KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 43)

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM 2009 - 2011

Trong những năm qua tình hình kinh tế – chính trị thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 tuy không tác động trực tiếp nhưng cũng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như đối với hệ thống tài chính nói riêng. Bên cạnh đó, những diễn biến bất thường của giá vàng, ngoại tệ, sự thay đổi liên tục chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo nên những thăng trầm trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM nước ta, và Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo điều hành sâu sát của ban lãnh đạo cùng với sự phấn đấu nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, ngân hàng không những đã vượt qua khó khăn mà cịn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua kết quả hoạt động kinh của ngân hàng giai đoạn 2009 – 2011 được trình bày ở trang 33.

Mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu

Nhìn chung, doanh thu của ngân hàng có xu hướng tăng qua 3 năm, đặc biệt là năm 2011 với mức tăng 19.775 triệu đồng tương ứng 46,07% so với

năm 2010. Sở dĩ doanh thu tăng là do từ năm 2009 nền kinh tế từng bước được phục hồi, các chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng, sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư trong nước được thúc đẩy khi các biện pháp kích thích tài chính tác động đến tồn bộ nền kinh tế như gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hộ nông dân. Sang năm 2010, 2011 nền kinh tế dần đi vào ổn định và phát triển trở lại, nhu cầu mở rộng sản xuất, tiêu dùng cũng tăng cao. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh dữ dội giữa các ngân hàng với nhau nhằm chạy đua huy động vốn đã đẩy lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng lên nhanh chóng làm doanh thu từ lãi vốn đã chiếm tỷ trọng lớn nay lại càng tăng lên. Năm 2009 doanh thu từ lãi của ngân hàng là 33.617 triệu đồng chiếm 86,10% trong tổng doanh thu; năm 2010 mức doanh thu này đạt 39.074 triệu đồng tăng 16,23% so với năm 2009 nâng tỷ trọng doanh thu từ lãi lên mức91,13%. Sang năm 2011, doanh thu từ lãi tiếp tục tăng mạnh lên mức 58.492 triệu đồng, tăng 49,70% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 93,39% trong tổng doanh thu, cịn lại là doanh thu ngồi lãi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Từ đó cho thấy, nguồn thu nhập chủ yếu của NHNo huyện Châu Thành là thu từ hoạt động cho vay, nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM Việt Nam.

Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh chúng ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí ; đi kèm với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí cũng tăng lên đáng kể, đáng chú ý là tốc độ tăng của chi phí lại nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Năm 2010 doanh thu chỉ tăng 9,82% so với năm 2009 trong khi chi phí tăng 10,54%; đến năm 2011 doanh thu tăng khá nhanh ở mức 46,07% so với năm trước tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng 48,92% của chi phí. Chi phí tăng nhanh là do cuộc chạy đua huy động vốn đã đẩy lãi suất tăng huy động tăng cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ cũng đã làm cho khoản mục chi phí ngồi lãi tăng lên đáng kể vào năm 2011.

Xét mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu nói lên rằng 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Cụ thể, năm 2009 cứ 1 triệu đồng

chi phí thì tạo ra được 1,094 triệu đồng doanh thu, và mức doanh thu thu về giảm dần ở những năm tiếp theo, năm 2010 doanh thu là 1,087 triệu đồng và năm 2011 là 1,066 triệu đồng ứng với chi phí bỏ ra là 1 triệu đồng. Như vậy, mặc dù doanh thu liên tục tăng nhanh nhưng khi đặt trong mối quan hệ doanh thu – chi phí thì mức doanh thu ứng với cùng một mức chi phí lại đang có xu hướng giảm nguyên nhân là do tốc độ tăng chi phí vượt cao hơn mức độ tăng của doanh thu. Rõ ràng, so sánh mức biến động tương đối có điều chỉnh ta thấy, năm 2010 doanh thu tăng 9,82% thì chi phí tương ứng phải ở mức 39.181 triệu đồng nhưng thực tế chi phí năm 2010 là 39.438 triệu đồng tăng 257 triệu đồng so với mức chi phí có điều chỉnh theo hệ số doanh thu. Tương tự, năm 2011 doanh thu tăng 46,07% thì mức chi phí tương ứng là 57.609 triệu đồng nhưng thực tế mức chi phí năm 2011 là 58.732 triệu đồng vượt mức chi phí điều chỉnh theo hệ số doanh thu là 1.123 triệu đồng. Sự chênh lệch này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đạt được của ngân hàng sẽ được phân tích chi tiết ở phần tiếp theo.

