CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài được thu thập từ bảng báo cáo kết quả
kinh doanh, biểu lãi suất, bảng cân đối tài sản của ngân hàng qua 3 năm 2008 – 2010, các văn bản pháp qui, định hướng phát triển của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành. Ngồi ra, cịn xem các thơng tin trên tạp chí ngân hàng, tạp chí tiền tệ và sách báo có liên quan đến đề tài phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp chủ yếu được dùng trong đề tài là:
+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu qua 3 năm: phân tích, đánh giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo hàng năm của ngân hàng và qua các sách báo, tạp chí, Internet…
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối:
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 – y0
Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau
GVHD: Trương Hịa Bình SVTH: Lưu Thị Mỹ Tho 18
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆y = * 100%
Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các
chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra ngun nhân và biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp sử dụng mơ hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất:
Mơ hình này u cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản lý cảm thấy rằng mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn nhạy cảm lãi suất.
y1 – y0 y0
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH KIÊN GIANG