Mọi hoạt động kinh doanh diễn ra đều chịu sự tác động nhất định của môi trường xung quanh. Công tác huy động vốn – một nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của NHTM cũng không nằm ngồi quy luật đó. Trong cơ chế thị trường, các NHTM buộc phải cạnh tranh để có thể thu hút được nguồn vốn lớn với chi phí thấp để tồn tại và phát triển. Do đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tìm giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn là rất cần thiết. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn có nhiều và rất đa dạng, nhưng tập trung lại có hai nhóm nhân tố là: Khách quan và chủ quan.
2.1.6.1 Nhóm nhân tố khách quan
Bao gồm: Chính trị - pháp luật, kinh tế, môi trường xã hội và công nghệ, đối thủ cạnh tranh.
a) Hành lang pháp lý: Có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của
NHTM như luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN… Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của NHTM so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và quy định cả mức cho vay của NHTM đối với khách hàng…
Sự can thiệp của NHNN khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn, vì khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ mang lại thuận lợi cho NHTM trong việc huy động vốn vay từ NHNN. Đồng thời, nó cịn có tác dụng làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngược lại, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn vay từ NHNN.
Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý hay khơng hợp lý cũng ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của Ngân hàng. Để khuyến khích sản xuất, đầu tư, Nhà nước có chính sách bảo hộ cho hàng hố sản xuất, chính sách trợ giá… tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và có lãi. Các doanh nghiệp và người lao động có tích luỹ là nền tảng để Ngân hàng huy động vốn được nhiều hơn.
b) Sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng thì
mức thu nhập của người dân tăng. Bên cạnh việc tăng chi tiêu thì lượng tiền tiết kiệm cũng nhiều hơn. [3, tr.12] Mặt khác, nền kinh tế phát triển sẽ có tác động ngược lại, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, giao dịch kinh tế tăng hơn hình thành một bộ phận tích luỹ, tạo mơi trường tiềm tàng để NHTM thu hút vốn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, mơi trường đầu tư của Ngân hàng sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của Ngân hàng giảm, q trình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hố có giá trị để cất trữ cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng.
Bên cạnh đó chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnh hưởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Nếu mở rộng tiền tệ thì sẽ huy động vốn dễ, nếu thắt chặt tiền tệ sẽ huy động vốn khó. Khi chính sách tài khóa thu hẹp cũng như tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn tới tăng thất nghiệp nên khó huy động vốn. Mặt khác lãi suất giảm sẽ không hấp dẫn được nguồn tiết kiệm vì mục đích chính của hầu hết khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm là vì mục tiêu sinh lời. Do đó, nếu lãi suất thấp thì khách hàng sẽ khơng lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm mà chuyển sang một kênh đầu tư khác hiệu quả hơn.
Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Khi đồng Việt Nam mất giá, dân chúng không muốn giữ đồng nội tệ mà chuyển sang cất giữ đồng ngoại tệ và vàng, vì vậy huy động vốn nội tệ trong dân cư sẽ giảm.
c)Môi trường – xã hội:
Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng. Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng rất lớn. Các nước chậm phát triển, tâm lý ưa dùng tiền mặt và tích luỹ tiền khơng gửi vào Ngân hàng là khá phổ biến. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc và các vùng, miền ở nước ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức khơng dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn của Ngân hàng.
d) Công nghệ: Các ngân hàng ứng dụng công nghệ cao thì càng tăng được
khả năng huy động vốn; bởi vì khả năng tiếp cận với khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí giao dịch… Trong những năm qua, các NHTM ở nước ta đã đưa máy rút tiền tự động ATM vào thị trường để khách hàng sử dụng, khách hàng có thể rút tiền ở mọi lúc, mọi nơi. Đây là một minh chứng tiêu biểu cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng.
e) Đối thủ cạnh tranh: Bên cạnh các nhân tố trên thì đối thủ cạnh tranh là
một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động trong mơi trường có càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì khả năng huy động vốn càng hạn chế vì thị phần lúc này sẽ bị chia nhỏ. Đối thủ cạnh tranh ở đây không chỉ là các NHTM hoạt động trên cùng địa bàn mà bao gồm cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực thị trường chứng khoán, thị trường vàng,…và đặc biệt là thị trường tín dụng phi chính thức ở nơng thơn; tất cả đều là những kênh đầu tư có thể thu hút vốn nhàn rỗi từ phía cơng chúng. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong một mơi trường cạnh tranh gay gắt như thế địi hỏi các ngân hàng phải không ngừng cải tiến về mọi mặt để có thể mang đến sự hài lịng cao nhất cho khách hàng.
