Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 56)

2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thẩm quyền và

2.3.2. Một số giải pháp khác

Ngoài việc hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra như đã trình bày ở trên thì để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm, hạn chế tối đa những vi phạm trong thực tiễn áp dụng thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác như sau:

Lãnh đạo Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ở các cấp cần tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động quản lý, điều hành đối với việc giải quyết tin báo về tội phạm. Lãnh đạo hai ngành cần quan tâm chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ những

khó khăn vướng mắc trong cơng tác phối hợp để từng bước nâng cao chất lượng công tác giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra. Định kỳ hàng tháng lãnh đạo hai ngành ở địa phương cần tổ chức cuộc họp để rút kinh nghiệm việc giải quyết tin báo về tội phạm.

Lãnh đạo Cơ quan điều tra cần tăng cường công tác chỉ đạo Điều tra viên được phân công giải quyết tin báo về tội phạm đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm cho Điều tra viên nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục các vi phạm, thiếu sót trong hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm.

Điều tra viên cần xác định đúng vai trò, trách nhiệm và tầm quan trọng là người được giao nhiệm vụ giải quyết tin bao về tội phạm. Điều tra viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật để thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật và quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết tin báo về tội phạm, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với Điều tra viên. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng của hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm. Do đó lãnh đạo Cơ quan điều tra cần thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau. Lãnh đạo Cơ quan điều tra cũng cần quan tâm bố trí người có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm phù hợp với lĩnh vực chuyên mơn, tránh bố trí, phân cơng người có thẩm quyền giải quyết tin báo trái với lĩnh vực chuyên môn của họ để đảm bảo hiệu quả của hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm.

Lãnh đạo Cơ quan điều tra các địa phương cần quan tâm chỉ đạo công tác tập huấn đào tạo chuyên sâu về công tác giải quyết tin báo về tội phạm, quan tâm tổ chức tổng kết công tác, các hội thảo khoa học, tọa đàm chuyên đề về giải quyết tin báo về tội phạm nhằm trao đổi và rút kinh nghiệm về những vi phạm, thiếu sót trong thực tiễn giải quyết tin báo về tội phạm, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người có thẩm quyền.

Kết luận Chương 2

Giải quyết tin báo về tội phạm là hoạt động tố tụng quan trọng được thực hiện chủ yếu bởi Cơ quan điều tra. Việc giải quyết tin báo về tội phạm là cơ sở để Cơ quan điều tra xác định sự việc xảy ra có hay khơng có dấu hiệu tội và ra các quyết định tố tụng tương ứng. Chất lượng giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia tố tụng.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra. Các quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tiến hành có hiệu quả hoạt động này trên thực tế đảm bảo việc ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án là có căn cứ, hợp pháp. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Điều này đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án, xâm phạm các quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng. Từ việc chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra và thực tiễn áp dụng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra.

KẾT LUẬN

Nhiệm vụ của quá trình tố tụng hình sự là phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mỗi giai đoạn tố tụng có vị trí, vai trị và nhiệm vụ riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của tồn bộ q trình tố tụng. Tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra có vị trí, vai trị mở đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ trên. Việc tiếp nhận, giải quyết chính xác, nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra sẽ là tiền đề, là cơ sở quan trọng cho việc tiến hành có hiệu quả các hoạt động tố tụng tiếp theo nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra nói riêng và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án nói chung.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, ở Chương 1 tác giả đã làm sáng tỏ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra cũng như khảo sát thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở những hạn chế bất cập trong quy định của luật cũng như thực tiễn áp dụng về hoạt động tiếp nhận tin báo của Cơ quan điều tra, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu của Chương 2, tác tác giả đã làm sáng tỏ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra đồng thời khảo sát thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật. Từ việc chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luạt Tố tụng hình sự cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng về về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn kiện của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội

1. Nghị quyết 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 và Nghị quyết 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội;

2. Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp;

B. Văn bản pháp luật

3. Hiến pháp năm 2013, ngày 28 tháng 11 năm 2013;

4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, số 19/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003; 5. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, số 101/2015/QH13, ngày 27 tháng 11 năm 2015; 6. Luật số 31/2015/QH13 ngày 08/12/2015 của Quốc hội về Luật Tổ chức cơ quan

điều tra hình sự;

7. Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

8. Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng VKSNDTC về “Tăng

cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”;

9. Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

10. Quy trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Công an nhân dân (Ban hành kèm theo Quyết định số 1319/QĐ-BCA-C41

ngày 20/03/2015 của Bộ trưởng Bộ công an);

B. Tài liệu tham khảo

11. Trương Văn Chung (2015), “Thực tiễn và những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”, Tạp chí Kiểm sát;

12. Hồ sơ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu (PC45) khởi tố vụ án hình sự số: 15/QĐ-PC45 ngày 26 tháng 4 năm 2018. 13. Hồ sơ tin báo Trần Thùy Trang “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thụ lý ngày

12/6/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu.

