Điều kiện tiêu chuẩn trở thành Tổng giám đốc công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Vai trò điều hành của giám đốc trong công ty cổ phần (Trang 25 - 61)

dụng cho các công ty niêm yết ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ tài chính thì quy định rõ đối với cơng ty cổ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khốn có một Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.

1.2.2. ĐIỀU KIỆN TIÊU CHUẨN TRỞ THÀNH TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY CỔ PHẦN

Một điểm mới của luật Doanh nghiệp 2005 so với luật Doanh nghiệp 1999 là các nhà làm luật đã quy định cụ thể về điều kiện và tiêu chuẩn làm Tổng giám đốc công ty cổ phần với mục đích góp phần đảm bảo khả năng lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm của những người quản lý điều hành cơng ty, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, các đối tác, chủ nợ và người lao động. Nhưng liệu quy định mới này có tính khả thi khi pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực mà lẽ ra nên để các doanh nghiệp tự chủ. Chúng ta có thể xem xét quy định này trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì điều kiện tiêu chuẩn làm Tổng giám đốc công ty cổ phần tương tự như Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều kiện và tiêu chuẩn trở thành Tổng giám đốc công ty cổ phần quy định tại Điều 116 - LDN 2005 và theo điều này dẫn chiếu đến Điều 57 - LDN 2005 thì để trở thành Tổng giám đốc công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Một là, điều kiện tiên quyết của Tổng giám đốc cơng ty cổ phần là “có đủ năng

lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005” (điểm a-khoản 1 - Điều 57 - LDN 2005). Điều này được hướng dẫn chi tiết hơn trong Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ như sau “Tổng giám đốc cơng ty cổ phần phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2- Điều 13 - LDN 2005” (khoản 1 - Điều 13 - NĐ139). Quy định này của Luật doanh nghiệp dường như có chỗ dư thừa. Bởi vì, trong quy định tại điểm đ, khoản 2 - Điều 13 - LDN 2005 đã quy định cấm những người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự làm người thành lập và quản lý doanh nghiệp nên có lẽ khơng cần quy định lại như Luật Doanh nghiệp và Nghị định 139/2007/NĐ-CP như hiện tại.

Hai là, là cá nhân sở hữu 10% vốn điều lệ của công ty theo quy định tại điểm b

- khoản 1 - Điều 57 - LDN 2005. Và được quy định bổ sung tại khoản 2 - Điều 13 - NĐ139 là “cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% cổ phần phổ thông của công ty cổ

26

phần”. Hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của cơng ty. Theo quy định này thì có hai trường hợp. Thứ nhất, trường hợp Tổng giám đốc là thành viên của cơng ty, thì thành viên đó phải là cá nhân và sở hữu ít nhất 5% cổ phần phổ thông của công ty. Trường hợp thứ hai, Tổng giám đốc không phải là thành viên của cơng ty, thì phải là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. Như vậy, đặt ra vấn đề một cá nhân là thành viên của công ty sở hữu dưới 5% cổ phần phổ thông của công ty và có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hay trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty sẽ không được là Tổng giám đốc theo quy định này. Theo tác giả đây là một quy định bất hợp lý, bởi cơng ty có thể th một cá nhân hồn tồn khơng phải là thành viên cơng ty, khơng có cổ phần hay vốn góp trong cơng ty để làm Tổng giám đốc trong khi đó một thành viên của cơng ty là cá nhân sở hữu dưới 5% cổ phần phổ thông hay thành viên sở hữu các loại cổ đông khác lại không được quyền làm Tổng giám đốc cơng ty nếu có đủ điều kiện về trình độ chun mơn nghiệp vụ và kinh nghiệm để điều hành quản lý công ty. Phải chăng, việc quy định cổ đông là cá nhân sở hữu 10% vốn điều lệ hay 5% cổ phần phổ thông chỉ là ý chí chủ quan của các nhà làm luật. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định Tổng giám đốc th phải là người có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty cũng chưa hợp lý và khơng khả thi. Chưa hợp lý bởi vì, thơng thường khi bỏ vốn ra đầu tư các nhà đầu tư phải cân nhắc việc quản lý điều hành công ty làm sao cho hiệu quả nhất để đạt được mục đích là lợi nhuận tối đa, do đó nếu họ khơng có đủ năng lực để lãnh đạo, để điều hành quản lý cơng ty thì họ cũng sẽ lựa chọn người có đủ trình độ nghiệp vụ thay họ để quản lý cơng ty. Thậm chí, trong thực tế chủ sở hữu cơng ty còn đặt ra nhiều tiêu chí khi th Tổng giám đốc cơng ty. Và quy định này cũng không khả thi bởi lẽ, đây là một quy định trừu tượng. Luật Doanh nghiệp cũng như các văn

