Qua ba năm qua, tình hình dư nợ, doanh số cho vay, và thu nợ theo từng đối tượng qua các năm đều tăng. Thế nhưng để đánh giá đúng chất lượng tín dụng
của các đối tượng cần phải biết tình hình nợ xấu của các đối tượng này ra sao có ảnh hưởng như thế nào và tăng giảm ra sao qua các năm trong tổng cơ cấu nợ
xấu. Sau đây là bảng báo cáo về tình hình nợ xấu theo đối tượng
Bảng 11: PHÂN TÍCH NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG CHO VAY
ĐVT: Triệu đồng
So sánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Hộ nghèo 2.078 98 1.142 97 1.431 98 (936) (45) 289 25 GQVL 45 2 36 3 31 2 (9) (20) (5) (14) XKLĐ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 HSSV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 2.123 100 1.178 100 1.462 100 (945) (45) 284 24 (Nguồn: Bộ phận tín dụng PGD NHCSXH Long Mỹ)
Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ xấu của PGD NHCSXH huyện Long Mỹ có xu hướng giảm dần, nhưng cịn tồn tại ở mức cao, cụ thể: Năm 2005 tổng nợ xấu là 2.123 triệu đồng trong đó nợ xấu trong cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng
cao nhất với số tiền là 2.078 triệu đồng, đến năm 2006 số nợ xấu đã giảm xuống còn 1.178 triệu đồng trong đó nợ xấu trong cho vay hộ nghèo giảm xuống còn
1.142 triệu đồng. Điều này cho thấy Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ có tỷ lệ nợ xấu thuộc đối tượng hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Để thấy rõ hơn về tình hình nợ xấu trong cho vay hộ
nghèo như thế nào có thể minh họa qua hình 11 sau đây.
Hình 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO ĐỐI TƯỢNG CHO VAY TẠI PGD
NHCSXH HUYỆN LONG MỸ QUA 3 NĂM (2005 - 2007)
Nhìn chung tình trạng nợ xấu xảy ra nhiều nhất là ở đối tượng hộ nghèo. Điều này được cụ thể như sau:
Năm 2005, nợ xấu thuộc đối tượng hộ nghèo là 2.078 triệu đồng chiếm
98% tổng nợ xấu. Đến năm 2006 nợ xấu trong cho vay hộ nghèo giảm xuống so với năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu chiếm 97% và năm 2007 là 98%.
Cho vay đối tượng hộ nghèo có rủi ro cao bởi vì những hộ này khi vay tiền về làm ăn thua lỗ do dịch bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm như dịch cúm H5N1 trên gia cầm đã làm cho nhiều hộ chăn ni lâm vào tình trạng khó khăn nợ nần chồng chất không thể trả nợ được cho ngân hàng.
Mặt khác một số hộ nghèo khơng lo chí thú làm ăn, khi vay tiền về chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt đến khi đến hạn trả nợ thì khơng có tiền để trả nợ. Nợ xấu ở
đối tượng cho vay giải quyết việc làm chiếm 2% trong tổng nợ xấu, đây là con số
rất thấp bởi vì người lao động đã có được việc làm ổn định nên có thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Khơng có tình trạng nợ xấu xảy ra ở đối tượng là cho vay xuất khẩu lao động và học sinh, sinh viên. Do hai đối tượng này chủ yếu là thời hạn cho vay là
trung hạn, nên chưa đến hạn trả nợ, nên tình trạng nợ xấu không diễn ra. Tuy
nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do một số lao động đã bỏ về nước trước hạn, một
a) b) c)
số khác đã nhận được tiền nhưng chưa đi và một số sinh viên ra trường chưa
kiếm được việc làm.