14. Nguyễn Việt Hùng (2017), “Quan hệ phối hợp trong công tác tiếp nhận, quản lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra, truy tố các vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát;

15. Vũ Hồng Hương Lan, (2012) Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại,

Khóa luận cử nhân luật, Trường Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Huy Thái (2014), “Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố vụ án”, Tạp chí Kiểm sát;

17. Lê Thị Thoa (2017), Nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

của Công an cấp xã theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại

học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

18. Phạm Thị Thoa (2015), “Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm cướp giật tài sản”, Tạp chí Cảnh sát phịng chống tội phạm, cục Cảnh sát phòng chống tội phạm;

19. Trần Thị Thu Thủy (2014), Tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của lực

lượng cảnh sát 113 Công an TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật Học,

Trường Đại học cảnh sát nhân dân;

20. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2010), Giáo trình luật Tố tụng hình sự, Nxb Cơng

an nhân dân;

21. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, (2012), Giáo trình luật Tố tụng hình sự, NXb Hồng Đức;

22. Phùng Quang Tuấn (2014), Tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của lực

lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an tỉnh Gia Lai, luận văn

Thạc sĩ Luật học, trường Đại hoc cảnh sát nhân dân;

23. Vũ Văn Tuấn (2013), “Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội”, Tạp chí cảnh sát phịng chống tội phạm, Cục

24. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, (2014), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện

TTLT 06/2013 và sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 06.

25. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau, (2015), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện

TTLT 06/2013.

26. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, (2015, 2016), Kết luận kiểm sát trực tiếp đối với Cơ quan điều tra Cơng an tỉnh Sóc Trăng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và giải quyết kiếu nại, tố cáo về tư pháp.

27. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, (2017), Báo cáo chuyên đề: Nâng cao chất lượng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong việc phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

28. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2014 đến năm 2018.

Tài liệu từ Internet

29. Lê Ra, Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm, nguồn: http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/270, cập nhật ngày 20/8/2018; 30. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre, Giải đáp những vướng mắc trong tiếp nhận,

giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, nguồn: http://vksbentre.gov.vn/index.php/thong-bao/222-gii-ap-nhng-vng-mc-trong-tip- nhn-gii-quyt-t-giac-tin-bao-v-ti-phm-hoc-kin-ngh-khi-t, Cập nhật ngày 20/8/ 2018; 31. Bùi Kim Trọng, Quy định mới về tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm,

kiến nghị khởi tố, nguồn: http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/Trao-doi- nghiep-vu/Quy-dinh-moi-ve-tam-dinh-chi-giai-quyet-to-giac-tin-bao-toi-pham- kien-nghi-khoi-to-2098/, cập nhật 20/8/2018;

32. Trần Thị Thu, Những điểm mới và một số bất cập về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo BLTTHS 2015, http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/Trao-doi-nghiep-vu/Nhung-diem- moi-va-mot-so-bat-cap-ve-viec-tiep-nhan-giai-quyet-to-giac-tin-bao-ve-toi-pham- va-kien-nghi-khoi-to-theo-BLTTHS-2015-1783/, cập nhật ngày 20/8/2018;

33. Hai Trịnh, Vướng mắc trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, http://vksdaklak.gov.vn/vi/news/phap-luat-doi-song/Vuo-ng-ma-c-trong-gia-i- quye-t-to-gia-c-tin-ba-o-ve-to-i-pha-m-93, cập nhật 20/8/2018;

34. 34. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Cơ quan điều tra, http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/Trao-doi- nghiep-vu/Thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-cong-tac- kiem-sat-truc-tiep-viec-tiep-nhan-giai-quyet-to-giac-tin-bao-ve-toi-pham-va- kien-nghi-khoi-to-tai-Co-quan-dieu-tra-1176/, cập nhật ngày 20/8/2018.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)