KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong ba năm qua Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ hoạt động rất tốt, đã thực hiện tốt mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm
nghèo, đã đưa nhiều hộ nghèo ở huyện Long Mỹ đã thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, nhiều người đã có việc làm ổn định nhờ những chính sách ưu đãi của Nhà
nước, mà đặc biệt là Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ.
Có thể nói, kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động đến nay, mặc dù cịn gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, song Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ đã biết tạo cho mình những điều kiện thuận lợi để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các cấp, các
ngành, đoàn thể giúp cho hàng nghìn hộ thốt khỏi nghèo đói. Cùng với việc xóa
đói, giảm nghèo, hiệu quả cịn ghi nhận ở khía cạnh tác động cải thiện chất lượng
cuộc sống như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nơng thơn,
chương trình học sinh, sinh viên nghèo, chương trình giải quyết việc làm. Đối với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố" thì đây là một điều
kiện tốt để phát triển vì nó đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ tệ nạn xã hội, có điều kiện để mua sắm các tiện nghi sinh hoạt gia đình.
Bên cạnh những thành quả đạt được thì Phịng Giao Dịch NHCSXH huyện Long Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ, tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của Phòng Giao Dịch Long Mỹ tuy có giảm xuống nhưng vẫn còn tồn đọng khá cao. Bởi vì đây là Ngân hàng phục vụ người nghèo nên, hoạt động của nó khơng nhằm vào mục đích lợi nhuận, mà mục tiêu là để xóa đói,
giảm nghèo. Chính vì cho vay hộ nghèo và những đối tượng chính sách nên
Ngân hàng rất dễ gặp rủi ro là không thể thu hồi nợ đúng hạn được.
Một ngun nhân khác chính là người vay trong q trình thực hiện dự án gặp rủi ro bất khả kháng như sản xuất kinh doanh thua lỗ, biến động giá cả nơng sản, thiên tai, dịch bệnh…. Bên cạnh đó cũng đã có tình trạng người vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn, không trả nợ cho Ngân
hàng, trong khi các cơ quan chức năng khơng có sự phối hợp kiên quyết nhằm thu hồi nợ.
Tóm lại qua ba năm qua, Phịng Giao Dịch NHCSXH huyện Long Mỹ tuy vẫn còn tồn đọng nợ xấu tương đối cao, nhưng Phịng Giao Dich đã đóng góp hết sức tích cực vào sự phát triển chung của huyện nhà, góp phần lớn vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu sang một huyện sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên so với yêu cầu của xã hội thì địi hỏi hoạt động của Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ ngày càng phải được nâng lên cả về đội ngũ, nguồn vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phối hợp cùng các ngành đoàn thể xây dựng nhiều
mơ hình trong việc sử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Tỉnh Hậu Giang
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hậu Giang cần có kế hoạch xử lý những khoản nợ xấu tồn đọng trong những năm qua bằng cách đôn đốc
trong việc thu hồi nợ.
+ Đề nghị Trung Ương sớm xử lý các trưòng hợp nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan.
+ Phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, vượt khó, khơng ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn đối với khách hàng, thực sự là người bạn tin cậy của các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách.
+ Phân tích cụ thể về tình hình nợ xấu, nợ quá hạn và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để có sự tập trung chỉ đạo, đồng thời xây dựng các chương trình xử lý
nợ để thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lượng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với người dân, đảm bảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn tín dụng ưu
đãi, góp phần tích cực vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
+ Tăng cường công tác kiểm tra của Ban đại diện, kiểm tra kiểm toán nội bộ, kiểm tra chun đề kế tốn tín dụng. Qua cơng tác kiểm tra giúp các đơn vị trong chi nhánh, tổ chức nhận uỷ thác, các đơn vị, tổ chức, phối hợp, người vay
chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của ngành đảm bảo đầu tư tín dụng đúng đối tượng, an tồn và hiệu quả.
+ Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ viên chức có trình độ chun mơn
vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, có lịng nhiệt tình và tâm huyết với người nghèo.
+ Tổ chức động viên đến toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh đồn
kết, vượt qua mọi khó khăn thử thách hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2008 và các năm tiếp theo.
+ Tổ chức thi cán bộ giỏi ít nhất là hai năm một lần để tạo sân chơi bổ ích cho các cán bộ tín dụng được giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Xác định rõ nguyên nhân gây rủi ro: Phân theo tổ nhóm, nguyên nhân
khách quan, nguyên nhân chủ quan để có biện pháp xử lý rủi ro cho phù hợp.
Nếu là nguyên nhân khách quan cho phép trích từ quỹ dự phòng rủi ro cho phù hợp. Nếu là nguyên nhân chủ quan thì bồi thường bằng vật chất đối với những người có trách nhiệm trong việc gây rủi ro..
