Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền và thời hạn

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 46)

hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra

2.2.1. Kết quả đạt được

Công tác giải quyết tin báo về tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, đây là hoạt động của Cơ quan điều tra mở đầu cho quá trình giải quyết vụ án nhằm phát hiện và xử lý nhanh chóng kịp thời mọi hành vi phạm tội. Trong những năm qua (2014 đến năm 2018), hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra ở 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm và không để oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong những năm qua kết quả giải quyết tin báo về tội phạm nói riêng và nguồn thơng tin về tội phạm nói chung ở các địa phương trên vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra 03 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau được thể hiện qua bảng số liệu sau đây19:

Tên Đơn vị Tỷ lệ giải quyết năm 2014 (%) Tỷ lệ giải quyết năm 2015 (%) Tỷ lệ giải quyết năm 2016 (%) Tỷ lệ giải quyết năm 2017 (%) Tỷ lệ giải quyết quyết năm 2018 (%) Sóc Trăng 94 96.4 86 92 94 Bạc Liêu 92.6 91 89.6 92.23 91 Cà Mau 91.7 92.3 93.4 93.1 92

Qua bảng số liệu ở trên có thể thấy tỷ lệ giải quyết nguồn tin về tội phạm nói chung và tin báo về tội phạm nói riêng của Cơ quan điều tra ở 03 tỉnh trên đạt tỷ lệ trung bình hàng năm là trên 90%. Kết quả giải quyết trên vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 37/QH13 của Quốc hội.

Trong quá trình giải quyết tin báo về tội phạm các Điều tra viên đều đảm bảo việc lập kế hoạch xác minh cụ thể, trình lãnh đạo Cơ quan điều tra phê duyệt và trao đổi cùng Kiểm sát viên phối hợp thực hiện; hàng tuần Điều tra viên đều báo cáo lãnh đạo Cơ quan điều tra về tiến độ giải quyết tin báo về tội phạm. Trên cơ sở kết quả giải quyết tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra ở 03 tỉnh trên đã ban hành các

19

Nguồn số liệu: Phòng thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau.

quyết định khởi tố, quyết định không khởi tố, quyết định tạm đình chỉ giải quyết tin báo về tội phạm đảm bảo tính có căn cứ, hợp pháp. Các quyết định tố tụng trên được Viện kiểm sát chấp nhận ở mức cao.

2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra ở 03 địa phương nói trên vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng, cụ thể là những hạn chế, vi phạm sau đây:

Cơ quan điều tra ở 03 địa phương trên vẫn cịn để xảy ra tình trạng tin báo về tội phạm chưa được giải quyết trong thời hạn luật định (quá hạn), cụ thể tại tỉnh Sóc Trăng: Năm 2014 số tin báo về tội phạm quá hạn là 08 tin, năm 2015 là 04 tin, năm 2016 là 02 tin20. Tại tỉnh Bạc Liêu từ năm 2014 đến năm 2017 số tin báo về tội phạm quá hạn là 476 tin21. Tại tỉnh Cà Mau năm 2014 số tin báo về tội phạm quá hạn là 19 tin, năm 2015 là 22 tin, năm 2017 có 48 tin báo quá hạn22. Năm 2018 theo báo cáo tổng kết của Viện kiểm sát chưa ghi nhận tin báo nào quá hạn giải quyết.

Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm còn gặp phải một số hạn chế, vướng mắc, khó khăn sau:

Thứ nhất, về thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2015 đã quy định theo hướng tăng thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm đối với các cơ quan có thẩm quyền nhằm phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, theo tác giả quy định này vẫn còn hạn chế như sau:

Khoản 2 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Trường hợp vụ

việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng khơng q 02 tháng. Điều 11 Thông tư

liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của

20

Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát năm 2014 đến năm 2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

21

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2017), Báo cáo công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tr. 7.

22

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hướng dẫn trường hợp này như sau: Đối với tố giác, tin báo về

tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân cơng), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết. Như vậy so với Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2015 thì Thơng tư liên tịch này đã quy định cụ thể về thẩm quyền kéo dài thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thơng tư liên tịch hướng dẫn này chưa có quy định về việc Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nếu muốn kéo dài thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm thì có phải ra quyết định tố tụng gì hay khơng? Và nếu quyết định kéo dài thời hạn giải quyết thì người có thẩm quyền có cần gửi quyết định hoặc thơng báo cho Viện kiểm sát, cá nhân, cơ quan, tổ chức đã báo tin hay không?

