PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 41)

3.2 .Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

4.1.1. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, các NH cần phải tạo được cho mình nguồn vốn tăng trưởng ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng, góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng. Nên nguồn vốn là một yếu tố vơ cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mọi tổ chức kinh tế dù lớn hay nhỏ. Ngân hàng cũng thế, cần vốn

để thành lập (vốn pháp định) và hoạt động. Và quan trọng là đáp ứng nhu cầu tín

dụng cho xã hội, từ đó thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng (2007-2009) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền (Tr.đ) Số tiền (Tr.đ) Số tiền (Tr.đ) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Vốn huy động 249.288 364.419 400.979 115.131 46,18 36.560 10,03 Vốn điều chuyển 64.703 0 0 -64.703 -100,00 0 0,00 Tổng thu nhập 51.799 87.239 50.109 35.440 68,42 -37.130 -42,56 Tài sản Nợ khác 6.092 10.415 4.793 4.323 70,96 -5.622 -53,98 Tổng nguồn vốn 371.882 462.073 455.881 90.191 24,25 -6.192 -1,34

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 29 SVTH: Nguyễn Vân An

Qua bảng 1 ta thấy tổng nguồn vốn của NH có xu hướng tăng, giảm với tốc

độ chưa ổn định. Nhìn chung tổng nguồn vốn của NH tăng giảm là do vốn huy động và tổng thu nhập mang lại. Cụ thể năm 2008 tổng nguồn vốn là 462.073

triệu đồng tăng hơn năm 2007 là 90.191 triệu đồng (24,25%), nguồn thu chủ yếu

làm tăng tổng nguồn vốn là do vốn huy động tăng mạnh và tổng thu nhập tăng

lên. Vì hai khoản mục này là chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó thì năm 2008 NH khơng có sử dụng vốn điều chuyển từ NH cấp trên vì vốn huy động đã đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NH.

Năm 2009 nhìn chung tổng cơ cấu nguồn vốn của NH có phần giảm sút so với năm 2008 cụ thể giảm 6.192 triệu đồng (1,34%) là do Tổng thu nhập và các

khoản tài sản Nợ khác của NH giảm xuống và NH không sử dụng vốn điều

chuyển từ NH cấp trên, nguyên nhân tổng thu nhập giảm là do các khoản thu từ tín dụng giảm, các dịch vụ của NH chưa thu hút được khách hàng và lãi suất của

NH chưa cạnh tranh với các NH khác và trong năm 2009 lãi suất cho vay của NH

giảm hơn so với năm 2009 vì thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng của nhà nước

là ưu đãi cho vay nên phần lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống

Ngoài ra NH hạn chế vốn điều chuyển khơng những giúp NH tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn làm tăng tính tự chủ, kinh doanh độc lập khơng phụ thuộc vào tổ chức kinh tế nào cho cả NH, đây là biểu hiện tốt mà NH cần phát huy.

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các Ngân hàng đều

quan tâm đến mảng huy động vốn. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của Ngân hàng, phần lớn cịn lại cung cấp

tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà Chi nhánh

đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh doanh. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng thể hiện qua bảng như sau:

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 30 SVTH: Nguyễn Vân An

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT Chi nhánh Thành phố Vĩnh Long (2007-2009)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Sốtiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1. TG của TCTD 304 0,12 389 0,11 208 0,05 85 27,96 -181 -46,53 2. TG của TCKT 45.102 18,09 47.952 13,16 113.483 28,30 2.850 6,32 65.531 136,66 3. TG của khách hàng 158.658 63,64 304.868 83,66 269.747 67,27 146.210 92,15 -35.121 -11,52 a. TG thanh toán 16.883 6,77 9.442 2,59 7.931 1,98 -7.441 -44,07 -1.511 -16 b.TG tiết kiệm 141.775 56,87 295.426 81,07 261.816 65,29 153.651 108,38 -33.610 -11,38