bản hướng dẫn thi hành không quy định như thế nào là trình độ chun mơn, như thế nào là có kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh, cơ quan nào có thẩm quyền xác định, thẩm định vấn đề này, thời hạn là bao lâu…hay với công ty kinh doanh đa ngành nghề thì ngành nghề nào được xem là “chủ yếu”, thời điểm này ngành nghề này là chủ yếu nhưng sau đó khơng cịn là chủ yếu thì có phải thay đổi Tổng giám đốc không…Đây là quy định không dễ để quản lý và thực hiện trên thực tế17.

17

27

Ngoài ra, đối với công ty con của cơng ty có cổ phần, vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngồi các điều kiện, tiêu chuẩn trên, Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng. cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời là Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Quy định này chỉ áp dụng với Tổng giám đốc công ty cổ phần mà không áp dụng với Tổng giám đốc trong các loại hình doanh nghiệp khác như cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Điều này xuất phát từ đặc điểm của công ty cổ phần tách biệt quyền sở hữu với quyền điều hành và tính đại diện của Tổng giám đốc trong công ty cổ phần. Quy định này nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các cổ đơng, đảm bảo sự tập trung quản lý điều hành của Tổng giám đốc và tránh tình trạng tư lợi của Tổng giám đốc trong quá trình điều hành quản lý doanh nghiệp.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 139/2007/NĐ - CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ thì đối với Tổng giám đốc là cá nhân nước ngoài và là người đại diện theo pháp luật của cơng ty, thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật về điều kiện tiêu chuẩn làm Tổng giám đốc của công ty cổ phần chỉ là những tiêu chuẩn chung nhất, trên thực tế các tiêu chuẩn trở thành Tổng giám đốc theo yêu cầu của doanh nghiệp là rất lớn. Ví dụ, trong buổi hội thảo “CEO trong thế giới phẳng”, Giáo sư - tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổng kết 10 tiêu chí mới cho một Tổng giám đốc chuyên nghiệp bao gồm: “Có tầm, biết nhìn xa trơng rộng, dự đoán được tương lai, biết cách nắm bắt cơ hội-chấp nhận rủi ro, dám chịu trách nhiệm để đạt mục tiêu sau cùng là lợi nhuận; Có năng lực hoạch định chiến lược, điều hành, đánh giá; Chiến lược suy nghĩ tồn cầu, hành động địa phương; Có phong cách lãnh đạo riêng, chuyên nghiệp gây ảnh hưởng đến cấp dưới, hợp với môi trường nội bộ và đối phó được với bên ngồi; Biết đề cao vai trị nhân viên, biết cách sử dụng và tạo môi trường tốt để thu hút người giỏi về với mình; Ln đi tìm cái mới, cập nhật, học hỏi liên tục, tìm biện pháp cải tiến - phát triển sản phẩm và quy trình làm việc, đổi mới bản thân; Am hiểu đa lĩnh vực; CEO thời hội nhập cần hiểu biết hầu hết lĩnh vực liên quan đến hoạt động doanh nghiệp; Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các kỹ năng quản lý. Thiết lập

28

cơ chế vận hành hợp lý, phù hợp vị thế và phạm vi hoạt động doanh nghiệp theo từng thời kỳ; Gương mẫu đi đầu trong doanh nghiệp về tự đào tạo nâng cao trình độ để tăng khả năng lãnh đạo; Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, tạo mơi trường làm việc thân thiện”18. Ngoài ra, khi tuyển Tổng giám đốc các công ty cổ phần cũng đưa ra các điều kiện tiêu chuẩn riêng. Chúng ta có thể nghiên cứu một số tiêu chuẩn phổ biến mà các công ty thường đặt ra khi tuyển Tổng giám đốc như sau.

Thứ nhất, kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng. Bởi người lãnh đạo, điều

hành phải có sự trải nghiệm, có sự đúc rút kinh nghiệm mới có khả năng lãnh đạo người khác, mặt khác Tổng giám đốc phải có kinh nghiệm để đưa ra các sáng kiến phát triển cơng ty, có kinh nghiệm cũng giúp các Tổng giám đốc dự đoán được những biến động của thị trường để tránh được sự tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, giảm thiểu những thiệt hại mà công ty phải gánh chịu, đồng thời đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp cho cơng ty.

