2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu thứ cấp được cung cấp từ bộ phận tín dụng, kế tốn của ngân hàng No&PTNT huyện Châu Thành giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số thông tin từ sách báo, tạp chí, internet...
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích chủ yếu vẫn là phương pháp thống kê mô tả. Vì đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu giúp người đọc dễ dàng tiếp thu, hơn nữa các số liệu sử dụng trong đề tài cũng không quá phức tạp cho nên không cần đến những phương pháp phân tích hồi quy, tương quan...Tuy nhiên trong thống kê mô tả cũng có nhiều phương pháp, việc lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp còn tùy thuộc vào từng mục tiêu, cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Sử dụng kết hợp ba phương pháp so sánh bao gồm: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung. Từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011.
Mục tiêu 2: Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng để hoàn thành mục tiêu này vẫn là phương pháp so sánh, đặc biệt là phương pháp so sánh bằng số tương đối kết cấu để đi sâu vào nghiên cứu sự biến động của từng khoản mục trong cơ cấu VHĐ.
Mục tiêu 3: Để hoàn thành mục tiêu này tác giả chủ yếu dựa vào việc phân tích các nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn và cả những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét đồng thời tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành.
Mục tiêu 4: Trên cơ sở phân tích, đánh giá ở các mục tiêu trước làm tiền đề cho việc xem xét và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn ở ngân hàng. Như vậy, để hoàn thành mục tiêu này trước hết cần phải làm tốt các mục tiêu bên trên.
Nội dung và ý nghĩa các phương pháp so sánh và các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích trong đề tài:
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ΔX = X1 - Xo
Trong đó: Xo : chỉ tiêu năm trước X1 : chỉ tiêu năm sau
ΔX : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối:
a) Số tương đối hồn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ: là kết quả của phép
chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
ΔX=X1 X0 x100
Trong đó: Xo : chỉ tiêu năm trước. X1 : chỉ tiêu năm sau.
ΔX : tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
b) Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch
về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.
- Phương pháp so sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: là sự so sánh của phép trừ giữ trị số của kỳ phân tích với trị số
kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung .
Mức biến động tương đối = X1 - X0 * Hệ số điều chỉnh Chỉ tiêu điều chỉnh kỳ phân tích
Hệ số điều chỉnh = x 100% Chỉ tiêu điều chỉnh kỳ gốc
Trong đó: X1 : chỉ tiêu kỳ phân tích X0 : chỉ tiêu kỳ gốc
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn
+ VHĐ/Tổng nguồn vốn
Vốn huy động
VHĐ/Tổng nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn, tỷ trọng đóng góp của VHĐ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đối với NHTM, thông thường chỉ số này càng cao sẽ làm tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ VHĐ CKH/Tổng nguồn vốn huy động
Vốn huy động CKH
Tỷ lệ VHĐ CKH/Tổng VHĐ = x 100% Tổng VHĐ
Chỉ tiêu này nhằm xem xét tỷ trọng của khoản VHĐ có kỳ hạn so với tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này càng lớn thì nguồn vốn huy động tại ngân hàng càng ổn định.
+ Tỷ trọng từng khoản mục tiền gửi trong tổng VHĐ (%) Tiền gửi mỗi loại
Tỷ trọng từng loại tiền gửi = x 100% Tổng VHĐ
Chỉ tiêu này xác định cơ cấu VHĐ của ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi có những đặc điểm khác nhau về mức lãi suất, nhu cầu thanh khoản,… Chính vì vậy, việc xác định cơ cấu VHĐ hợp lý giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro thanh khoản cũng như tối thiểu hóa chi phí đầu vào.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn
+ Dư nợ/VHĐ (%)
Dư nợ
Dư nợ/VHĐ = x 100% Vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của VHĐ. Nó giúp cho nhà phân tích đánh giá hiệu quả của cơng tác cho vay so với nguồn mà ngân hàng đã huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt đối với ngân hàng.
+ Thu nhập lãi
Là thu nhập mà ngân hàng nhận được khi cho khách hàng vay. Khoản thu nhập này phụ thuộc chủ yếu vào số tiền và lãi suất cho vay. Đây cũng là nguồn thu nhập chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn sẽ tạo ra nguồn vốn tốt để tài trợ cho vay, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
+ Chi phí lãi
Chi phí lãi là chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có được nguồn vốn. Chi phí này được tính dựa trên số VHĐ và lãi suất áp dụng để huy động vốn. Nếu thu nhập lãi là nguồn thu chính thì chi phí lãi là chi phí chính của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Chi phí lãi lớn có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, đẩy ngân hàng đến cảnh thua lỗ. Vì thế đây là yếu tố ngân hàng cần giảm trong hoạt động huy động vốn.
+ Chênh lệch thu chi lãi/Chi phí lãi
Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, tức là khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì các ngân hàng cũng thường sử dụng chỉ tiêu chênh lệch thu chi lãi trên chi phí lãi để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Chênh lệch thu chi lãi Thu lãi – Chi lãi = Chi phí lãi Chi phí lãi
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mình để cho vay.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP
3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1.1 Lịch sử hình thành
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Tên viết tắt: VBARD
- Hội sở chính: 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội - Website: http://www.agribank.com.vn
Tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 14/11/1990, thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế cho Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 400/CT. Đến ngày 15/11/1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cho đến nay, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ – NHNN. Hiện nay, Agribank trở thành một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là sơ sở vững chắc để Agribank đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng với phương châm “ mang phồn thịnh đến cho khách hàng”.
