5.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI PHÒNG
5.3.2 Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng
* Biện pháp xóa nợ, khoanh nợ
Đối với biện pháp xóa nợ, khoanh nợ, giãn nợ đây thật sự là các biện pháp
hiệu quả, có tác dụng kịp thời tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn khắc phục khó khăn, khơi phục sản xuất, kinh doanh tạo nguồn thu nhập trả được nợ Ngân hàng. Với các biện pháp này, khi người vay gặp rủi ro do thiên tai, địch hoạ, mất mùa… do được xóa nợ hoặc không phải trả lãi tiền vay trong một thời gian được khoanh nợ hoặc tạm thời không phải trả nợ gốc khi được giãn nợ… Từ đó sẽ
giảm bớt khó khăn ngay về tài chính cho người vay vốn khị bị rủi ro.
Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ cần thực hiện khoanh nợ, xóa nợ đối với những khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan theo quy chế đã ban hành. Vì vậy, khi phát sinh nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan Phịng Giao Dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ cần phải thống kê ngay những thiệt hại và lập hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ theo đúng quy chế đã ban hành. Để được khoanh nợ, khách hàng phải viết giấy đề nghị khoanh nợ: Đối với các hộ gia đình, chủ trang trại, HTX, cơ sở chăn ni gia cầm của địa phương thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về việc chủ chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra; Bản sao hợp đồng tín dụng hoặc sổ tiết
kiệm và vay vốn có rút số dư (nợ gốc, nợ lãi) đến ngày đề nghị xử lý. Hồ sơ xin khoanh nợ của khách hàng được gửi đến Phòng giao dịch NHCSXH huyện Long Mỹ để thực hiện việc xử lý khoanh nợ.
Đối với các hộ nghèo, các đối tượng khách hàng khi vay vốn tại Ngân hàng
Chính sách Xã hội bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần vốn hoặc toàn bộ vốn, tài sản, hoặc chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn khơng nơi nương tựa đều được xử lý rủi ro. Tùy
theo mức độ thiệt hại vốn và tài sản mà khách hàng được xử lý miễn, giảm lãi
hoặc xoá nợ gốc một phần hoặc toàn bộ, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế, khách hàng có thể được xem xét miễn, giảm lãi tiền vay; trường hợp cá biệt như khách hàng là cá nhân vay vốn bị mất năng lực hành vi dân sự, người vay ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hồn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi
nương tựa, chết, bị tuyên bố là chết, mất tích khơng cịn tài sản trả nợ hoặc khơng
có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự khơng có khả năng trả nợ thay cho khách hàng; khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà khơng cịn pháp nhân, khơng cịn
vốn, tài sản để trả nợ cho Ngân hàng thì được xem xét xoá nợ và khơng cịn biện pháp xử lý khoanh nợ cho khách hàng.
Những đối tượng vay NHCSXH chủ yếu là những người nghèo (trừ trường hợp là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài) khi bị thiệt hại 80 đến 100% thì xem như cơ bản “trắng tay”, do đó có cho gia hạn cũng khơng cịn ý nghĩa vì hộ đã khó khăn mà bị “trắng tay” thì khơng thể tạo ra giá trị mới và sẽ dẫn đến lại phải chuyển nợ quá hạn và cuối cùng rồi cũng phải xoá nợ.
Chính vì vậy khi xác định rõ hộ bị rủi ro thiệt hại 80 đến 100% do nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì NHCSXH phối hợp với các tổ chức hội, chính quyền địa phương lập thủ tục xóa nợ, đồng thời cho vay món mới để khơi phục sản xuất và đời sống cho hộ nghèo.
Cán bộ tín dụng cần phải rà sốt lại tồn bộ hồ sơ nợ của khoản nợ khơng có khả năng thu hồi.
Đối với những khoản nợ xác định người vay khơng có khả năng trả nợ mà
người vay, vay từ nguồn vốn nhận uỷ thác đầu tư từ Ngân sách địa phương, hoặc từ các tổ chức cá nhân tại địa phương do cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, Phòng giao dịch phải hoàn tất hồ sơ đề nghị xử lý lên
Ngân hàng chi nhánh cấp trên.
Đối với những khoản nợ người vay là hộ nghèo đã thoát ngưỡng nghèo theo
tiêu chí Nhà nước cơng bố đến hạn trả nợ cuối cùng nhưng không trả và người vay thuộc cả 3 chương trình tín dụng chính sách này có khả năng trả nợ nhưng cố tình dây dưa không trả, PGD cũng lập hồ sơ gửi về Ngân hàng chi nhánh tỉnh Hậu Giang đề nghị xử lý.
Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và cơng
bằng giữa các đối tượng vay vốn
Nguồn vốn để xử lý các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ra trên diện rộng do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cịn lại các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
* Biện pháp thu hồi nợ quá hạn
NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, duy nhất được Chính phủ giao nhiệm vụ tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách cho mục tiêu xã hội vào một đầu mối. Việc thu hồi nợ của PGDNHCSXH huyện Long Mỹ là cơng việc khó khăn, phức tạp và lâu dài đòi hỏi mỗi cán bộ PGD NHCSXH huyện Long
Mỹ phải có trách nhiệm cao, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp chính quyền địa phương phải có hồ sơ pháp lý đầy đủ, trung thực, khách quan để có
giải pháp xử lý thích hợp phù hợp với hoàn cảnh thực tế của người vay nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, thực hiện mục tiêu XĐGN mà Chính phủ đã giao.
Phịng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Long Mỹ cần phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cấp huyện để có các văn bản chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên hơn, nhất là thời điểm thu hoạch của người dân có thu nhập bằng tiền. Phối hợp với chính quyền cấp xã, thành lập các đồn thu nợ để xuống các thơn, ấp đơn đốc nhắc nhở các hộ vay trả nợ.
Cán bộ Ngân hàng tích cực tiếp cận cơ sở, nâng cao nghiệp vụ tín dụng, từng địa bàn phụ trách. Phân cơng cán bộ có kinh nghiệm, chun mơn vào các
địa bàn có chất lượng tín dụng thấp. Nghiêm khắc với các hộ vay có điều kiện trả
nợ, nhưng cố tình khơng trả nợ Ngân hàng.
Ngân hàng cần có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm các khoản nợ hạch toán nội bản đủ điều kiện xử lý và nợ đã được xử lý từ quỹ dự phịng rủi ro hạch tốn ngoại bảng. Rà sốt, phân loại toàn bộ các khoản nợ đã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các món nợ trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc xử lý nợ quá hạn bằng cách thuyết phục khách hàng tìm nguồn vốn để trả nợ.
* Biện pháp miễn giảm lãi tiền vay
Đối với biện pháp miễn, giảm lãi tiền vay, thì khi người vay bị rủi ro do
nguyên nhân khách quan, tuỳ theo mức độ thiệt hại về vốn và tài sản, khách
hàng có thể được xem xét được miễn hoặc giảm lãi tiền vay.
+ Số tiền miễn lãi tiền vay thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với
100% số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn.
+ Số tiền giảm lãi tiền vay thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn,
Tuy nhiên, chính sách miễn, giảm lãi tiền vay được áp dụng căn cứ vào số tiền nợ lãi tại Ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý. Cụ thể: đối với khách hàng được miễn lãi tiền vay khi khách hàng có số tiền nợ lãi tại Ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với số lãi tiền vay tính
trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn; đối với khách hàng được giảm lãi tiền vay khi khách hàng có số tiền nợ lãi tại Ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên tồn bộ
thời gian cho vay trong hạn.
Chính sách xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan nhằm mục đích tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn khắc phục khó khăn, khơi phục sản xuất, kinh doanh có thu nhập trả nợ Ngân hàng, đây là một chủ trương mang tính
nhân văn sâu sắc.
Trường hợp khách hàng có số nợ, lãi tại Ngân hàng thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ) thì được miễn tồn bộ số nợ lãi còn nợ
NHCSXH. Trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại Ngân hàng lớn hơn số tiền tương đương với số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn
(khơng kể thời gian gia hạn nợ) thì chỉ được miễn số nợ lãi tương đương với số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn.
Trường hợp khách hàng có số nợ, lãi tại Ngân hàng thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay
trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ) thì được giảm tồn bộ số nợ lãi cịn nợ
NHCSXH. Trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại Ngân hàng lớn hơn số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ) thì chỉ được giảm số nợ lãi tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn.
Khách hàng bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, dẫn đến khó khăn chưa có khả năng trả nợ, được xem xét đề nghị miễn, giảm lãi tiền vay, nếu là những khách hàng thực hiện đúng các định kỳ trả lãi đã thoả thuận thì có thể khơng có số lãi còn nợ để được xem xét miễn, giảm lãi tiền vay, trong thực tế những hộ
này khơng được tạo điều kiện khắc phục khó khăn khi gặp rủi ro. Vì vậy, đối với khách hàng bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đề nghị được miễn giảm lãi tiền vay theo Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg, số tiền miễn lãi tiền vay thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 100% số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn, số tiền giảm lãi tiền vay thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên tồn bộ thời gian cho vay trong hạn. Nếu khách hàng khơng cịn nợ tiền lãi thì sẽ được giảm vào số tiền lãi phải trả của những kỳ trả lãi tiếp theo.