5.2.1 Thuận lợi:
- Là Ngân hàng xuất hiện rất sớm lại nằm ngay trung tâm thị trấn Cái Tàu
Hạ, trung tâm kinh tế của huyện Châu Thành, một vị trí vơ cùng thuận lợi cho việc giao dịch và kinh doanh. Thêm vào đó, năm 2010 PGD Nha Mân được thành lập và đi vào hoạt động giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, số lượng khách hàng vì thế cũng tăng lên nhanh chóng.
- Đội ngũ giao dịch viên, đặc biệt là cán bộ làm công tác huy động vốn đa phần là những người trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình, khả năng giao tiếp tốt tạo được thiện cảm với khách hàng.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo ngân hàng và sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó là sự quan tâm, giúp đỡ của
chính quyền địa phương cho nên ngân hàng đã sớm tạo dựng được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, cả trong lĩnh vực huy động vốn lẫn cho vay. Mặt khác, ngân hàng cịn nhiệt tình trong các công tác xã hội đặc biệt là các chương trình trao học bổng cho học sinh nghèo tại các trường trên địa bàn huyện Châu Thành. Một việc làm thiết thực và hữu ích đối với xã hội, đồng thời qua đó cịn góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về ngân hàng trong lịng thế hệ hơm nay và mai sau.
- Cơ sở vật chất được đổi mới, trang bị đầy đủ và chất lượng, ứng dụng chương trình cơng nghệ cao giúp đẩy nhanh tốc độ công việc, tiết kiệm được thời gian giao dịch, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng.
- Sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: tiết kiệm dự thưởng, huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi dự thưởng,…đã và đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
- Một số kênh đầu tư khác như: vàng, ngoại tệ…đang trở nên kém hấp dẫn do tỷ giá được kiểm sốt chặt chẽ, ít biến động; giá vàng cũng đang có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây làm hạn chế cơ hội đầu cơ. Chính vì thế mà thời gian qua đã có khơng ít khách hàng vì lo sợ giá vàng tiếp tục giảm nên đã mạnh dạn bán vàng để gửi tiết kiệm.
5.2.2 Khó khăn:
- Mặt bằng lãi suất huy động bị khống chế bởi quy định của NHNN và đã được điều chỉnh giảm 2%/năm từ mức 14%/năm xuống chỉ còn 12%/năm chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng (12/3/2012 – 10/04/2012) bằng 2 thông tư: thông tư số 05/2012/TT-NHNN và thông tư số 08/2012/TT-NHNN và cịn có xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian tới. Trong khi đó, VHĐ ở ngân hàng chủ yếu là TGTK với mục đích hưởng lãi. Cho nên, việc hạ trần lãi suất huy động mặc dù trong nhất thời chưa ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở ngân hàng vì khách hàng chưa tìm được kênh đầu tư thay thế hiệu quả hơn. Song, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ở ngân hàng trong tương lai nhất là khi có một kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Khi đó,
một số khách hàng sẽ rút tiền gửi ngân hàng để chuyển sang kênh đầu tư mới có mức sinh lời cao này.
- Với đặc thù là một vùng nông thôn người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ cho nên hoạt động tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Châu Thành vẫn tồn tại và phát triển ở nhiều khóm ấp. Tình trạng này một mặt gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng; mặt khác cũng làm hạn chế khả năng huy động vốn của ngân hàng.
