đối với hoạt động TC và GQTC. Hơn nữa, nhóm quan điểm này còn cho rằng, đa số các tố cáo nặc danh và khuyết danh thường được thực hiện vào các giai đoạn bầu cử, bổ nhiệm hoặc dùng để đe dọa, uy hiếp cơ quan, cá nhân gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan trong khi đó, cơ chế xử lý đối với các trường hợp này lại chưa hữu hiệu, đa số vẫn chưa được xử lý một cách triệt để do không thể xác định được danh tính của người thực hiện việc tố cáo29.
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng nên chấp nhận tố cáo nặc danh và khuyết danh. Mặc dù, nhóm quan điểm này cho rằng nên chấp nhận đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh tuy nhiên chỉ chấp nhận đối với những tố cáo có nội dung rõ ràng, có chứng cứ cụ thể có thể thẩm tra, xác minh theo như quy định trong Nghị đinh số 120/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005). Lập luận mà nhóm quan điểm này cho rằng nên chấp nhận đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh là bởi xuất phát từ việc nhiều người
29 Phạm Thị Huệ (2016), “Một số vấn đề xử lý tố cáo nặc danh hiện nay”, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/632-mot-so-van-de-ve-xu-ly-to-cao-nac-danh-giai-doan-hien-nay.html (Truy cập ngày 18/6/2017).
55
hiện nay vẫn chưa dũng cảm để thực hiện việc tố cáo bằng chính danh tính của mình trong khi chưa biết được các hành vi bị tố cáo đó sẽ được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết như thế nào. Đồng thời kèm theo đó là tâm lý lo ngại bị trả thù, trù dập, đe dọa nên người tố cáo phải lựa chọn việc tố cáo bằng cách giấu đi tên, tuổi, địa chỉ của mình. Do đó, để có thể tận dụng tối đa các nguồn tin tố cáo thì cần phải đa dạng hóa các hình thức tố cáo trong đó việc chấp nhận tố cáo nặc danh và khuyết danh là cần thiết. Hơn nữa, nhóm quan điểm này cịn cho rằng, tố cáo có bản chất là cung cấp thơng tin cho các cơ quan có thẩm quyền để xem xét đối với một hành vi nào đó, nên khơng cần câu nệ chuyện người tố cáo có cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân hay không mà chỉ cần quan tâm đến thông tin mà người tố cáo cung cấp. Khi cơ quan chức năng được cung cấp thơng tin và có cơ sở để xác minh thẩm tra thì cơ quan đó phải có trách nhiệm xem xét, xử lý và giải quyết. Chỉ có làm như vậy mới có thể khai thác được tối đa nguồn tin tố cáo và khơng bỏ sót dẫn đến không phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
Cả hai nhóm quan điểm trên đều có những lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và hầu hết đều khá thuyết phục. Tuy nhiên, tác giả ủng hộ quan điểm chấp nhận đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh cũng như mong muốn các quy định của pháp luật cũng theo hướng chấp nhận tố cáo nặc danh và khuyết danh bởi những lý do sau:
Một là, không thể phủ nhận các nguồn thông tin từ tố cáo nặc danh và khuyết
danh là một nguồn thông tin quan trọng để có thể phát hiện và xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không thừa nhận tố cáo nặc danh và khuyết danh và tạo ra một khuôn khổ pháp lý trong việc tiếp nhận đối với loại hình cung cấp thơng tin này thì vơ hình chung chúng ta đã bỏ qua một kênh quan trọng trong việc tiếp nhận thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, trong cơ chế hiện nay, việc bảo vệ người tố cáo vẫn chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật tố cáo cịn nhiều hạn chế thì việc loại bỏ đi tố cáo nặc danh và khuyết danh cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ đi một công cụ, phương tiện để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Hai là, việc không chấp nhận đối với những đơn thư tố cáo nặc danh không
56
chấp nhận nhưng việc loại bỏ luôn cả những đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh có nội dung rõ ràng, có căn cứ để thẩm tra, xác minh là một sự khiên cưỡng, cứng nhắc. Nếu chấp nhận đối với những đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh đồng thời đưa ra những quy định về điều kiện để một đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh được chấp nhận sẽ dung hòa được giữa hai quan điểm phản đối và ủng hộ việc luật hóa tố cáo nặc danh và khuyết danh đối với vấn đề về tính đúng sai trong nội dung của đơn tố cáo. Điều này có nghĩa là khơng phải tất cả đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh đều không được xem xét mà vẫn có những đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh có thể được xem xét nếu thỏa mãn các điều kiện luật định. Nếu làm tốt vấn đề này sẽ góp phần tích cực trong việc hạn chế những trường hợp lợi dụng việc tố cáo nặc danh, khuyết danh sai sự thật, nhằm mục đích xấu bởi việc đưa ra những thông tin sai sự thật mà lại đáp ứng tiêu chuẩn về căn cứ để xác minh, thẩm tra không phải là đơn giản.