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục quan tâm
đến hoạt động của Phòng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long
Mỹ như: quan tâm cấp đất, bố trí các trụ sở của các ngành khơng có nhu cầu sử dụng để Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, có trụ sở làm việc khơng phải th mượn và hàng năm trích chuyển một phần từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách để tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên
địa bàn.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể thường xuyên quan
tâm, chỉ đạo sâu sát, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của Phòng Giao Dịch
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ, cần bổ sung nguồn vốn làm quỹ cho vay, hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang bị cơng cụ, phương tiện làm việc nhất là máy vi tính, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, kinh phí xây dựng cơ bản để Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ khi
được cấp đất có thể xây dựng trụ sở được ngay.
Các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các Đồn thể,
tìm giải pháp tích cực để giúp người nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo. Và giúp cho
ngân hàng giảm được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Các Hội, Đồn thể phát huy hơn nữa vai trị của mình trong việc giúp cho các hộ nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.Tăng
cường phổ biến kinh nghiệm sản xuất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức làm ăn mới cho các Hội viên để vừa phát huy hiệu quả đầu tư của nguồn
vốn ưu đãi, vừa đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Đồng thời phối
hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách Xã hội đôn đốc, thu hồi nợ, đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn theo đúng qui
định.
6.2.3 Đối với Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ Mỹ
Vì hoạt động của PGD NHCSXH là tập trung cho vay hộ nghèo, nên có thể rủi ro cho ngân hàng là rất cao, vì vậy Ngân hàng cần phải đa dạng hố các dịch vụ, mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng nhằm làm giảm rủi ro cho Ngân hàng đến mức thấp nhất.
Phòng giao dịch huyện cần cử cán bộ tín dụng đi thực tế nắm bắt tình hình tại các xã, thơn, ấp, hộ vay vốn có dư nợ đọng khó thu hồi. Các cán bộ tín dụng này cần tiến hành sao kê chi tiết các khoản nợ xấu, theo từng hộ, từng thôn, ấp để tiện cho công việc đối chiếu, kiểm tra và đánh giá thực chất của các loại nợ này.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Long Mỹ cần phải lên kế hoạch chi tiết cho công tác thu hồi nợ xấu và trình UBND huyện để ra quyết định triệu tập hội nghị liên tịch cấp huyện, thành phần gồm các thành viên Ban đại diện HĐQT
NHCSXH huyện, đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND các xã có nợ xấu để bàn bạc và thống nhất quan điểm trong công tác thu hồi nợ đọng, để từ đó làm lành mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi tại
địa phương, đồng thời tạo tiền đề tốt cho hoạt động của NHCSXH huyện.
Thành lập các tổ trực tiếp xuống từng địa bàn xã, từng hộ dân đang còn nợ
để tuyên truyền, vận động hộ vay thấy được tính chất của tín dụng ưu đãi khác
với các khoản được trợ cấp khơng hồn lại, để từ đó các hộ vay thực hiện nghĩa
vụ trả nợ và cam kết trả nợ.
Hiện nay địa bàn hoạt động thì rộng lớn mà cán bộ tín dụng phụ trách địa
bàn xã thì thiếu, vì vậy Ngân hàng cần bổ sung thêm cán bộ tín dụng để việc
quản lý tín dụng được chặt chẽ hơn.
Cán bộ tín dụng trước khi cho vay cần chú trọng cơng tác thẩm định. Ngồi ra trong suốt thời gian cho vay phải ln theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, phân loại khách hàng theo tiêu chí cần đôn đốc thu lãi và nợ gốc đúng hạn.
Có chế độ khen thưởng đối với cán bộ đạt chỉ tiêu, ưu đãi cơng tác phí đối với cán bộ tín dụng trực tiếp bám sát, quản lý địa bàn đặc biệt với khu vực ở xã.
Để họ tích cực hơn trong công tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----
1. ThS Thái Văn Đại, ThS Nguyễn Thanh Nguyệt, (2007). Giáo trình
Quản trị Ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. ThS Thái Văn Đại. (2005). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.
Trường Đại học Cần Thơ.
3. Phó GS, TS Lê Văn Tề. (2001). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB
TP HCM.
4. GS, TS Lê Văn Tư. (2001). Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. NXB Thống
kê.
5. Hồ Diệu, (2000). Tín dụng Ngân hàng. NXB Thống kê.
6. Tài liệu tập huấn của PGD Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ
7. Báo cáo tín dụng của PGD Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ qua 3 năm (2005 – 2007)
8. Bảng cân đối kế tốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ qua 3 năm (2005 – 2007)
9. Các trang Web www.vbsp.org.vn
www.vnn.vn
www.sbv.gov.vn
www.google.com.vn
-----------