- Nền kinh tế huyện Châu Thành phát triển chưa đồng bộ, trình độ dân trí của một bộ phận lớn dân cư vẫn còn ở mức thấp, nhất là người dân thuộc các xã vùng sâu như An Khánh, An Phú Thuận…khả năng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung vẫn cịn rất hạn chế. Mặt khác, do thu nhập không cao, lượng tiền dành dụm hàng tháng còn hạn chế nên nhiều người còn e ngại trong việc gửi tiền ở ngân hàng mà lựa chọn hình thức cất giữ tiền mặt hoặc tham gia các hoạt động tín dụng phi chính thức nhất là hình thức chơi hụi.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH
5.2.1 Giải pháp chung
Để tăng cường khả vốn trong điều kiện mơi trường kinh doanh có nhiều áp lực như hiện nay hệ thống NHTM nói chung cần làm tốt những vấn đề sau:
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm huy động vốn nói riêng sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đặc điểm của từng địa phương. Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi với nhiều hình thức mới, lạ để thu hút khách hàng;
- Nâng cao trình độ công nghệ, hạn chế tối đa thời gian giao dịch của khách hàng. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng như hướng dẫn và giúp đỡ họ thực hiện các thủ tục cần thiết, tặng quà cho khách hàng nhân các dịp lễ, tết;
- Tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với chun ngành, có ngoại hình ưa nhìn và khả năng giao tiếp tốt. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng;
- Mở rộng mạng lưới giao dịch, tăng cường lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS nhằm mang đến sự tiện lợi cho việc giao dịch, thanh toán của khách hàng;
- Nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng bằng cách: tăng vốn điều lệ, tham gia tài trợ, giúp sức cho các chương trình, hoạt động cơng ích vì cộng đồng...
- Thực hiện tốt công tác marketing, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới đến với khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như: quảng cáo trên TV, internet, phát tờ rơi, treo băng – rôn,...
5.2.2 Giải pháp cụ thể
Căn cứ vào những hạn chế còn tồn tại trong tác huy động vốn ở ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành trong thời gian qua, cùng với việc tìm những khó khăn trong cơng tác huy động vốn mà ngân hàng đã và đang phải đối mặt. Tác giả đề ra một số giải pháp hỗ trợ cho công tác huy động vốn ở ngân hàng như sau:
- Ngân hàng nên xem xét đầu tư mở rộng hệ thống ATM, lắp đặt thêm một số máy ATM tại các trường học, bệnh viện để phục vụ đầy đủ và kịp thời nhu cầu giao dịch của khách hàng. Mặt khác cần phải kiểm tra một cách thường xuyên về tình trạng hoạt động, kiểm tra lượng tiền trong máy nhằm hạn chế tối đa tình trạng máy nuốt thẻ, máy hết tiền, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho việc giao dịch của khách hàng.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đến với khách hàng nhất là người dân ở các xã vùng sâu bằng nhiều hình thức: quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, treo băng-rôn,…không những ở tại ngân hàng mà cịn ở các địa điểm đơng dân cư, nơi có nhiều người qua lại như khu vực chợ, trường học, bệnh viện. Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Tạo sự khác biệt giữa sản phẩm huy động vốn ngắn hạn với sản phẩm huy động vốn trung và dài hạn bằng cách thường xuyên mở các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài (>12 tháng), thăm và tặng quà cho khách hàng vào những dịp lễ, tết…Tuy nhiên, dù khuyến mãi
hay tặng quà dưới bất kỳ hình thức nào vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của NHNN trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
- Ban lãnh đạo ngân hàng nên xem xét, kiến nghị với ngân hàng cấp trên về việc nâng cao hạn mức thu chi tại quầy của các GDV ở mức 40-50 triệu đồng để hạn chế thời gian chờ đợi, mang đến sự hài lòng, thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
- Hạn chế các hoạt động tín dụng phi chính thức bằng cách tạo điều kiện cho những người thiếu hụt vốn tạm thời có điều kiện tiếp cận với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bởi vì, việc lựa chọn vay vốn thông qua thị trường phi chính thức phần lớn là nhờ vào việc vay mượn được tiến hành nhanh chóng, lượng vốn vay mượn nhỏ lẻ với thời hạn vay ngắn. Như vậy, ngân hàng nên đánh vào những điểm này để thiết kế sản phẩm tín dụng phù hơp: hạn mức thấp, giải ngân nhanh, thời gian cấp tín dụng ngắn (tính theo ngày). Song vẫn đảm bảo lợi nhuận, an toàn cho ngân hàng. Điều này vừa hạn chế hoạt động tín dụng phi chính thức đồng thời góp phần tạo điều kiện nâng cao khả năng huy động vốn ở ngân hàng.
