Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 33)

1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận tin báo về tội phạm của

1.3.2. Giải pháp khác

Bên cạnh việc hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra thì để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm, khắc phục những vi phạm, hạn chế trong thực tiễn áp dụng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp khác như sau:

Cần xây dựng và bố trí đội ngũ cán bộ chun trách làm cơng tác tiếp nhận, thụ lý và phân loại tin báo về tội phạm ở Cơ quan điều tra các cấp. Việc tiếp nhận, thụ lý, phân loại tin báo về tội phạm là hoạt động đòi hỏi nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động này. Bên cạnh đó, hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm là hoạt động phức tạp đòi hỏi những kỹ năng đặc thù liên quan đến việc ghi nhận và khai thác thơng tin về tội phạm. Vì vậy, Cơ quan điều tra ở các cấp cần lựa chọn những Điều tra viên, cán bộ có năng lực, trình độ và kỹ năng phù hợp để đảm bảo chất lượng của hoạt động này.

Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ làm công tác tiếp nhận tin báo về tội phạm. Thực tiễn ở một số địa phương cho thấy trình độ, năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp nhận tin báo về tội phạm còn hạn chế, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác tiếp nhận tin báo về tội phạm. Lãnh đạo các cơ quan cần quan tâm chỉ đạo công tác tập huấn đào tạo chuyên sâu cho Điều tra viên, cán bộ làm công tác tiếp nhận tin báo về tội phạm. Lãnh đạo các cơ quan cần quan tâm đến hoạt động tổng kết thực tiễn, xây dựng chuyên đề về hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm. Thơng qua đó thảo luận, phổ biến những biện pháp, kinh nghiệm tiếp nhận tin báo về tội phạm giúp Điều tra viên, cán bộ nắm vững kiến thức pháp luật, tích cực, chủ động nâng cao chất lượng hoạt động tiếp nhận tin báo.

Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, nâng cao ý thức trách nhiệm của Điều tra viên, cán bộ làm công tác tiếp nhận tin báo về tội phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót vi phạm trong hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ở các địa phương cần chủ động phối hợp trong hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm. Điều tra viên và Kiểm sát viên cần trao đổi thường xuyên về hoạt động tiếp nhận và phân loại tin báo về tội phạm.

Hàng tháng lãnh đạo hai ngành cần họp bàn và tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm mà Điều tra viên, Kiểm sát viên gặp phải để có chỉ đạo, định hướng giải quyết thống nhất, kịp thời.

Cơ quan điều tra cần được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng tác tiếp nhận tin báo về tội phạm. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện hệ thống sổ và biểu mẫu thống kê, báo cáo về tiếp nhận tin báo, quy trình lập hồ sơ tiếp nhận đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê trong công tác tiếp nhận tin báo về tội phạm.

Kết luận Chương 1

Tin báo về tội phạm là một nguồn thông tin quan trọng do pháp luật tố tụng hình sự quy định, dựa vào đó Cơ quan điều tra sẽ xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra là chủ thể cơ bản và chủ yếu thực hiện hoạt động này. Việc Cơ quan điều tra tiếp nhận đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các tin báo về tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm và là tiền đề quan trọng cho việc tiến hành hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án, góp phần bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.

Với vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định chặt chẽ hoạt động tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra nói riêng và cơ quan có thẩm quyền nói chung. Các quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tiến hành có hiệu quả hoạt động này trên thực tế đảm bảo việc phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội. Tuy nhiên, qua nội dung đã được nghiên cứu ở Chương 1 của Luận văn cho thấy, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Điều này đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án. Từ việc chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra và thực tiễn áp dụng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra.

CHƯƠNG 2

THẨM QUYỀN VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)