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo HUYỆN CHÂU THÀNH (2009 - 2011) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng doanh thu 39.044 42.877 62.632 3.833 9,82 19.775 46,07

- Doanh thu từ lãi 33.617 39.074 58.492 5.457 16,23 19.418 49,70 - Doanh thu ngoài lãi 5.427 3.803 4.140 -1.624 -29,92 337 8,86

2. Tổng chi phí 35.678 39.438 58.732 3.760 10,54 19.249 48,92

Chi phí lãi 30.719 35.940 48.418 5.221 17,00 12.478 34,72 Chi phí ngồi lãi 4.959 3.498 10.314 -1.461 -29,46 6.816 194,85

3. Lợi nhuận 3.366 3.439 3.900 73 2,17 461 13,41 4. Doanh thu/chi phí 1,094 1,087 1,066

Lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu mà bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng đều hướng đến, nó là thành quả của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn lại quá trình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011 ta thấy, lợi nhuận có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận tăng 73 triệu đồng tương ứng với mức tăng 2,17% so với năm 2009; đến năm 2011 lợi nhuận tăng mạnh, đạt mức 3.900 triệu đồng tăng 461 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 13,41%. Tuy nhiên, từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chúng ta dễ dàng nhận thấy: mặc dù lợi nhuận tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận luôn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu; bởi lẽ, ngồi doanh thu thì chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nếu tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí thì tốc độ tăng lợi nhuận sẽ thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Thực tế cho thấy, năm 2010 doanh thu tăng 9,82% so với năm 2009 thì lợi nhuận tương ứng phải ở mức 3.696 triệu đồng nhưng mức lợi nhuận thực tế đạt được chỉ là 3.439 triệu đồng thấp hơn mức lợi nhuận điều chỉnh theo hệ số doanh thu là 257 triệu đồng. Tương tự, doanh thu năm 2011 tăng 46,07% so với năm 2010 thì mức lợi nhuận tương ứng phải là 5.023 triệu đồng nhưng thực tế lợi nhuận năm 2011 chỉ đạt 3.900 triệu đồng thấp hơn mức lợi nhuận điều chỉnh là 1.123 triệu đồng. Rõ ràng mức lợi nhuận giảm đi đúng bằng mức chi phí tăng lên, điều này cũng dễ lý giải bởi vì chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ nghịch chiều, do đó, chi phí tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại.

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ của NHNN thơng qua cơng cụ lãi suất cũng như những chính sách chỉ đạo điều hành của Chính Phủ nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn và cho vay... Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua vẫn đạt kết quả đáng khích lệ, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Mặc dù tốc độ tănng trưởng lợi nhuận hàng năm không cao bằng tốc độ tăng doanh thu do sự gia tăng khá nhanh của chi

phí (tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu) nhưng đây không hẳn là vấn đề đáng lo ngại bởi vì trong mơi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay muốn tăng doanh thu và lợi nhuận thì việc cạnh tranh huy động vốn cũng như đầu tư thêm nhiều chi phí cho cơng nghệ, máy móc thiết bị và đầu tư phát triển sản phẩm là điều không thể tránh khỏi.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH –

ĐỒNG THÁP (2009 - 2011)

4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM 2009 – 2011

4.1.1 Cơ cấu tổng nguồn vốn

Như đã trình bày ở trên, nguồn vốn đặc biệt là VHĐ đóng vai trị chủ đạo trong hoạt kinh doanh của ngân hàng, là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. Chính vì vậy mà việc tạo lập một cơ cấu vốn hợp lý là điều rất cần thiết đối với các ngân hàng, việc huy động thừa hay thiếu vốn đều ảnh hưởng không tốt đến kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì bản chất nguồn vốn huy động chính là nguồn vốn mà ngân hàng đi vay, nếu thừa vốn ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền (người cho vay) trong khi đó khoản vốn này lại không mang lại thu nhập cho ngân hàng. Ngược lại, nếu thiếu vốn nghĩa là ngân hàng bỏ qua cơ hội thu lời từ việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt cho nên việc huy động thừa vốn khơng cịn là vấn đề đáng lo ngại; trái lại, làm thế nào để huy động được nhiều vốn mới là điều mà các ngân hàng đang trăn trở. Ln ý thức được vai trị của nguồn vốn quan trọng này, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng nỗ lực trong công tác huy động vốn trong những năm qua và đã đạt được kết quả rất khả quan. Dưới đây là bảng tổng kết cơ cấu tổng nguồn vốn qua 3 năm 2009 – 2011 của NHNo huyện Châu Thành:

Bảng 2: CƠ CẤU TỔNG NGUỒN VỐN Ở NHNo HUYỆN CHÂU THÀNH (2009 - 2011)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 214.728 73,58 280.046 86,28 352.113 97,39 65.318 30,42 72.067 25,73 Vốn điều chuyển 77.098 26,42 44.529 13,72 9.432 2,61 -32.569 -42,24 -35.097 -78,82