2.1.6.2 Nhóm nhân tố chủ quan
a) Chính sách lãi suất: Là một nhân tố quan trọng, có tác động mạnh đến
việc huy động vốn của NHTM; đặc biệt là đối với các khoản vốn mà người gửi hoặc người dân đầu tư Ngân hàng với mục đích hưởng lãi. Các Ngân hàng cạnh tranh không chỉ về lãi suất huy động với các Ngân hàng khác mà cả với thị trường tiền tệ. Do đó, chỉ một sự khác biệt nhỏ về lãi suất có thể đẩy dịng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư theo những chiều hướng khác nhau. Đó cũng là lý do, động lực để các nhà đầu tư hoặc người gửi tiền chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác.
Vì vậy, xác định một mức lãi suất hợp lý, có tính cạnh tranh là một vấn đề vơ cùng quan trọng, phải được nghiên cứu, cân nhắc, tính tốn tỷ mỉ và toàn diện. Một điều quan trọng là Ngân hàng phải tính tốn sao cho lãi suất vừa có tính cạnh tranh, vừa phải đảm bảo được chi phí đầu vào thấp nhất và kinh doanh có lãi.
Trước đây, khả năng huy động vốn của các ngân hàng nhiều hay ít chủ yếu dựa vào chính sách lãi suất. Tuy nhiên, với việc ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011, NHNN đã quy định chặt chẽ mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thì chính sách lãi suất khơng cịn là nhân tố chính quyết định khả năng huy động vốn của các NHTM nữa. Chính vì vậy, hiện nay các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh cơng tác chăm sóc khách hàng để có thể thu hút khách hàng.
b) Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng: Cũng ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến công tác huy động vốn. Một Ngân hàng có hệ thống chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ đạt được các mục tiêu đề ra về chi phí cũng như về lợi nhuận. Đó là chiến lược về sản phẩm dịch vụ. Chiến lược giá, lãi suất, chiến lược phân phối, chiến lược phát triển nhân sự, chiến lược khuyếch trương giao tiếp… có tác động mạnh đến việc huy động vốn. Hệ thống chiến lược kinh doanh của Ngân hàng là thực tiễn sinh động để đánh giá năng lực và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Do đó, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
c) Uy tín và vị thế của Ngân hàng: Thông thường, khách hàng lựa chọn những Ngân hàng có uy tín và vị thế trên thị trường để giao dịch, vay mượn, thanh toán và bảo lãnh… Uy tín và vị thế của Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn của khách hàng, thể hiện cụ thể ở năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, quá trình lịch sử, chất lượng marketing… Vì vậy, các Ngân hàng thông qua hoạt động của mình, bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ hiện đại và phong cách làm việc văn minh, lịch sự … thoả mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng, là thiết thực nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường.
d) Các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo: Trong điều kiện cạnh
tranh hiện nay, việc đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với nhiều loại sản phẩm khác nhau, khách hàng có thể
lựa chọn một sản phẩm phù hợp với điều kiện khả năng của mình. Có như vậy, NHTM mới thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình. Khơng những thế, Ngân hàng còn phải đưa ra được các dịch vụ kèm theo tốt và đa dạng để tăng lợi thế cạnh tranh. Với nhiều tiện ích kèm theo, sẽ giúp Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội. Qua đó, tạo thêm nhều mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa các Ngân hàng và khách hàng.
e) Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Tổ chức mạng lưới
hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư giúp Ngân hàng có nhiều cơ hội để thu hút vốn hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cần phù hợp với điều kiện năng lực của Ngân hàng. Yếu tố địa điểm cũng tác động đến tâm lý của khách hàng, một Ngân hàng nằm ở vị trí thuận lợi như khu vực trung tâm, khu đông dân cư, đi lại thuân tiện… giúp khách hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn.
f) Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên: Có thể nói, tất cả mọi
khách hàng đều muốn giao dịch với Ngân hàng có địa điểm đẹp, cơ sở vật chất hiện đại, cán bộ nhân viên phục vụ tận tình và lịch thiệp. Một Ngân hàng được trang bị công nghệ hiện đại nhất định sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian xử lý công việc, đảm bảo được độ chính xác cao trong các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, cơ sở vật chất, trình độ cơng nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chun mơn cao là điều kiện cần thiết để họ giải quyết công việc nhanh chóng, khoa học… Từ đó, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ Ngân hàng cung ứng ra thị trường, là điều khách hàng rất quan tâm.[13]