- Tiết kiệm không kỳ hạn 19.188 7,70 14.986 4,11 22.621 5,64 -4.202 -21,90 7.635 50,95 - Tiết kiệm có kỳ hạn 122.587 49,17 280.440 76,96 239.195 59,65 157.853 128,77 -41.245 -14,71 4. Giấy tờ có giá 45.224 18,14 11.210 3,08 17.541 4,37 -34.014 -75,21 6.331 56,48 a. Kỳ phiếu 42.377 17 10.852 2,98 17.485 4,36 -31.525 -74,39 6.633 61,12 b.Trái phiếu 56 0,02 358 0,10 56 0,01 302 539,29 -302 -84,36 c. Chứng chỉ tiền gửi 2.791 1,12 0 0 0 0 -2.791 -100,00 0 0 TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 249.288 100 364.419 100 400.979 100 115.131 46,18 36.560 10,03 Ghi chú: TG: tiền gửi TGTCTD: Tiền gửi Tổ chức Tín Dụng TGTCKT: Tiền gửi tổ chức kinh tế

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 31 SVTH: Nguyễn Vân An

Trong những năm 2008-2009 xảy ra lạm phát, kinh tế rơi vào khủng hoảng,

cơ chế lãi suất được điều chỉnh nhiều lần và sự mất giá đồng tiền,.. nhưng Chi

nhánh NHNo&PTNT Thành Phố Vĩnh Long vẫn luôn tăng nguồn vốn huy động

qua các năm, đáp ứng được những chỉ tiêu do ngân hàng cấp trên giao. Ý thức

tầm quan trọng của vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên Ngân hàng đã

có sự nỗ lực lớn trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế,

trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn trong ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm.

Qua bảng 2 ta thấy doanh số huy động vốn trong 3 năm có sự biến động rất lớn theo chiều hướng gia tăng trong đó sự biến động lớn nhất là ở năm 2009. Cụ thể năm 2007 huy động được 249.288 triệu đồng, sang năm 2008 thì vốn huy

động tăng lên đạt 364.419 triệu đồng tăng 46% tương ứng tăng 115.131 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 doanh số tăng lên ở mức 400.979 triệu đồng tăng 10% tương ứng tăng 36.560 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân

nguồn vốn huy động của NH tăng liên tục trong 3 năm là do trong thời gian qua

chi nhánh đã không ngừng đổi mới, mở rộng địa bàn huy động theo sự chỉ đạo

của NH cấp trên và phong cách phục vụ cũng được NH chú trọng đổi mới, mở nhiều chương trình dịch vụ khuyến mãi để thu hút khách hàng gửi tiền vào.

4.1.2.1. Tiền gửi các Tổ chức tín dụng:

Qua số liệu huy động vốn của các Tổ chức tín dụng thì ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng vốn huy động của NH. Năm 2007 thì tiền gửi của các TCTD đạt 304 triệu đồng chiếm 0,12% trong tổng vốn huy động. Năm 2008 thì NH huy động được 389 triệu đồng tăng 27,96 % tương ứng tăng 85 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 thì vốn huy động từ tổ chức này giảm xuống còn 208 triệu

đồng giảm 46,5% tương ứng giảm 181 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân

biến đổi nguồn tiền gửi này là do các TCTD khác cũng hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp bình thường, lúc thừa vốn, vốn nhàn rỗi thì các TCTD này cũng

gửi vào NH để hưởng thêm lãi suất, khi cần vốn thì các tổ chức này rút ra để thanh

toán chi trả, đây được xem như là khoản tiền gửi thanh tốn của các tín dụng. Sự biến động tăng giảm của loại TG này cũng không ảnh hưởng lớn tổng vốn huy động của NH, nhưng đây là một nguồn vốn có khả năng huy động được nhiều nếu NH có

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 32 SVTH: Nguyễn Vân An

chính sách lãi suất hấp dẫn sẽ thu hút được lượng TG này.

