Các chỉ số tài chính của ngân hàng qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt quận bình thủy (Trang 64)

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2008 2009 2010

Vốn huy động Triệu đồng 99.910 104.333 141.450

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 303.521 367.858 412.098

Doanh số cho vay Triệu đồng 301.979 390.942 459.428

Doanh số thu nợ Triệu đồng 242.855 302.742 403.509

Tổng dư nợ Triệu đồng 242.871 331.071 386.990

Dư nợ bình quân Triệu đồng 234.904 286.971 359.030

Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 171.725 235.875 285.157

Dư nợ trung hạn Triệu đồng 71.146 95.196 101.833

Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 2.224 6.089 8.180 Nợ quá hạn Triệu đồng 35.530 36.072 28.506 Nợ xấu Triệu đồng 8.775 12.178 14.851 Tổng số khách hàng Người 16.601 15.786 14.684 Số khách hàng có nợ xấu Người 391 603 468 Dự phòng rủi ro Triệu đồng 5.478 9.512 11.389

1. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng

Vốn HĐ/Tổng NV % 32,92 28,36 34,32

Dư nợ/Vốn huy động % 243,09 317,32 273,59

Hệ số thu nợ % 80,42 77,45 89,76

Vòng quay vốn TD Vòng 1,03 1,05 1,12

2. Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng

Th.gian thu nợ BQ Ngày 348 341 320

Nợ quá hạn/dư nợ % 14,63 10,90 7,37

Nợ xấu/dư nợ % 3,61 3,68 3,84

Dư nợ/nguồn vốn % 80,02 90,00 93,91

Dự phòng rủi ro /nợ mất

vốn Lần 2,46 1,56 1,39

Dư nơ ngắn hạn/dư nơ % 70,71 71,22 73,69

Dư nợ trung dài hạn/dư

nợ % 29,29 28,75 26,31 Nợ khó địi/ tổng dư nợ % 0,92 1,84 2,11 Số khách hàng có nợ xấu/ tổng số khách hàng % 2,36 3,82 3,19 (Nguồn: Phòng KH-KD) 4.3.1. Vốn huy động / tổng nguồn vốn

Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả và ngược lại. Chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được khả năng và quy mô thu hút vốn của ngân hàng.

Từ kết quả phân tích ở bảng trên ta thấy, trong thời gian qua nguốn vốn huy động của chi nhánh chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn đem đi cho vay của ngân hàng. Điều này làm hạn chế rất lớn nguồn lợi nhuận mang lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế, hệ số này của ngân hàng được cải thiện một cách đáng kể qua ba năm. Năm 2008, hệ số Vốn huy động/tổng nguồn vốn là 32,92%, năm 2009 là 28,36%, năm 2010 là 34,32%. Một khi hệ số này được cải thiện chứng tỏ ngân hàng huy động được nguồn vốn và sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.

4.3.2. Tổng dư nợ / vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động.

Ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn quận Bình Thủy là một chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, điều kiện huy động vốn tại chỗ không ưu đãi nên vốn huy động thấp chủ yếu là dựa vào vốn điều hòa từ cấp trên. Như đã phân tích ở phần tổng vốn huy động của ngân hàng. Trong những năm gần đây, nó đang dần lớn mạnh và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Cho nên tỷ lệ này cũng giảm dần qua các năm. Qua khảo sát thì chỉ tiêu tổng dư nợ /vốn huy động ln lớn hơn 100%, có thể nói ngân hàng đã sử dụng hết hiệu quả của 1 đồng vốn huy động. Cụ thể là:

Năm 2008 bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 243 đồng cho vay, đến năm 2009 bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 317 đồng cho vay, Năm 2010 vốn huy động có tăng nhưng đồng thời dư nợ cho vay cũng tăng nên chỉ số có giảm nhưng khơng đáng kể, bình qn có 273 đồng cho vay trên 100 đồng vốn huy động.

4.3.3. Nợ xấu/tổng dư nợ

Nợ xấu là nhóm nợ đáng quan tâm nhất trong công tác quản trị ngân hàng. Bởi lẽ nếu tỷ trọng nợ xấu chiếm một con số lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ.

Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung nợ xấu trên dư nợ của ngân hàng đều ở mức khống chế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là không quá 5%.

Theo bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này cao nhất là năm 2010 (3,84%). Cả về ngắn hạn lẫn trung hạn đều ớ mức cao. Tuy vẫn đảm bảo yêu cầu tỷ lệ nợ xấu dưới 5% quy đinh của ngân hàng cấp trên nên có thể chấp nhận được nhưng cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng năm 2010 có sự suy giảm rất nhiều. Ngân hàng cần có biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ xấu để chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo thu nhập theo kế hoạch.

Nhìn chung nợ xấu trên dư nợ tăng điều qua ba năm, làm cho chất lượng tín dụng giảm, nó cho thấy việc sử dụng vốn vay của hộ vay chưa đạt hiệu quả, Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn chất lượng tín dụng đối với các khoản nợ trung hạn.

