Quy định của pháp luật về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 39)

2.1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra báo về tội phạm của Cơ quan điều tra

Khái niệm về thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm

Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa có quy định hay khái niệm giải thích thế nào là “về thẩm quyền giải quyết, tin báo về tội phạm”. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm là quyền của các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự được tiến hành các hoạt động tố tụng để kiểm tra, xác minh các tin báo về tội phạm nhằm xác định có hay khơng có sự việc phạm tội. Trên cơ sở đó, ban hành quyết định khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự hoặc những quyết định xử lý khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện và xử lý đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Đặc điểm của thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm

Thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm của các chủ thể được Bộ luật Tố tụng quy định. Trước đây, Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định chưa rõ và chưa đầy đủ về chủ thể có thẩm quyền (quy định là nhiệm vụ) giải quyết tin báo về tội phạm. Cụ thể, chỉ đề cập đến trách nhiệm giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra. Nay, khoản 3 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ hơn và đầy đủ hơn những chủ thể có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm, gồm: “a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về

tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, ... có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục”.Với quy

định trên, có ba nhóm chủ thể có thẩm quyền giải quyết tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Thực tế, hầu hết các tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều do

Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện.

Trong phạm vi thẩm quyền các chủ thể phải tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết tin báo về tội phạm theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Bộ luật tố tụng hình sự quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục để tiến hành hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm đòi hỏi Cơ quan điều tra khi tiến hành hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm phải tuân thủ theo quy định mà Bộ luật này đã quy định nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm, đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng hợp pháp để kiểm tra xác minh tin báo về tội phạm. Qua đó xác định tin báo về tội phạm có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm

Quy định việc thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc giữ gìn bảo vệ pháp luật và trật tự xã hội. Việc quy định thẩm quyền giải quyết tin báo xét về mặt xã hội là một bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện trật tự pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp chế, để cơng lý ln được bảo vệ. Người dân có thể tin tưởng rằng những thông tin về tội phạm mà họ đem đến cho các cơ quan, tổ chức với ý nghĩa là những đại diện cho Nhà nước và xã hội này đều có những địa chỉ tin cậy và được xem xét giải quyết theo luật định.

Mặt khác, xét về mặt tố tụng hình sự, việc quy định về thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm nhằm xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của các chủ thể để giải quyết nhanh chóng tin báo về tội phạm, bảo đảm hiệu quả cao của tố tụng hình sự. Quy định này cịn có ý nghĩa quan trọng đối với việc khắc phục tình trạng chồng chéo nhau, nhiều cơ quan, đơn vị cùng lúc giải quyết một sự việc dẫn đến những tranh chấp hoặc những hậu quả không mong muốn khác. Đồng thời, để tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm.

Quy định về thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra

Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì chỉ Cơ quan điều tra mới có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm nói riêng và các nguồn thơng tin về tội phạm nói chung. Viện kiểm sát và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành

một số hoạt động điều tra khơng có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC- BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 22/8/2013 đã mở rộng phạm vi chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Để khắc phục bất cập trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Như vậy, theo quy định trên Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Thẩm quyền điều tra vụ án của Cơ quan điều tra được quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:

Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, cơng chức thuộc Cơ quan điều tra, Tịa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau: Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngồi nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Như vậy, sau khi tiếp nhận tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra phải tiến hành phân loại tin báo để xác định tin báo đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay khơng. Thẩm quyền giải quyết tin báo của Cơ quan điều tra được xác định trên cơ sở thẩm quyền điều tra dựa trên các tiêu chí về thẩm quyền theo tính chất của sự việc (để xác định thẩm quyền giải quyết tin báo của Cơ quan điều tra các cấp); thẩm quyền theo đối tượng (để xác định thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra trong công an, trong quân đội và Viện kiểm sát nhân dân tối cao); thẩm quyền theo lãnh thổ (để phân định thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra cùng cấp với nhau căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi phát hiện tội phạm). Tuy nhiên, tin báo về tội phạm là những thông tin ban đầu về tội phạm nên Bộ luật tố tụng hình sự quy định Cơ quan điều tra tiếp nhận tin báo sẽ chỉ chuyển tin báo về tội phạm cho Cơ quan điều tra khác khi

đã xác định được tin báo về tội phạm đó khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền cơ quan quan điều tra khác. Việc phân định thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra là phù hợp nhằm đảm bảo tính chuyên trách, cũng như hiệu quả của hoạt động giải quyết. Mặt khác, sau khi giải quyết tin báo về tội phạm nếu xác định được dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án và tiến hành điều tra để xác định sự thật vụ án.

Quy định về thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra

Thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm là khoảng thời gian do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà Cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt động tố tụng để kiểm tra, xác minh tin báo về tội phạm và ra một trong các quyết định tố tụng để giải quyết tin báo về tội phạm. Thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm là một nội dung ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giải quyết tin báo về tội phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. Thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm được quy định hợp lý sẽ góp phần đảm bảo chất lượng của hoạt động này trên thực tế, đảm bảo việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Việc quy định thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm quá dài sẽ dẫn đến tình trạng giải quyết tin báo kéo dài, không phát huy được trách nhiệm của Cơ quan điều tra, ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. Ngược lại, nếu quy định thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm quá ngắn sẽ dẫn đến không đủ thời gian cho Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động tố tụng, ra các quyết định tố tụng có căn cứ, chính xác. Việc quy định thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra phải dựa trên các tiêu chí sau: Thời hạn này phải phù hợp với khả năng giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, đảm bảo yếu tố kinh tế; phù hợp với các thời hạn tố tụng khác; phù hợp với các điều kiện thực tế; đảm bảo phù hợp với tính chất, tình tiết phức tạp của tin báo về tội phạm.

Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Thời hạn giải quyết tin

báo về tội phạm của Cơ quan điều tra là hai mươi ngày kể từ khi nhận được tin báo về tội phạm. Trong trường hợp tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tin báo có thể dài hơn nhưng không quá hai tháng. Thực tế áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng

khác về tội phạm nói riêng cho thấy những trường hợp vi phạm về thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm khá phổ biến. Việc vi phạm thời hạn giải quyết do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một ngun nhân chính đó là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra chưa hợp lý. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã khắc phục hạn chế trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thời hạn giải quyết tin báo về tội phạm. Theo đó, tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Khởi tố vụ án hình sự; khơng khởi tố vụ án hình sự; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng

Một phần của tài liệu Tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)