Theo tác giả thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm trong trường hợp thông thường là 20 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về tội phạm. Việc kéo dài thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm phải thỏa mãn căn cứ là: Tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm. Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2015 quy định cụ thể trường hợp cơ quan có thẩm quyền được phép kéo dài thời hạn giải quyết tin báo nhằm hạn chế tình trạng cơ quan có thẩm quyền cố ý kéo dài thời hạn giải quyết, ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn, nhanh chóng vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Vì vậy, việc kéo dài thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm trong trường hợp này cần phải được thực hiện bằng một quyết định tố tụng của người có thẩm quyền và quyết định kéo dài thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm này phải được gửi cho Viện kiểm sát để đảm bảo tính có căn cứ của quyết định tránh tình trạng cố tình kéo dài thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm đối với tin báo khơng có tình tiết phức tạp, không cần phải xác minh tại nhiều địa điểm. Bên cạnh đó, quyết định kéo dài này cũng cần gửi cho người đã báo tin về tội phạm và họ có quyền khiếu nại về quyết định này.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định: Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định

tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng khơng quá 02 tháng. Chậm nhất là

05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh. Trường hợp xét thấy đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là khơng có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra văn bản thông báo nêu rõ lý do cho cơ quan đang thụ lý, giải quyết và cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải dừng việc kiểm tra, xác minh, ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, theo tác giả Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc gửi quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh cho người đã báo tin về tội phạm biết là chưa hợp lý, chưa đảm bảo quyền được thông tin và khiếu nại của họ trong tố tụng hình sự.

Thứ hai, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về căn cứ để

Cơ quan điều tra nói riêng và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm nói chung ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết tin báo về tội phạm tại Điều 148. Nhìn chung, đây là những trường hợp mà trong quá trình kiểm tra, xác minh tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra nói riêng và Cơ quan có thẩm quyền nói chung đã tiến hành các hoạt động tố tụng như trưng cầu giám định, trưng cầu định giá, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp, yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân cung cấp tài liệu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả. Vì chưa thu thập được những chứng cứ quan trọng từ các hoạt động tố tụng nói trên nên Cơ quan điều tra chưa xác định được tin báo về tội phạm có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án, do thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm đã hết nên phải ra quyết định tạm định chỉ giải quyết tin báo về tội phạm. Khi lý do tạm đình chỉ khơng cịn (các hoạt động tố tụng đã có kết quả) thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định phục hồi việc giải quyết tin báo. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy việc liệt kê các căn cứ tạm đình chỉ tại Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sẽ dẫn đến việc không bao quát đầy đủ các trường hợp phát sinh trên thực tiễn. Bởi vì, thực tiễn giải

quyết tin báo về tội phạm có thể cịn những trường hợp khác Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tin báo về tội phạm đã tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật ngoài những hoạt động được liệt kê ở Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhưng khơng thu thập được đầy đủ chứng cứ để xác định tin báo về tội phạm có hay khơng có dấu hiệu tội phạm.

Chẳng hạn đối với một số tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận Công an phường, xã lấy lời khai ban đầu và chuyển Cơ quan điều tra Công an huyện, sau khi tiến hành xác minh tin báo về tội phạm (lấy lời khai bị hại, xác minh hiện trường...) nhưng Cơ quan điều tra có thẩm quyền khơng lấy được lời khai của đối tượng (do đối tượng bỏ trốn, chưa xác định được đối tượng...) do đó chưa làm sáng tỏ được có dấu hiệu tội phạm hay khơng (không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Đối với việc giải quyết tin báo về tội phạm nêu trên, hiện nay cịn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, trong trường hợp này, Cơ quan điều tra đã làm hết trách nhiệm (đã áp dụng các biện pháp cụ thể để kiểm tra, xác minh) nhưng chưa thu thập được chứng cứ để xác định tin báo có hay khơng có dấu hiệu tội phạm nên có thể xem việc Cơ quan điều tra đã thực hiện các hoạt động kiểm tra, xác minh là căn cứ “đã yêu cầu cá nhân cung cấp tài liệu,

đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả” để ra quyết tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác này theo

quy định tại Điều 148 khoản 1 điểm b Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Quan điểm khác cho rằng, Cơ quan điều tra không thể vận dụng căn cứ ở điểm b khoản 1 Điều 148 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết. Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực trong trường hợp này, thơng thường Cơ quan điều tra sẽ có cơng văn thống nhất với Viện kiểm sát để tạm dừng xác minh cho đến khi có được tài liệu, chứng cứ mới. Nhưng theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cách làm này không được quy định, nếu thực hiện, sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm tố tụng. Đây chính là khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tin báo về tội phạm trong trường hợp tương tự khi xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 201523

.

23

Trần Thị Thu, những điểm mới và một số bất cập về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo BLTTHS 2015, http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/Trao-doi-nghiep- vu/Nhung-diem-moi-va-mot-so-bat-cap-ve-viec-tiep-nhan-giai-quyet-to-giac-tin-bao-ve-toi-pham-va-kien- nghi-khoi-to-theo-BLTTHS-2015-1783/, cập nhật 20/8/2018.

Thứ ba, đối với những tin báo về tội phạm trong quá trình kiểm tra, xác minh Cơ

quan điều tra nói riêng và cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án nói chung đã xác định được có dấu hiệu tội phạm nhưng thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại được tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đối với những tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự năm 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. Vấn đề đặt ra là nếu hết thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm được quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhưng bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ chưa có u cầu khởi tố thì phải giải quyết như thế nào? Khoản 8 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định một trong những căn cứ khơng khởi tố vụ án hình sự là những tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự năm 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. Tuy nhiên, việc bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ “không yêu cầu khởi

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)