4.3.4. Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn

Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn. Giúp các nhà phân tích biết được một đồng nguồn vốn tham gia bao nhiêu trong tổng dư nợ. Nhìn chung, tỷ số của ngân hàng tăng đều qua ba năm. Đây là một dấu hiệu tốt, bởi nếu tỷ số này tăng chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng hiệu quả. Trong năm 2008, tỷ số này của ngân hàng chiếm 80,02%, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên được 90,00 %, tăng 9,98%. Tỷ số này tiếp tục tăng vào năm 2010 với giá trị là 93,91%, tức 1 đồng nguồn vốn của ngân hàng có 93,91

đồng dư nợ. Tức là ngân hàng đã mở rộng được quy mơ hoạt động tín dụng của mình lên một mức hiệu quả hơn sơn với hai năm trước.

4.3.5. Nợ quá hạn/tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Nợ quá hạn là nhóm nợ thuộc nhóm 2,3,4 và 5. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Do vậy, trong cơng tác quản trị nợ, các ngân hàng ln tìm cách giảm tỷ số này ở mức thấp nhất. Ngân hàng NNo & PTNT quận Bình Thủy nhìn chung đã thực hiện khá tốt công tác quản trị nợ quá hạn khi tỷ số này liên tục giảm qua ba năm. Nếu năm 2008, tỷ số này là 14,63% thì đến năm 2009 đã giảm xuống còn 10,90%, giảm 3,73% so với năm 2008, đến năm 2010 chỉ còn 7,37%. Đây là một tín hiệu tốt trong việc cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, để duy trì con số này cũng như làm giảm hơn nữa tỷ số này thì ngân hàng nên chú trọng hơn nữa trong việc quản trị nợ cũng như trong công tác cho vay đối với khách hàng.

4.5.6. Vịng quay vốn tín dụng

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, vịng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ cơng tác thu nợ càng có hiệu

quả và tốc độ luân chuyển đồng vốn càng nhanh.Số vịng quay vốn tín dụng này

khá cao đã nói lên được sự thành cơng của ngân hàng trong việc luân chuyển vốn nhàn rỗi. Nguyên nhân là do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên thời gian thu hồi vốn nhanh, luân chuyển vốn linh động. Mặc khác, công tác công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện tốt, khách hàng trả vốn vay đúng hạn nên đã tác động tích cực đến vịn quay vốn của ngân hàng.

4.4. CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Nợ khó địi/ tổng dư nợ Nợ khó địi/ tổng dư nợ

Nợ khó địi là những khoản nợ đã được ngân hàng xử lý bằng nguồn dự phịng rủi ro và hạch tốn ngoại bảng của ngân hàng. Khi thu được những khoản nợ này ngân hàng hạch toán vào thu nhập, cụ thể năm 2008 ngân hàng thu được 2.877 triệu, năm 2009 thu được 3.935 triệu, năm 2010 thu được 5.075 triệu đã

làm tăng thu nhập lên đáng kể. Chính vì vậy, ngân hàng cần có sự quan tâm hơn nửa về cơng tác thu hồi nợ khó địi để có thể cải thiện thu nhập của mình.

Điểm qua các năm, tỷ lệ nợ khó địi trên tổng dư nợ có tăng nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Sự tăng lên của khoản nợ cho thấy sự giảm sút của chất lượng tín dụng và sự quan tâm thu hồi của ngân hàng chưa tốt lắm.

Dự phòng rủi ro / tổng dư nợ

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Các khoản dự phịng rủi ro được ngân hàng trích lập dựa trên các nhóm nợ. Nhóm nợ càng cao thì số phải trích dự phịng rủi ro càng nhiều và nếu trích nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng thậm chí có thể lỗ. Dự phòng rủi ro còn thể hiện chất lượng nợ của ngân hàng .

Cụ thể dự phòng rủi ro ở Ngân hàng Nơng nghiệp Bình Thủy được trích theo tỷ lệ sau: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5:100%

Bảng 15: TÌNH HÌNH DỰ PHỊNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dự phòng đã sử dụng 1.765 4.361 7.271

Số dư nguồn dự phòng rủi ro 5.478 9.512 11.389

Dự phòng rủi ro/tổng dư nợ 2,26% 2,87% 2,94%

(Nguồn: Phòng KH-KD)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn dự phòng rủi ro rất lớn, chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ. Nhất là năm 2010, nó chiếm đến 2,94% chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng có phần giảm sút, đồng thời nợ xấu cũng tăng cao (3,48%). Tuy năm 2008, 2009 có phần giảm nhưng khơng đáng kể đây là một

vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức và có biện pháp hạn chế, khắc phục thì chất lượng tín dụng mới tốt được.

Bảng số liệu trên còn cho ta thấy số được sử dụng để bù đắp cho khoản nợ mất vốn (nhóm 5) thì rất ít, năm 2008 sử dụng 1.765 triệu/5.478 triệu, đến năm 2010 xử lý 7.271 triệu . Nguồn xử lý này là một nguồn thu đáng kể để làm tăng thu nhập của ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng cần quan tâm hơn về việc xử lý rủi ro để tạo được nguồn thu và làm sạch nợ nội bảng của ngân hàng (nợ được xử lý rủi ro thì sẽ hạch tốn ngoại bảng).

