MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành – tỉnh kiên giang (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃ

SUẤT TẠI NGÂN HÀNG

Sau khi nhận biết và lượng hoá các rủi ro biến đổi lãi suất bằng kinh nghiệm hay bằng các cơng thức, mơ hình khác nhau, ngân hàng phải có các biện pháp và

sử dụng các công cụ khác nhau để điều tiết giảm thiểu rủi ro về lãi suất trong hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng các biện pháp, công cụ điều tiết lãi suất ở qui

mô như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược về quản lý rủi ro của ngân

hàng cũng như khả năng phân tích, dự báo xu thế thay đổi của lãi suất trên thị

trường. Ngân hàng vẫn có thể chấp nhận rủi ro, khơng sử dụng hay chỉ sử dụng

các biện pháp điều tiết rủi ro lãi suất ở một qui mô nhất định nếu như họ tin rằng xu thế của lãi suất thị trường sẽ theo chiều hướng có lợi cho ngân hàng và nếu rủi ro có xảy ra thì đó là điều đã được lường trước và nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của ngân hàng, ngân hàng chấp nhận được rủi ro này. Các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng thực tế hiện nay bao gồm:

Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất

Kỹ thuật quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất (interest – rate sensitive gap management), kỹ thuật quản lý này yêu cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản lý cảm thấy rằng mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường).

Hoán đổi các khoản mục đầu tư

Với việc hoán đổi một số khoản mục trong danh mục đầu tư (sử dụng vốn), ngân hàng có thể làm giảm độ co giãn của lãi suất tài sản với mục đích tạo ra sự cân bằng hoặc giảm sự chênh lệch với độ co giãn của lãi suất nguồn vốn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất biến đổi thành các khoản đầu tư có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ với lãi suất cố định. Điều này sẽ giúp cho độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản giảm xuống, bớt chênh lệch với độ co giãn lãi suất của toàn bộ nguồn vốn. Độ co giãn của lãi

GVHD: Trương Hịa Bình 76 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

suất chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục tài sản này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ tài sản giảm được bao nhiêu, có đạt mục tiêu giảm rủi ro lãi suất hay khơng.

Hốn đổi các khoản mục nguồn vốn

Với nguyên tắc tương tự, một ngân hàng thương mại cũng có thể làm cho độ co giãn lãi suất của nguồn vốn được tăng lên để cân bằng hoặc tiến tới cân bằng với bên tài sản thông qua việc chuyển đổi một số khoản mục của nguồn vốn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể trả lại các khoản vay thị trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất cố định và thay vào đó là các khoản vay thị

trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất biến đổi. Điều đó có

nghĩa là các khoản nguồn vốn có độ co giãn lãi suất bằng không đã được thay bằng các khoản có độ co giãn lãi suất lớn hơn, làm độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ bên nguồn vốn tăng lên. Như vậy, ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất của mình. Độ co giãn của lãi suất chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục nguồn vốn này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ nguồn vốn tăng lên được bao nhiêu, có đạt mục tiêu cân bằng, hay giảm chênh lệch với bên tài sản hay không.

Tăng qui mô cân số ( tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản)

Nếu như các biện pháp chuyển đổi khoản mục tài sản hay nguồn vốn không

đem lại kết quả điều tiết rủi ro lãi suất như mong muốn hoặc mới chỉ đạt một

phần yêu cầu thì ngân hàng phải sử dụng biện pháp tăng qui mô cân số với mục

đích đồng thời tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co giãn

lãi suất bên kia. Chẳng hạn, khi độ co giãn lãi suất của tài sản quá cao so với nguồn vốn thì ngân hàng có thể huy động vốn vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng (với lãi suất biến đổi) để đầu tư lại cho các sản phẩm có lãi suất cố

định (độ co giãn lãi suất bằng không). Tuy nhiên, sử dụng biện pháp này cần hết

sức thận trọng vì có những hạn chế nhất định. Qui mơ tổng nguồn vốn/tổng tài sản tăng lên sẽ có thể làm thay đổi cơ cấu và hàng loạt chỉ số hoạt động, các tỷ lệ an toàn khác mà ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ. Do vậy, cần tính tốn kỹ và sử dụng biện pháp này ở mức độ tương đối hạn chế.

Giảm qui mô cân số (giảm tổng nguồn vốn, giảm tổng tài sản)

Tương tự biện pháp tăng tổng nguồn vốn, tổng tài sản, ngân hàng cũng có thể

dùng biện pháp giảm quy mơ nguồn vốn, tổng tài sản của mình để đạt được mục

đích điều tiết rủi ro lãi suất. Chẳng hạn như ngân hàng phải bán các khoản đầu tư

có lãi suất thay đổi và cũng đồng thời đem trả lại các khoản vốn vay có lãi suất cố định đã vay trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như trường hợp

trước, việc sử dụng biện pháp giảm qui mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản)

cũng cần hết sức thận trọng vì có thể là nhiều chỉ số hoạt động bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi như chỉ số về khả năng chi trả, khả năng thanh toán tức thời của ngân hàng chẳng hạn.

Với thực trạng hoạt động của ngân hàng hiện nay, thiết nghĩ việc nhận biết và

ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất nhằm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần nghiên cứu kĩ các phương pháp để lựa chọn, ứng dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của

mình. Các nhà quản trị ngân hàng muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường cần phải có khả năng dự báo những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành lãi suất.

GVHD: Trương Hịa Bình 78 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành – tỉnh kiên giang (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)