4.1.2.2. Tiền gửi của Tổ chức Kinh tế:

Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng tương đối tại ngân hàng, qua bảng 2 ta thấy lượng tiền gửi này gia tăng qua các năm điều này phản ánh công

tác huy động vốn của NH có nhiều tích cực

Qua việc phân tích ta thấy nguồn vốn mà NH có từ các TCTD giảm mạnh thế nhưng nguồn vốn mà NH huy động từ các tổ chức kinh tế lại tăng.Cụ thể năm

2007 NH huy động được 45.102 triệu đồng, sang năm 2008 thì tăng lên ở mức

đạt 47.952 triệu đồng tăng 6,32% tương ứng tăng 2.850 triệu đồng so với năm

2007. Năm 2009 thì tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế ở mức là 113.483

triệu đồng tăng 136,66% tương ứng tăng 65.531 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng lượng tiền gửi ở các TCKT là vì trong thời gian này nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất huy động vốn ở tất cả NH rất cao nên thu hút rất nhiều tiền gửi. Do tác động của lạm phát cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 NH Nhà Nước muốn rút bớt tiền trong lưu thông giảm áp lực lạm phát cho nền kinh tế nên có chính sách lãi suất hấp dẫn

thu hút lượng tiền trong lưu thông về nên lượng tiền gửi gia tăng khá nhiều. Các

Tổ chức này bao gồm các Ban ngành, đoàn thể, cơ quan dùng phần lớn các khoản tiền để thanh toán chưa đến hạn gửi vào NH đây là khoản đóng góp khơng nhỏ trong tổng vốn huy động của NH.

4.1.2.3. Tiền gửi khách hàng

TG thanh toán: Đối tượng khách hàng này bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp là những khách hàng mà NH cần chú trọng huy động vốn vì thường các cá nhân và doanh nghiệp có lượng tiền gửi khá nhiều ở NH. Trong thanh tốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có hai hình thức thanh tốn là bằng tiền mặt và chuyển khoản. Đối với các doanh nghiệp lớn thì ngồi nguồn vốn hoạt

động lớn thì an tồn cũng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh nên hầu hết các DN đều thanh toán chuyển khoản với nhau. Tuy nhiên đối với các hộ sản xuất cá

thể và các cá nhân muốn giao dịch mua bán hoặc trao đổi thì hình thức dùng tiền

mặt là chủ yếu, một phần do thói quen và cũng do hệ thống thanh toán Việt Nam

chưa phát triển, nên hành thức chuyển khoản chưa được áp dụng rộng rãi , nhưng

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 33 SVTH: Nguyễn Vân An

lớn và phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cụ thể năm 2007 huy động

được 16.883 triệu đồng, năm 2008 thì tiền gửi này giảm xuống còn 9.442 triệu

đồng giảm 44,07% tương ứng giảm 7.441 triệu đồng so với năm 2007. Năm

2009 TG lại giảm xuống còn 7.931 triệu đồng giảm 16% tương ứng giảm 1.511

triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân sụt giảm TG không kỳ hạn là do lãi

suất tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất TG không kỳ hạn nên khách hàng

chuyển từ không kỳ hạn sang có kỳ hạn nên làm giảm lượng TG thanh tốn này. Mặc dù TG thanh tốn có lãi suất khơng cao như TG tiết kiệm có kỳ hạn nhưng có nhiều tiện lợi có thể rút ra bất cứ lúc nào khi khách hàng cần để thanh tốn, ngồi ra khoản TG này là các khoản ký quỹ tiền vay của khách hàng nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra đối với hoạt động tín dụng và đây cũng là nguồn vốn

chiếm phần quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng.

TG tiết kiệm: Đây là nguồn vốn huy động có tính ổn định đối với NH, NH có

thể dùng nguồn vốn huy động này cho vay trung dài hạn, tuy nhiên do nền kinh tế bất ổn trong thời gian 2007-2009 nên lượng TG này cũng tăng giảm theo xu hướng của nền kinh tế. Năm 2008 huy động được 141.775 triệu đồng sang năm 2008 thì

tăng lên 295.426 triệu đồng tăng 153.651 triệu đồng (108,38%) so với năm 2007,

nguyên nhân là do sự biến động lãi suất và do năm 2008 chính sách thắt chặt tiền tệ

nên NH tăng huy động vốn để thu hút lượng tiền trong lưu thơng, lãi suất bình qn tháng 6 năm 2008 là 19%/năm còn đối với những khoản tiết kiệm 6 tháng trở lên là 18,2%/năm. Với lãi suất huy động rất cao thì khách hàng gửi tiết kiệm càng nhiều

với mong đợi hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên năm 2009 thì tình hình kinh tế có phần