Thứ hai, sự tín nhiệm là yếu tố cần thiết để một người được bổ nhiệm hay được

thuê làm Tổng giám đốc trong công ty cổ phần. Bởi trong cơng ty cổ phần có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý điều hành công ty. Khi các nhà đầu tư bỏ vốn ra mua cổ phần của một công ty cổ phần mà khơng trực tiếp quản lý số vốn đó thì họ phải lựa chọn người đủ tin cậy để quản lý và sử dụng số vốn đó hiệu quả nhất. Nhưng để tạo được sự tin tưởng thì các Tổng giám đốc phải thực sự có năng lực, có trình độ, phải có tố chất của một nhà lãnh đạo… Tất cả điều này sẽ được thể hiện rõ nhất ở kết quả kinh doanh của công ty dưới sự điều hành của Tổng giám đốc.

Thứ ba, Tổng giám đốc phải có những tố chất của một nhà quản lý và lãnh đạo như có sự nhạy bén với thị trường, có sự linh hoạt, năng động khi làm việc, có khả năng chịu áp lực cao, có tầm nhìn rộng, có trí thơng minh và cả sự chăm chỉ làm việc…tất cả những yếu tố này tạo nên một Tổng giám đốc có năng lực và sẽ tạo được sự tín nhiệm của HĐQT và cổ đơng.

Có thể tham khảo điều kiện tuyển dụng Tổng giám đốc của công ty cổ phần phát triển công nghệ thông tin VINASIT như sau: Về kinh nghiệm làm việc phải có hai năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương; về trình độ chun mơn là phải tốt nghiệp đại học khối kinh tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin; Đối với phẩm chất cá nhân phải có tác phong, phong cách làm việc chun nghiệp, có năng lực, thành tích trong phát

18

29

triển bản thân và nhân viên cấp dưới, thích ứng với các thay đổi biên độ của thị trường, có văn hóa kinh doanh lành mạnh, ý chí vững vàng và hệ tư tưởng ổn định, có khả năng theo đuổi mục tiêu đến cùng và khả năng ứng biến linh hoạt19.

Như vậy, vấn đề về tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc trong công ty cổ phần là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp và cần thiết phải giành cho doanh nghiệp quyền tự chủ trong việc đưa ra các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện tuyển Tổng giám đốc để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở các quy định khung của luật. Có như vậy pháp luật về doanh nghiệp mới tạo điều kiện để thúc đẩy các quan hệ kinh doanh thương mại, lao động phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

Kết luận, qua việc tìm hiểu về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những vấn đề chung về Tổng giám đốc cũng như các điều kiện tiêu chuẩn để trở thành Tổng giám đốc trong công ty cổ phần, chúng ta đã hiểu được tình hình về lực lượng Giám đốc nói chung và Tổng giám đốc trong cơng ty cổ phần nói riêng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang thiếu trầm trọng, cần phải nâng cao cả về chất lượng và số lượng, đồng thời thấy rõ vị trí của Tổng giám đốc trong cơng ty cổ phần là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của cơng ty, đó là tiền đề cho việc nghiên cứu vai trị điều hành của Tổng giám đốc trong cơng ty cổ phần. Cũng qua đó cho thấy Luật Doanh nghiệp 2005 đang dần hoàn thiện các quy định về quản trị cơng ty cổ phần góp phần vào việc nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

19

30

CHƯƠNG II

VAI TRÒ ĐIỀU HÀNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA LDN 2005

Trong quá trình thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình Tổng giám đốc chịu sự điều chỉnh của pháp luật, của Điều lệ doanh nghiệp, các quyết định quản lý, hợp đồng được ký kết, nội quy quy chế của doanh nghiệp. Trong đó quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng và chủ yếu. Mặt khác, Tổng giám đốc trong công ty cổ phần là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty nên cần thiết phải am hiểu các quy định của pháp luật để điều hành hoạt động của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật. Như vậy, các quy định của pháp luật là nền tảng pháp lý cơ bản nhưng không kém phần quan trọng trong việc quy định những quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc trong cơng ty cổ phần. Và vai trị của Tổng giám đốc trong công ty cổ phần được thể hiện rõ trong quá trình thực hiện quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 4 - Điều 116 - LDN 2005 thì “Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị”. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

Thẩm quyền đại diện theo pháp luật của công ty.

Quyền đại diện theo pháp luật của cơng ty là vai trị cơ bản nhất của Tổng giám

Một phần của tài liệu Vai trò điều hành của giám đốc trong công ty cổ phần (Trang 25 - 61)