Tổng nguồn vốn 291.826 100,00 324.575 100,00 361.545 100,00 32.749 11,22 36.97 11,39

Từ số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng nhanh và ổn định qua 3 năm. Cụ thể là năm 2009 tổng nguồn vốn là 291.826 triệu đồng, đến năm 2010 tổng nguồn vốn tăng thêm 32.749 triệu đồng tương ứng với mức tăng 11,22% so với năm 2009; đến năm 2011 nguồn vốn lại tiếp tục tăng thêm 36.970 triệu đồng so với năm trước với tỷ lệ tăng tương ứng là 11,39% nâng mức vốn lên 361.545 triệu đồng. Có được sự tăng trưởng này là do sự gia tăng nhanh chóng khoản mục nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2009 VHĐ chỉ đạt mức 214.728 triệu đồng chiếm 73,58% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2010 thì VHĐ tăng lên 280.046 triệu đồng tăng 65.318 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 30,42%, nâng tỷ trọng VHĐ lên 86,28% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2011 VHĐ tiếp tục tăng nhanh lên mức 352.113 triệu đồng tăng 72.067 triệu đồng so với năm 2010 và tỷ trọng VHĐ năm này đạt mức 97,39% trong tổng nguồn vốn.

Như vậy cơ cấu vốn của ngân hàng có sự dịch chuyển rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ trọng VHĐ và giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Có thể nói, đây là một sự thành công rất lớn trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Kết quả khả quan này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trước hết là do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô. Đối mặt với những tác động tiêu cực từ sự suy thối kinh tế tồn cầu diễn ra vào năm 2008, Chính phủ kịp thời đề ra 5 nhóm giải pháp phù hợp, cùng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm vào đầu năm 2009, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn thời gian nộp thuế nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phát huy thuận lợi, tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ đó mà từ năm 2009 nền kinh tế cả nước nói chung và huyện Châu Thành nói riêng từng bước được phục hồi, sản xuất tiêu dùng mở rộng, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo được cơng ăn việc làm cho người lao động, cải thiện tình trạng thất nghiệp tràn lan. Kinh tế ổn định, đời sống và thu nhập của người dân được cải thiện là điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để có được thành quả huy động vốn trong những năm qua phải kể đến một yếu tố vô cùng quan trọng đó là sự nỗ lực phấn đấu của chính bản thân ngân hàng. Hoạt động trong một mơi trường cạnh tranh gay gắt

lại chịu sự chi phối, điều hành bởi chính sách tiền tệ của NHNN thông qua công cụ lãi suất cho nên mặt bằng lãi suất huy động ở các ngân hàng trong những năm gần đây hầu như khơng có sự khác biệt. Việc cạnh tranh huy động vốn thông qua công cụ lãi suất khơng cịn phù hợp nữa. Chính vì vậy mà ngân hàng đã lựa chọn một hướng đi mới bền vững hơn; đó là đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ mang lại ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng. Nhiều sản phẩm dịch vụ mới được giới thiệu đến khách hàng như liên kết phát hành thẻ ATM cho các đơn vị trả lương qua tài khoản, Thu ngân sách Nhà nước, Thu phí bảo hiểm, Tiết kiệm học đường, Cho vay thấu chi qua tài khoản thẻ ATM, SMS banking,...cùng với các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền như tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu dự thưởng...đã giúp ngân hàng thu hút được một lượng vốn lớn từ các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn chú trọng đến việc đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân sự có sự kết hợp hài hòa giữa những cán bộ trẻ trung, năng động, giàu nhiệt huyết với những cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm quản lý, điều hành cũng đã góp phần tạo nên sự thành cơng trong các mặt hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như cơng tác huy động vốn nói riêng.

Thành phần thứ hai trong cơ cấu vốn của ngân hàng là vốn điều chuyển từ hội sở, ngược lại với VHĐ, vốn điều chuyển giảm nhanh qua các năm về tỷ trọng lẫn số lượng, năm 2009 vốn điều chuyển là 77.098 triệu đồng chiếm 26,42% trong tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2010 nguồn vốn này đã giảm xuống còn 44.592 triệu đồng giảm 42,24% so với năm 2009 làm cho tỷ lệ vốn điều chuyển chỉ còn lại 13,72% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2011 nguồn vốn điều chuyển lại tiếp tục giảm mạnh xuống còn 9.432 triệu đồng, chiếm 2,61% trong tổng nguồn vốn, giảm 78,82% so với năm trước. Vốn điều chuyển giảm trong khi VHĐ tăng trưởng nhanh cho thấy ngân hàng đã chủ động được vốn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng khơng cịn bị phụ thuộc nhiều vào hội sở. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi vì, nếu so với VHĐ thì vốn điều chuyển là nguồn vốn có chi phí cao, ngân hàng lại không chủ động

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)