Số khách hàng có nợ xấu /tổng số khách hàng

Chỉ số này cho ta biết chất lượng khách hàng của ngân hàng và khả năng thẩm định cho vay của ngân hàng

Qua bảng số liệu ta thấy tổng số khách hàng của ngân hàng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do có sự chọn lọc khách hàng của ngân hàng và sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại mới xuất hiện trên địa bàn như ngân hàng Việt Á, ngân hàng Đông Á, ngân hàng Xuất Nhập Khẩu….Nhưng đồng thời cũng trong năm 2009 số khách hàng có nợ xấu lại tăng lên làm cho chỉ số này tăng đáng kể đến năm 2010 chỉ số này giảm xuống nhưng vẫn còn cao so năm 2008. Cho thấy chất lượng khách hàng của ngân hàng ngày càng giảm, Ngân hàng cần phải chú ý nhiều hơn trong vấn đề chọc lọc khách hàng qua khâu thẩm định và thực hiện công tác kiểm tra trước khi cho vay để có thể nâng cao chất lượng khách hàng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng mình.

Dự phịng rủi ro / nợ mất vốn

Qua bảng số liệu, ta thấy dự phòng rủi ro trên nợ mất vốn rất nhỏ và giảm dần qua các năm. Chứng tỏ nguồn dự phịng rủi ro của ngân hàng khơng dồi dào, có thể khơng đủ khả năng xử lý các khoản nợ nhóm 5. Bên cạnh đó, do chỉ tiêu trích dự phịng của nợ nhóm 5 là 100%, nên các nhóm nợ thuộc nhóm 3 và 4 ln nhỏ hơn nợ ở nhóm 5 rất nhiều. Vì vậy nếu nợ xấu có tăng cao thì ngân hàng có thể khơng có khả năng thu được nợ nếu khơng có biện pháp hữu hiệu và đúng đắn.

Hệ số thu hồi nợ

Hệ số thu hồi nợ cho ta biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng trên doanh số cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu hồi nợ không ngừng tăng lên qua 3 năm và luôn đạt hơn 70% cụ thể là: năm 2008 là 80,42%, năm 2009 là 77,45% và năm 2010 là 89,97 %. Chứng tỏ khả năng thu nợ của ngân hàng là khá tốt, cần được giữ vững và phát huy.

4.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG Thuận lợi Thuận lợi

- Trụ sở chính đặt tại trung tâm của quận, nơi tập trung dân cư khá đông,

hệ thống giao thông tốt thuận tiện trong quan hệ giao dịch cho vay cũng như huy động vốn.

- Tình hình kinh tế xã hội và an ninh địa phương ổn định, thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên.

- Cơ sở vật chất khang trang lịch sự, thoáng mát, phương tiện làm việc được trang bị tương đối đầy đủ, thực hiện nối mạng toàn hệ thống.

- Luôn được sự quan tâm của ngân hàng cấp trên cũng như sự chỉ đạo sâu

sát của Ban giám đốc đơn vị và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương cùng các ban ngành, đoàn thể.

- Đội ngũ cán bộ đầy kinh nghiệm, nhiệt tình, nắm vững các chế độ thể lệ

tín dụng trong q trình cho vay.

- Là một ngân hàng thương mại nhà nước có mặt từ buổi đầu thành lập quận, do đó tạo mối quan hệ thân quen, gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng và ngày càng tạo được lòng tin nơi khách hàng .

- Đã thành lập được mạng lưới tổ liên danh vay vốn ở các phường làm cầu

nối để hộ vay đến với ngân hàng không những để vay tiền mà cả gửi tiền tiết kiệm. Đồng thời giúp cho ngân hàng trong khâu thiết lập hồ sơ ban đầu, khâu nhắc nhở, đôn đốc tổ viên trả nợ, trả lãi đúng hạn.

- Phong trào thi đua được phát động liên tục với sự hưởng ứng tích cực của tất cả cán bộ cơng nhân viên, từ đó tạo động lực thúc đẩy hồn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đơn vị đề ra.

Những thuận lợi trên góp phần khơng nhỏ trong hoạt động của ngân hàng giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường.

Khó khăn

- Bình Thủy là một quận có nền kinh tế thuần nơng, thu nhập của người

dân không cao, nên đa số bà con đều thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt và mua vàng, do đó việc khơi tăng nguồn vốn huy động tại chỗ là vấn đề rất khó khăn.

- Thị trường giá cả nông sản biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, khi được mùa thì giá cả giảm gây bất lợi cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và tăng rủi ro.

- Đa số khách hàng là hộ nông dân nên số tiền cho vay nhỏ, món vay nhiều, đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất lúa, chăn nuôi heo nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện thiên nhiên. Do đó, hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro và chi phí cao.

- Trình độ dân trí chưa cao có nhiều hạn chế trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành luật chưa nghiêm dẫn đến việc xử lý các món nợ của ngân hàng bị gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt quận bình thủy (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)