- Để có thể tiếp cận với nguồn tiền tiết kiệm còn hạn chế của những hộ nông dân vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng có thể cử một số cán bộ đến trực tiếp từng hộ gia đình để gom vốn và trả lãi định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Mặc dù lượng tiền riêng lẻ của mỗi hộ là không nhiều. Song số lượng hộ lại khá nhiều cho nên lượng vốn mà ngân hàng tiếp cận được thơng qua hình thức huy động vốn này sẽ không phải là con số nhỏ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp tác giả nhận thấy, mặc dù phải đối mặt với khơng ít khó khăn, trở ngại song, công tác huy động vốn ở ngân hàng trong những năm qua vẫn đạt kết quả rất khả quan. Vốn huy động tăng trưởng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng thay thế dần cho khoản mục vốn điều chuyển. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn kinh doanh. Mặt khác, thông qua những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 – 2011 cũng đã phản ánh được hiệu quả của công tác sử dụng vốn huy động ở ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cơng tác huy động vốn ở ngân hàng vẫn còn một số khó khăn và hạn chế. Với một số giải pháp được đề xuất trên cơ sở những khó khăn và hạn chế còn tồn tại, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho ngân hàng trong việc nâng cao hơn nữa khả năng huy động vốn trong thời gian tới.
Song, do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài cũng như kết quả đạt được vẫn chỉ dừng ở một mức độ nhất định, chưa thể đi sâu tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nó đến cơng tác huy động vốn ở ngân hàng, đặc biệt là ảnh hưởng của hoạt động tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Châu Thành để từ đó có những giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa cho công tác huy động vốn ở ngân hàng. Mong rằng, những hạn chế này sẽ được khắc phục ở những bài nghiên cứu về sau.
6.2 KIẾN NGHỊ
Để có thể củng cố và tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành trong thời gian tới một mặt đòi hỏi sự chỉ đạo điều hành sáng suốt của chính ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể đội ngũ cán bộ đang công tác tại NHNo huyện Châu Thành. Mặt khác, sự hỗ trợ từ phía ngân hàng cấp
trên cũng như những chính sách chỉ đạo, điều hành của NHNN cũng góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao hơn nữa khả năng huy động vốn ở ngân hàng.
6.2.1 Đối với NHNo tỉnh Đồng Tháp
- Nên xem xét và hỗ trợ việc lắp đặt thêm máy ATM trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Mở rộng hạn mức thu chi tại quầy cho những cán bộ làm công tác huy động vốn nhằm hạn chế thời gian giao dịch của khách hàng.
- Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo điều hành đối với các chi nhánh ngân hàng cấp dưới. Cải tiến và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở lấy ý kiến của ngân hàng địa phương để có những sản phẩm đặc thù, phù hợp với từng địa phương, từng chi nhánh.
6.2.2 Đối với NHNN
Cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu, diễn biến của thị trường nhất là sự thay đổi giá cả hàng hóa, tình hình lạm phát,... Trên cơ sở đó, đề xuất những chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt và hợp lý để vừa có thể ổn định tình hình kinh tế vĩ mô vừa đảm bảo cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua công cụ đắt lực là lãi suất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách, báo, luận văn
1. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê. 3. Lê Khương Ninh. Kinh tế học vĩ mô, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
4. Văn Kim Thùy (2011). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành – Đồng Tháp”.
* Văn bản quy phạm pháp luật
5. Thủ tướng Chính phủ (23/01/2009). Quyết định số: 131/QĐ-TTg (Quyết định về việc cho vay hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh).
6. Quốc hội khóa 12 (16/6/2010). Luật số: 47/2010/QH12 (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
7. Ngân hàng Nhà nước (03/3/2011). Thông tư số: 02/2011/TT-NHNN (Thông
tư quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam).
8. Ngân hàng Nhà nước (09/4/2011). Thông tư số: 09/2011/TT-NHNN (Thông tư quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đôla Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng).
9. Ngân hàng Nhà nước (01/6/2011). Thông tư số: 14/2011/TT-NHNN (Thông tư quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đôla Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng).
10. Ngân hàng Nhà nước (28/9/2011). Thông tư số: 30/2011/TT-NHNN (Thông
tư quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
11. Ngân hàng Nhà nước (12/3/2012). Thông tư số: 05/2012/TT-NHNN
(Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
12. Ngân hàng Nhà nước (10/4/2012). Thông tư số: 08/2012/TT-NHNN
ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
* Một số địa chỉ website
13.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/cac-nhan-to-anh-huong-den-kha-nang-huy-
dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai.489071.html.