PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành – tỉnh kiên giang (Trang 72)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH

HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THEO MƠ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI

Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng,

người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình qn của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Với đặc tính của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm cả trung và dài hạn. Chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành – Kiên Giang thường xuyên phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng

tăng lên như thời gian vừa qua.

Dựa vào cơng thức mơ hình định giá lại, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất tại Chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành – Kiên Giang qua bảng sau đây:

GVHD: Trương Hịa Bình 58 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Bảng 14: PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI NHẠY CẢM LÃI SUẤT CỦA NHNo & PTNT CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG

QUA BA NĂM (2008 – 2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM KHOẢN MỤC

2008 2009 2010

Tổng tài sản nhạy cảm với lãi

suất (ISA) 171.218 354.285 423.574

Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi

suất (ISL) 212.688 397.666 516.622

Chênh lệch giữa tài sản và nguồn

vốn nhạy cảm lãi suất (GAP) (41.470) (43.381) (93.048) Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên nguồn

vốn nhạy cảm (ISR) 0,81 0,89 0,82

IS GAP tương đối (tỷ số giữa GAP

với tài sản nhạy cảm lãi suất) (0,24) (0,12) (0,22) Trạng thái của ngân hàng Nhạy cảm

nguồn vốn

Nhạy cảm nguồn vốn

Nhạy cảm nguồn vốn Thu nhập ròng (NIM) sẽ giảm nếu Lãi suất

tăng

Lãi suất

tăng

Lãi suất Tăng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT Châu Thành – Kiên Giang và tính tốn của tác giả)

Thông qua bảng 14 trên ta thấy NHNo & PTNT Chi nhánh Châu Thành –

Kiên Giang đang có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất là 171.218 triệu đồng năm

2008, 354.285 triệu đồng năm 2009, 423.574 triệu đồng năm 2010. Đây là những khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn. Nếu lãi suất tăng sau khi khoản cho vay này được thực hiện, ngân hàng sẽ chi gia hạn thêm cho những khoản vay này nếu như nó có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng xấp xỉ

như mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác có chất lượng tương đương. Tương tự như vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho

GVHD: Trương Hịa Bình 59 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Tổng nguồn vốn nhạy cảm cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2008 là 212.688 triệu đồng, năm 2009 là 397.666 triệu đồng, năm 2010 là 516.622 triệu đồng.

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở đây bao gồm chứng chỉ tiền gửi sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn, khi đó ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận mức lãi suất tiền gửi mới, phù hợp với những điều kiện của thị trường; những khoản tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng

ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường.

Điều gì sẽ xảy ra khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất không cân bằng với

giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất? Rõ ràng là một khoảng chênh lệch tài sản – nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hay một chênh lệch nhạy cảm lãi suất đã hình thành. = -

Các số liệu từ bảng 14 cho thấy ngân hàng ngân hàng có chênh lệch GAP nhạy cảm lãi suất âm, cụ thể là năm 2008 chêch lệch nhạy cảm lãi suất là (41.470) triệu đồng, năm 2009 là (43.381) triệu đồng, và đến năm 2007 là (93.048) triệu đồng. Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất giảm khi ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn hay chênh lệch GAP âm thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn. Như vậy thu nhập của ngân hàng sẽ tăng.

Trên thực tế, như chúng ta đã thấy ở trên, xét tại thời điểm năm 2008, nếu tổng giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất (ISA) là 171.218 triệu đồng và giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (ISL) là 212.688 triệu đồng, khi đó chênh lệch GAP tuyệt đối: IS GAP = ISA –ISL = 171.218 – 212.688 = - 41.470 triệu đồng.

Rõ ràng là, ngân hàng có chênh lệch tuyệt đối âm biểu hiện tình trạng nhạy cảm về nợ.

Ta có tỉ lệ chênh lệch tài sản nhạy cảm tương đối: Chênh lệch nhạy

cảm lãi suất

Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất

Giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

GVHD: Trương Hịa Bình 60 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Một chỉ số chênh lệch tương đối dương có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm tài sản, trong đó một chỉ số chênh lệch tương đối âm mô tả một ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm nợ. Cuối cùng, chúng ta có thể so sánh

quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất ISA với quy mô nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

ISL. Và đây cũng chính là hệ số rủi ro lãi suất. Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng

trong ba năm ngân hàng đều ở trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, giá trị của chênh lệch nhạy cảm lãi suất có sự biến động khác nhau qua các năm, đó là do tình hình về tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong từng năm là khác nhau. Năm 2009, tỷ lệ IS GAP của ngân hàng giảm còn 0,12. Điều này là

do ngân hàng tăng cường huy động vốn ngắn hạn làm cho khoản mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn so với tài sản nhạy cảm lãi suất. Đến năm 2010, tỷ lệ

này tăng lên 0,22, nguyên nhân của sự gia tăng này là trong năm 2010 Chi nhánh tăng cường cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay đáp ứng nhu cầu vốn ngắn

hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng, ngân hàng đang có một tỉ lệ rủi ro lãi suất ISR nhỏ hơn 1. Chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thì ngân hàng được coi là khơng có rủi ro lãi suất. Trong trường hợp này, thu từ lãi danh mục tài sản và chi phí trả lãi sẽ thay đổi theo

cùng một tỷ lệ. Chênh lệch nhạy cảm lãi suất của ngân hàng bằng 0 và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hướng nào. Tuy nhiên trên thực tế, chênh lệch nhạy cảm lãi suất bằng 0 khơng loại trừ hồn tồn

được rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất của tài sản và lãi suất của các khoản nợ không

ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi chậm hơn lãi suất của những khoản vay trên thị trường tiền tệ. Vì vậy thu từ lãi của ngân hàng có xu hướng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn kinh tế

tăng trưởng hiện nay.

IS GAP tương đối =

Tài sản nhạy cảm với lãi suất =

171.218

- 0,24 GAP - 41.470

GVHD: Trương Hịa Bình 61 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Bảng 15 : CHI PHÍ TRẢ LÃI CỦA NHNo & PTNT CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG QUA BA NĂM THEO LÃI SUẤT

2008 2009 2010 Nguồn vốn Số tiền (tr.đồng) Lãi suất %/năm Chi về lãi suất Số tiền (tr.đồng) Lãi suất %/năm Chi về lãi suất Số tiền (tr.đồng) Lãi suất %/năm Chi về lãi suất

1. Tiền gửi của KBNN 33.927 2,4 814,248 52.153 2,6 1.355,978 91.801 2,6 2.386,826

2. Tiền gửi tiết kiệm 66.634 129.237 209.507

Tiền gửi không kỳ hạn 225 3,0 6,75 51 3,0 1,53 73 3,0 2,19

Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 49.903 8,4 4.191,852 85.879 10,2 8.759,658 168.530 11,2 18.875,36 Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng 16.506 9,4 1.551,56 43.307 10,4 4.503,93 40.904 11,7 4.785,77

3. Tiền gửi các TCTD 2.439 8.167 12.503

Tiền gửi không kỳ hạn 2.439 3,0 73,17 8.167 3,0 245,01 12.503 3,0 375,09

4. Vốn điều chuyển 126.194 9,6 12.114,624 251.416 10,25 25.770,14 243.715 12,5 30.464,38

Tổng khoản mục NCLS 212.688 17.200,644 397.666 36.132,316 516.622 52.103,841

Tổng khoản mục có LS cố định 1.551,56 4.503,93 4.785,77

Tổng chi phí lãi 18.752,204 40.636,246 56.889,611

GVHD: Trương Hịa Bình 62 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Bảng 16 : THU TỪ LÃI CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM THEO LÃI SUẤT

2008 2009 2010 Tài sản Số tiền (tr.đồng) Lãi suất %/năm Thu từ lãi suất Số tiền (tr.đồng) Lãi suất %/năm Thu từ lãi suất Số tiền (tr.đồng) Lãi suất %/năm Thu từ lãi suất 1. Chứng khoán ngắn hạn 191 9,12 17,419 64 9,37 5,997 64 9,86 6,310 2. Cho vay 197.041 391.599 484.128 - Ngắn hạn 171.027 14,0 23.943,78 354.221 15,5 54.904,255 423.510 17,0 71.996,7 - Trung và dài hạn 26.014 16,5 4.292,31 37.378 16,5 6.167,37 60.618 19,0 11.517,42 Tổng khoản mục NCLS 171.218 23.961,199 354.285 54.910,252 423.574 72.003,01 Tổng khoản mục có LS cố định 4.292,31 6.167,37 11.517,42 Tổng thu từ lãi 28.253,509 61.077,622 83.520,43

GVHD: Trương Hịa Bình 63 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Qua hai bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, cơ cấu các khoản mục tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng qua các năm là khác nhau, điều này

là đương nhiên, nhưng nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập thuần từ lãi

của ngân hàng lại chính là lãi suất. Lãi suất của NHNo & PTNT Chi nhánh Châu Thành – Kiên Giang qua ba năm có xu hướng tăng dần, cả lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Cụ thể lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của KBNN tăng từ mức 2,4%/năm ở năm 2008 lên 2,6%/năm trong hai năm 2009 và 2010. Các khoản lãi suất huy động tiền gửi khơng kỳ hạn cịn lại vẫn ổn định ở mức 3%/năm qua ba

năm. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 0,7%/tháng (năm 2008) lên 0,85%/tháng (năm 2009) và cho đến năm 2010 là 0,93%/tháng. Trong khi đó,

lãi suất của các khoản mục đầu tư của ngân hàng cũng không ngừng gia tăng. Và

điều này cũng làm thu nhập thuần từ lãi suất của ngân hàng có xu hướng tăng dần

so với năm 2008. Cũng qua bảng phân tích trên, cơ cấu của khoản mục tài sản đều

tăng qua các năm cùng với sự gia tăng của lãi suất đầu ra nên phần bù do chênh

lệch lãi suất này cũng đủ để thu nhập thuần của ngân hàng tăng lên qua các năm. Sở dĩ có sự gia tăng lãi suất của ngân hàng trong thời gian vừa qua là do hệ quả của cuộc đua cạnh tranh huy động vốn quyết liệt của các ngân hàng. Từ tháng

