( Nguồn phịng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh thành phố Vĩnh Long)
Xét về tổng thể thì DSCV theo thành phần kinh tế của NH cũng gia tăng
nhưng phần lớn DSCV đều tập trung ở các Hộ sản xuất cá thể. Vì đặc điểm kinh
tế- xã hội ở Vĩnh Long là tỉnh mà phần lớn người dân sống băng nghề nông và
làm vườn nên chiếm tỷ trọng cao hơn các DN.
*Đối với Doanh nghiệp: Ngân hàng cho vay chủ yếu là các Doanh nghiệp
tư nhân, kinh doanh thương mại- Dịch vụ và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
thành phần này gia tăng nguồn vốn sản xuất nên nhu cầu vốn luôn tăng doanh số cho vay tăng đều qua các năm là do NH đề ra mức lãi suất phù hợp với các đơn vị, do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước
ngồi đối với hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng tăng địi hỏi mở rộng thêm
quy mơ sản xuất nên ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức tham gia sản xuất kinh tế làm cho nhu cầu về vốn ngày càng tăng.
Hơn nữa, phần lớn các DN này có năng lực tài chính và vốn tự có cao, có tài sản thế chấp, cầm cố có giá trị lớn mà theo quy định của NHNo thì mức cho
vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 70% giá trị tài sản thế
chấp, cầm cố. Vì thế với mức vốn tự có cao và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của thành phần này tham gia càng nhiều thì càng chứng tỏ họ quan tâm nhiều hơn
đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng kế hoạch. Hướng sắp tới NH
nên chú trọng hơn nữa đối với cho vay DN nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và từng bước thể hiện thế đứng của mình trên thị trường tiền tệ.
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ (%) DN 107.026 29,27 122.133 28,52 160.450 36,43 15.107 14,11 38.317 31,37 Hộ cá thể 258.512 70,73 306.157 71,48 280.000 63,57 47.645 18,43 -26.157 -8,54 Tổng cộng 365.538 100,00 428.290 100,00 440.450 100,00 62.752 17,17 12.160 2.84
GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 41 SVTH: Nguyễn Vân An
* Đối với Hộ cá thể: thì mức cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ
trọng cao nhất và tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 DSCV đối với Hộ cá thể là 258.512 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,73% trong tổng DSCV thành phần kinh tế. Năm 2008 thì mức doanh số này gia tăng lên và đạt 306.157 triệu đồng tăng 47.645 triệu đồng tương ứng tăng 18,43% so với năm 2007. Nguyên nhân năm 2009 DSCV bị giảm là do năm 2009 tình hình lạm phát giảm, giá tiêu dùng không
không tăng cao nên khách hàng gửi tiền vào NH dù lãi suất khơng cao nhưng có được tâm lý an tâm, khách hàng chia làm nhiều sổ, mỗi loại gửi theo từng kỳ hạn để có việc gì cần thì có thể rút ra được, bên cạnh đó do năm 2008 kinh tế khó khăn
nhu cầu vay vốn để vượt qua khó khăn tăng lên nhanh chóng, đến năm 2009 tình
hình kinh tế ổn định trở lại nhu cầu vay vốn để vượt khó cũng giảm xuống nên
doanh số cho vay trở về mức bình thường tương đương năm 2007.
Tóm lại nhìn chung doanh số cho vay thành phần kinh tế có tăng qua các
năm nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp nguyên nhân là do đang từng bước công
nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu từ một nước nơng nghiệp sang cơng nghiệp vì thế cơng nghiệp được khuyến khích. Các khu cơng nghiệp ngày càng mở rộng, nhiều công ty cổ phần ra đời nên nhu cầu vốn cho ngành này gia tăng,
đây là dấu hiệu đáng mừng. Bên cạnh đó ngành chăn ni thì nạn dịch bệnh chưa được khống chế tạo tâm lý an toàn cho người dân. Nhưng xét về tổng
DSCV theo ngành thì DSCV vẫn tăng. Do đó NH cần phân bổ hợp lý giữa các thành phần kinh tế này bằng các chính sách mở rộng tín dụng.
4.1.3.2. Doanh số thu nợ
a) Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Hiệu quả của hoạt động kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào mức cho vay, mà quan trọng là đồng vốn vay sử dụng có mang lại hiệu quả thiết thực hay khơng. Vì vậy, NHNo & PTNT Chi nhánh thành phố Vĩnh Long rất coi trọng công tác thu nợ. Cũng như cho vay thu nợ cũng phân theo thời hạn giúp NH dễ quản lý và kiểm sốt các khoản vay, đơn đốc khách hàng trả nợ.
GVHD: Vũ Thùy Dương Trang 42 SVTH: Nguyễn Vân An