ổn định lãi suất huy động khơng cịn ở mức cao, chính sách kích cầu thúc đẩy sản

xuất nên lãi suất cho vay thấp và ưu đãi hơn lãi suất huy động nên các khách hàng

rút tiền gửi để đầu tư vào sản xuất nên dẫn đến lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2009 giảm xuống.

4.1.2.4. Giấy tờ có giá:

GTCG thường là các chứng từ nợ có mệnh giá, thời hạn, lãi suất cố định. Mục đích phát hành GTCG là để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, mở rộng hoạt động kinh doanh. GTCG được xem là công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia và ổn định mặt bằng lãi suất huy động. Hình thức huy động bằng việc phát hàng GTCG có xu hướng tăng giảm qua 3

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 34 SVTH: Nguyễn Vân An

năm từ 2007-2009. Cụ thể năm 2008 phát hành GTCG giảm mạnh còn 11.210

triệu đồng giảm 34.014 triệu đồng tương ứng giảm 75,21% so với năm 2007,

năm 2009 đạt 17.541 triệu đồng tăng 6.331 triệu đồng tương ứng tăng 56,48%

có chiều hướng cải thiện nhưng không tăng đáng kể.

Đối với kỳ phiếu:

Năm 2008 phát hành 10.852 triệu đồng giảm 31.525 triệu đồng tương ứng

giảm 74,39%. Năm 2009 phát hành 17.485 triệu đồng tăng 6.633 triệu đồng tương

ứng tăng 61,12%%. Nguyên nhân là do khoản mục huy động vốn từ khách hàng tăng lên vì lãi suất TG các năm 2008-2009 cao hơn lãi suất của kỳ phiếu nên khách

hàng chuyển vốn từ kỳ phiếu sang TG nên NH giảm phát hành kỳ phiếu.

Đối với trái phiếu:

Năm 2008 NH phát hành thêm kỳ phiếu đạt 358 triệu đồng tăng 302 triệu

đồng tương ứng tăng 539,39% so với 2007. Năm 2009 giảm phát hành còn 56

triệu đồng giảm 302 triệu đồng tương ứng giảm 84,36% so với năm 2008. Nguyên nhân năm 2008 NH phát hành thêm trái phiếu vì muốn tăng thêm nguồn vốn huy động phục vụ cho kinh doanh của NH, đa dạng hóa hình thức huy động vốn và hoàn thành chỉ tiêu do NH cấp trên giao. Năm 2009 NH giảm phát hành trái phiếu vì nghiệp vụ kinh doanh này khơng hấp dẫn khách hàng bằng Tiền gửi và nhu cầu vốn không tăng nên NH không huy động nữa.

Về Chứng chỉ TG:

Năm 2007 NH huy động được 2.791 triệu đồng đến năm 2008 và 2009 loại CCTG này không được huy động nữa nên dẫn đến tình trạng vốn huy động thơng qua chứng chỉ TG bị giảm mạnh. Vì đây là nghiệp vụ của NH, năm 2008- 2009 lãi suất TG tăng cao nên NH tập trung huy động và loại Chứng chỉ TG này không do NH cấp trên giao chỉ tiêu nên không huy động nữa.

Tóm lại: Qua bảng 2 ta thấy năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 364.419 triệu đồng tăng 115.131 triệu đồng tương ứng tăng 46% so với năm

2007. Năm 2009 đạt 400.979 triệu đồng tăng 36.560 triệu đồng tương ứng tăng

10% so với 2008. Nguồn vốn huy động của NH là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là vấn đề phức tạp.Trong giai

đoạn kinh tế thị trường để thu hút được vốn là vấn đề tuy khơng khó nhưng cũng

GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 35 SVTH: Nguyễn Vân An

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)