8 đến tháng 10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến

9,5%. Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy động

cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm). Ngày

05/11/2010 các đã đồng thuận nâng lãi suất huy động VND lên mức không quá

12%. Không chỉ tăng lãi suất, các ngân hàng cịn cạnh tranh huy động vốn bằng các hình thức khuyến mãi… Cuộc đua huy động vốn hiện nay còn gọi là “các ngân

hàng đang phá giá nhau”. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất khiến các ngân hàng khác

cũng phải tăng lãi suất để giữ khách, nếu không khách hàng sẽ rút tiền đi gửi ngân hàng khác, chứ thực ra việc tăng lãi suất huy động khơng hồn tồn do nhu cầu vốn tăng.

Trước việc tăng lãi suất huy động khá nhanh thời gian vừa qua, nhiều ý

kiến tỏ ra lo ngại về sự tác động của nó tới lãi suất cho vay, gây ảnh hưởng không tốt tới đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Việt Nam chỉ mới áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận mà bản chất là cho các ngân hàng tự quyết định lãi suất huy động và cho vay từ năm 2002, đó là một thời gian chưa dài. Rủi ro

GVHD: Trương Hịa Bình 64 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Còn nếu ngân hàng tăng lãi suất huy động mà không tăng lãi suất cho vay thì khoảng cách lãi suất sẽ co hẹp lại, lợi nhuận giảm và khơng trích đủ dự phòng rủi ro cũng dẫn ngân hàng đến hậu quả tương tự khi người vay vốn gặp rủi ro.

Sự thay đổi trong thu nhập từ tiền lãi khi lãi suất biến động được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 17: THU NHẬP THUẦN TỪ TIỀN LÃI CỦA NHNo & PTNT CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG QUA BA NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng thu từ lãi 28.253,509 61.077,622 83.520,43 Tổng chi từ lãi 18.752,204 40.636,246 56.889,611

Thu nhập thuần từ lãi 9.501,305 20.441,376 26.630,819

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT Châu Thành – Kiên Giang)

Để có thể nhận xét rõ hơn việc ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đến thu

nhập của ngân hàng. Chúng ta sẽ phân tích bảng tổng kết tài sản của Chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành – Kiên Giang phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất. Khi đó, trong từng trường hợp lãi suất tăng hoặc giảm, thu nhập của ngân hàng sẽ thay đổi theo.

GVHD: Trương Hịa Bình 65 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Bảng 18: PHÂN TÍCH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN PHÂN NHÓM THEO KHOẢN MỤC NHẠY CẢM LÃI SUẤT

2008 2009 2010

Tài sản Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất cho vay trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất cho vay trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất cho vay trung bình

(%/năm)

Khoản mục nhạy cảm lãi suất 171.218 11,56 354.285 12,44 423.574 13,43 Khoản mục có lãi suất cố định 26.014 16,5 37.378 16,5 60.618 19,0

Nguồn vốn Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất huy

động

trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất huy

động

trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất huy động trung bình

(%/năm)

Khoản mục nhạy cảm lãi suất 212.688 5,28 397.666 5,81 516.622 6,46 Khoản mục có lãi suất cố định 16.506 9,6 43.307 10,25 40.904 12,5

GVHD: Trương Hịa Bình 66 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Bảng 19: PHÂN TÍCH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN PHÂN NHÓM THEO KHOẢN MỤC NHẠY CẢM LÃI SUẤT TĂNG 1%

2008 2009 2010

Tài sản Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất cho vay trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất cho vay trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất cho vay trung bình

(%/năm)

Khoản mục nhạy cảm lãi suất 171.218 12,56 354.285 13,44 423.574 14,43 Khoản mục có lãi suất cố định 26.014 17,5 37.378 17,5 60.618 20,0

Nguồn vốn Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất huy động trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất huy động trung bình

(%/năm)

Số tiền

(tr.đồng)

Lãi suất huy động trung bình

(%/năm)

Khoản mục nhạy cảm lãi suất 212.688 6,28 397.666 6,81 516.622 7,46 Khoản mục có lãi suất cố định 16.506 10,6 43.307 11,25 40.904 13,5

GVHD: Trương Hịa Bình 67 SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho

Theo hai bảng trên ta có:

Thu nhập thuần từ tiền lãi (triệu đồng) năm 2008 là:

TNT = (171.218 x 11,56% + 26.014 x 16,5%) – (212.688 x 5,28% + 16.506 x 9,6%) = 11.270,61 (triệu đồng).

Thu nhập thuần từ tiền lãi (triệu đồng) năm 2009 là:

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành – tỉnh kiên giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)