Ba là, việc chấp nhận tố cáo nặc danh, khuyết danh cũng có thể là một cách
khắc phục các quy định về vấn đề bảo vệ người tố cáo. Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011 thì người tố cáo có quyền được giữ bí mật về thông tin cá nhân nhưng trên thực tế, cơ chế giữ bí mật này vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa, vẫn có nhiều trường hợp thơng tin người tố cáo bị tiết lộ ra ngoài từ sự vơ ý hay thậm chí là cố ý của các cơ quan có chức năng giải quyết tố cáo. Vì vậy, nếu như chấp nhận việc tố cáo nặc danh, khuyết danh thì thơng tin của người tố cáo sẽ được giữ bí mật tuyệt đối nên dù bất kì ai dù mong muốn thực hiện việc tiết lộ thông tin của người tố cáo thì cũng khơng thể thực hiện được. Tức là thông tin của người tố cáo sẽ được giữ bí mật ngay cả đối với các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Nếu thông tin của người tố cáo được đảm bảo bí mật tuyệt đối thì cũng đồng nghĩa với việc người tố cáo được bảo vệ tốt hơn trước sự đe dọa, trả thù, trù dập.
Bốn là, theo quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo, việc giải quyết tố cáo
liên quan đến cán bộ, công chức sẽ do người đứng đầu của cơ quan đó giải quyết. Trên thực tế, lợi dụng quy định pháp luật không chấp nhận đối với những đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh nên những người đứng đầu thường né tránh việc phải giải quyết những đơn tố cáo này vì những lý do khác nhau trong đó có một lý do rất
57
nhạy cảm là việc giải quyết tố cáo có thể sẽ liên can đến họ, đặc biệt là những tố cáo liên quan đến tham những và những người đứng đầu là những “ông quan tham nhũng”. Nếu chấp nhận đối với tố cáo nặc danh, khuyết danh thì sẽ khắc phục được thực trạng này, buộc những người đứng đầu phải xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và những hành vi tham nhũng nói riêng trong nội bộ cơ quan mình và phải chịu trách nhiệm do đã để xảy ra tình trạng trên. Làm như vậy, sẽ tránh được tình trạng bao che của cấp trên đối với cấp dưới cũng như hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt là những hành vi liên quan đến tham nhũng.
Mặc dù quan điểm của tác giả là chấp nhận đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh nhưng không phải mọi đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh đều được tiếp nhận để được xử lý. Bởi lẽ, theo quan điểm xuyên suốt của khóa luận, việc chấp nhận đối với tố cáo nặc danh và khuyết danh là làm sao có thể khai thác tối đa nguồn tin do những đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh đem lại nhưng phải hạn chế đến mức thấp nhất những hệ quả xấu do tố cáo nặc danh, khuyết danh tạo ra. Do đó, để phát huy những ưu điểm cũng như hạn chế được những nhược điểm của các loại hình tố cáo này, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn đối với hai loại hình tố cáo này. Pháp luật nên quy định theo hướng chấp nhận những đơn thư tố cáo nặc danh có nội dung rõ ràng, có chứng cứ có thể kiểm tra xác minh đồng thời đưa ra những tiêu chỉ cụ thể, rõ ràng hơn để các cơ quan chức năng có thể dựa vào nhằm xem xét một đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh nào là có đủ điều kiện để có thể được thụ lý, giải quyết. Nếu có được những quy định cụ thể, rõ ràng như vậy, việc áp dụng pháp luật thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ được đảm bảo. Đồng thời góp phần chọn lọc những đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh đúng sự thật để giải quyết cũng như loại bỏ được những đơn thư tố cáo nặc danh, khuyết danh sai sự thật nhằm mục đích xấu.
