ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo HUYỆN

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 70 - 71)

CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM 2009 – 2011

Qua phân tích thực tế chúng ta thấy rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những tác động tiêu cực của nền kinh tế cũng như phải đối mặt với áp lực cạnh tranh quyết liệt từ phía đối thủ trong và ngoài ngành. Song, nhìn chung hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011 vẫn đạt kết quả rất khả quan, đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động liên tục tăng nhanh. Có thể nói ngân hàng gần như đã hoàn toàn chủ động được nguồn vốn kinh doanh khơng cịn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua sự thay đổi cơ cấu tổng nguồn vốn ở ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011. Theo đó năm 2009 vốn điều chuyển chiếm hơn 25% tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng đến năm 2011 thì tỷ trọng nguồn vốn này chỉ còn 2,61%. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở ngân hàng vẫn luôn được duy trì ở mức cao, đồng thời tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Qua đó cho thấy hiệu quả trong công tác huy động và sử dụng vốn ở ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cơng tác huy động vốn ở ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn một vài điểm hạn chế:

- Một là, mặc dù số lượng thẻ ATM được phát hành trong những qua tăng lên nhanh chóng. Song, số lượng máy ATM trên địa bàn huyện Châu Thành vẫn còn rất hạn chế chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, tình trạng máy hết tiền, máy nuốt thẻ vẫn xảy ra thường xuyên làm cản trở giao dịch của khách hàng.

- Hai là, TGTT trong những năm qua mặc dù có tăng song vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Một mặt là do người dân đã quen với phương thức thanh toán truyền thống – thanh toán bằng tiền mặt. Mặt khác là do công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm cũng như những tiện ích của sản phẩm đến với khách hàng chưa thực sự phát triển, một bộ phận lớn dân cư nhất là người dân thuộc các xã vùng sâu vẫn cịn rất xa lạ

với hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt. Chỉ một số ít người dân sống ở vùng trung tâm thị trấn Cái Tàu Hạ, nơi có nền kinh tế tương đối phát triển, mới tiếp cận được phương thức thanh toán này.

- Ba là, lượng VHĐ trung và dài hạn ở ngân hàng chẳng những luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu VHĐ mà cịn có xu hướng tiếp tục giảm trong những năm qua. Nguyên nhân chính là do khơng có sự khác biệt giữa lãi suất huy động ngắn hạn cũng như lãi suất huy động trung dài hạn. Cho nên hầu hết khách hàng đều lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn nhằm hạn chế thiệt thịi khi lãi suất thị trường tăng lên. Chính vì thế mà lượng vốn huy động ở ngân hàng hầu hết là ngắn hạn, trong đó, đa phần là kỳ hạn 1 tháng. Điều này làm mất cân bằng trong cơ cấu VHĐ tại ngân hàng trong những năm qua.

- Bốn là, do hạn chế về diện tích mặt bằng cho nên việc bố trí, sắp xếp các phịng ban chưa được chặt chẽ làm ảnh hưởng đến công tác luân chuyển chứng từ. Măt khác, hạn mức thu chi tại quầy của các giao dịch viên còn hạn chế. Mọi giao dịch trên 20 triệu đồng đều phải thực hiện ở quầy ngân quỹ. Cho nên hầu hết khách hàng đến giao dịch gửi, rút tiền vừa phải đến quầy gửi tiết kiệm giao dịch với GDV để tiến hành các thủ tục cần thiết vừa phải đến quầy ngân quỹ để nộp hoặc nhận tiền. Nhìn chung, việc giao dịch còn mất khá nhiều thời gian.

5.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)