3.1.2 Vốn điều lệ: đạt trên 21.000 tỷ đồng và là ngân hàng có vốn điều lệ
lớn nhất trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
Với nguồn vốn điều lệ lớn mạnh này giúp Agribank nâng cao năng lực
tài chính, nâng cao hệ số an tồn vốn và đặc biệt chủ động về nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế, trong đó tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Từ đó giúp ngân hàng củng cố và tăng cường hơn nữa uy tín đối với khách hàng.
3.1.3 Mạng lưới hoạt động:
Tính đến 30/6/2011, mạng lưới của Agribank bao gồm: Hội sở chính, sở giao dịch, và hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài từ Bắc xuống Nam. Với mong muốn mở rộng thị trường cũng như thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các Ngân hàng trong khu vực và quốc tế, Agribank nhanh chóng có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, để giữ vững vị trí NHTM hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Agribank không chỉ nổ lực mở rộng mạng lưới mà còn mở rộng phạm vi hoạt động với 8 công ty trực thuộc nhằm góp phần hồn thiện các nghiệp vụ ngân hàng , đồng thời đem đến cho khách hàng những dịch vụ tiện ích.
Như vậy, Agribank không những lớn mạnh về nguồn lực tài chính mà còn phát triển cả về quy mô, mạng lưới giao dịch. Với hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch dày đặc có mặt ở hầu khắp các quận, huyện trải dài từ Bắc xuống Nam, từ nông thôn đến thành thị; một mặt khẳng định vị thế và uy tín của Agribank trong ngành ngân hàng. Mặt khác, đây còn là một lợi thế rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Agribank đã vinh dự đạt được các danh hiệu: top 10 giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững” do Bộ công thương công nhận,…. với sự khen thưởng của Đảng, Chính phủ, và các tổ chức uy tín trên thế giới.
3.1.4 Định hướng phát triển:
Ngay từ khi thành lập đến nay ln khẳng định vai trị là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước. Bước vào thời kỳ hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển trở thành một Tập đồn tài chính – ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới. Phát triển đi kèm với bền vững,
xây dựng ngân hàng đa năng, tiện ích dịch vụ đạt chuẩn, chất lượng với công nghệ hiện đại nhất, được khách hàng đánh giá tốt nhất.
3.1.5 Mục tiêu hoạt động
- Giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu.
- Nâng cao giải pháp huy động vốn tối đa trong và ngồi nước. - Duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý.
- Tập trung đổi mới, phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa.
- Duy trì sự hài lịng, trung thành và gắn bó của khách hàng.
3.2 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH – ĐỒNG THÁP
- Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành
- Địa chỉ: số 191, quốc lộ 80, TT Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Điện thoại: 0673 840 622 - Fax: 0673 840 228
Do nhu cầu vốn của người dân trong địa bàn nên sự ra đời nhno & PTNT huyện Châu Thành là xu thế tất yếu. Ngân hàng NNo&PTNT huyện Châu Thành chính thức được thành lập vào tháng 10/1996 sau khi trải qua 3 lần đổi tên. Sự ra đời của Ngân hàng huyện Châu Thành có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân tại địa phương.
Mặc dù, Ngân hàng ra đời rất sớm trên địa bàn, trong hồn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn và lạc hậu về cơ sở vật chất; tuy nhiên, trải qua hơn 15 năm xây dựng và đổi mới, Ngân đã không ngừng phấn đấu vươn lên và từng bước khẳng định mình trong ngành, chứng tỏ mình là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng. Hơn nữa, ngân hàng ln lấy chữ “Tín” làm phương châm cho mọi hoạt động nên được đông đảo khách hàng ủng hộ. Kết quả đó cũng chính là sự nổ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn cùng với sự
biến động không ngừng của nền kinh tế. Vì vậy ngân hàng khơng ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường.
3.2.1 Sơ lược về sản phẩm, dịch vụ
* Sản phẩm tiền gửi:
- Nhận tiền gửi loại KKH, CKH;
- Nhận TGTK với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, lãi suất hấp dẫn; - Huy động kỳ phiếu, trái phiếu.
* Sản phẩm tín dụng:
- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
- Cho vay cầm cố kỳ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác;
- Cho vay thấu chi tài khoản TGTT, thấu chi qua thẻ ATM;
- Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, mua sắm phương tiện đi lại; - Mở tài khoản và phát hành thẻ ATM cho khách hàng vay vốn.
* Dịch vụ thanh toán:
- Mở tài khoản thanh toán cho tổ chức, cá nhân;
- Dịch vụ chi trả lương CBVC, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản thẻ ATM;
- Chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh Western Union, chi trả kiều hối; - Thực hiện các dịch vụ thanh tốn hóa đơn, nhờ thu tự động, thu ngân sách Nhà nước.
* Sản phẩm thẻ:
- Thẻ ghi nợ nội địa Success;
- Thực hiện dịch vụ vấn tin, in sao kê giao dịch, tự động thông báo số dư, chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn,...
* Các dịch vụ khác:
- Mua bán, thu đổi ngoại tệ (USD);
- Nhận các dịch vụ về ngân quỹ, vận chuyển kiểm đếm, bảo quản tiền, vàng bạc đá quý, giấy tờ có giá…