Đối với tố cáo mạo danh, tác giả cho rằng vẫn nên giữ nguyên quy định theo hướng không chấp nhận. Bởi lẽ, việc mạo danh một người khác để tố cáo chưa kể tố cáo đó là đúng hay sai sự thật thì nó cũng đã ảnh hưởng đến người bị mạo danh. Người bị mạo danh dù không thực hiện việc tố cáo những vẫn có thể phải chịu sự trả thù, đe dọa, trù dập từ người bị tố cáo. Ngoài ra, nếu như tố cáo đó là tố cáo sai sự thật và phải chịu trách nhiệm, người bị mạo danh có thể sẽ bị ảnh hưởng về mặt
58
tâm lý cũng như những ảnh hưởng khác. Do đó, khơng nên chấp nhận hình thức tố cáo mạo danh bởi nếu thực sự người tố cáo muốn giấu đi thông tin cá nhân của mình thì hồn tồn có thể thực hiện việc tố cáo thơng qua hình thức tố cáo nặc danh hoặc khuyết danh.
Thứ hai, pháp luật về tố cáo cần đưa ra các khái niệm, các quy chế pháp lý liên quan đến tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh.
Như đã phân tích ở phía trên, hiện nay pháp luật về tố cáo chỉ đề cập đến tố cáo có ghi rõ họ tên, địa chỉ và tố cáo không ghi rõ họ tên địa chỉ mà hoàn tồn khơng đưa ra khái niệm về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Điều này đã và đang tạo ra một số hạn chế nhất định trong việc áp dụng pháp luật của các CQNN cũng như việc vận dụng pháp luật của người dân. Do đó, việc đưa ra các khái niệm về tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh trong pháp luật tố cáo là cần thiết.
Các khái niệm được đưa ra cần phải đảm bảo được tính khoa học, chuẩn xác, thể hiện chính xác nhất nội hàm trong từng thuật ngữ tố cáo nặc danh, tố cáo mạo danh và tố cáo khuyết danh. Ngồi ra, các khái niệm này cịn phải đảm bảo việc phân biệt được đâu là tố cáo nặc danh, đâu là tố cáo mạo danh và đâu là tố cáo khuyết danh bởi lẽ các thuật ngữ là khác nhau mặc dù giữa chúng có một số điểm tương đồng nhất định có thể gây ra nhầm lẫn. Đồng thời với việc đưa ra những khái niệm tương ứng đối với từng thuật ngữ, pháp luật còn cần phải đưa ra những quy chế pháp lý đối với từng loại tố cáo nhằm tạo ra cơ chế xử lý hiệu quả đối với từng loại tố cáo.
Để đưa ra một khái niệm chuẩn xác nhất cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích dựa trên những cơ sở lý luận kết hợp với kết quả đang diễn ra trong thực tiễn kèm theo đó là sự tham khảo, học hỏi ý kiến từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu chuyên về pháp luật tố cáo. Đối với các quy chế pháp lý, cần phải đưa ra được các điều kiện để một đơn thư tố cáo nặc danh, mạo danh, khyết danh có thể được tiếp nhận, xử lý, giải quyết. Đồng thời cũng đưa ra các quy định về quy trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết cũng như cách tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ cũng như cơ chế xử lý hay khen thưởng đối với những loại tố cáo này. Đó là những kiến nghị mang tính gợi mở để hồn thiện quy định của pháp luật đối với vấn đề này.
59
Việc đưa ra các khái niệm đồng thời đưa ra những quy chế pháp lý đối với từng loại tố cáo sẽ giải quyết được những hạn chế như đã nêu ra ở mục 2.2. Cụ thể sẽ giúp được người dân cũng như các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có được cơ sở pháp lý trong việc xác định các loại tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh. Bên cạnh đó, các quy chế pháp lý điều chỉnh đối với từng loại tố cáo sẽ góp phần tận dụng tối đa những ưu điểm do các loại tố cáo này mang lại cũng như hạn chế những nhược điểm của các loại tố cáo này.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả cơ chế bảo vệ người tố cáo thông qua các quy
định liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh chính là từ việc người tố cáo sợ bị đe, dọa, trả thù, trù dập từ người bị tố cáo. Việc người tố cáo vẫn còn bị đe dọa, trả thù, trù dập xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất chính là từ cơ chế bảo vệ người tố cáo hiện nay cịn kém hiệu quả. Vì vậy để có thể bảo vệ người tố cáo một cách tốt nhất, hạn chế việc người tố cáo không bị de dọa, trả thù, trù dập, cần phải có những thay đổi trong nhiều mặt nhưng trước hết đó chính là từ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ người tố cáo. Các quy định của pháp luật liên quan đến vẫn đề này nếu được quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng sẽ tạo ra một nền tảng, cơ sở pháp lý vững chắc để có thể thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo. Theo đó, pháp luật nên có những quy định theo những hướng sau đây:
Một là, sửa đổi các quy định về các biện pháp bảo vệ người tố cáo trong Luật