Thẩm quyền xử lý vật chứng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 38)

9 Đại học luật TPHCM(200), Tập bài giảng luật TTHS, TPHCM, Tr

1.2.2. Thẩm quyền xử lý vật chứng

Vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng vì vậy khơng thể tùy tiện ai cũng có thể xử lý vật chứng mà nó phải được qui định một cách cụ thể những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Bộ luật tố tụng hình sự qui định một cách cụ thể tại khoản 1, Điều 76 mới có thẩm quyền xử lý vật chứng : „„Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra ; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố ; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản‟‟. Từ qui định này chúng ta đi vào phân tích nội dung trên ở một số điểm sau :

- Một là, theo qui định trên thì chỉ có Cơ quan tiến hành tố tụng gồm : Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án mới có thẩm quyền xử lý vật chứng, qui định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vì đây là những Cơ quan trực tiếp thu thập, bảo quản, sử dụng những thông tin rút ra từ vật chứng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự được Luật tố tụng hình sự qui định rất chặt chẽ, đòi hỏi các Cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh chấp hành. Mọi sự vi phạm của qui định này đều ảnh hưởng đến nhiều kết quả của việc giải quyết vụ án. Đây cũng là một bộ phận quan trọng của lý luận chứng cứ trong tố tụng hình sự. Nếu coi chứng cứ là phương tiện trong việc chứng minh vụ án hình sự thì những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự là mục tiêu cần hướng tới khi các Cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng các chứng cứ nói chung và vật chứng nói riêng để chứng minh hành vi phạm tội, người phạm tội. Mặc dù công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự diễn ra phức tạp, những nội dung cần chứng minh trong từng giai đoạn, từng vụ án không giống nhau, nhưng dù ở giai đoạn nào, vụ án hình sự nào đều cũng có một điểm chung nhất định đó là những thơng tin rút ra từ vật chứng phải chứng minh một hoặc nhiều tình tiết của vụ án cần được giải quyết. Vì vậy,

địi hỏi ai, cơ quan nào mới có thẩm quyền xử lý vật chứng là điều cần qui định cụ thể trong luật và phải được các cơ quan này tuân thủ một cách triệt để.

- Hai là, theo qui định này thì mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có một thẩm quyền xử lý vật chứng trong một giai đoạn nhất định

+ Cơ quan điều tra xử lý vật chứng ở giai đoạn điều tra nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra. Vụ án hình sự khi đình chỉ ở giai đọan điều tra chúng ta phải căn cứ vào qui định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc đình chỉ vụ án hình sự qui định tại khoản 2, Điều 164. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 105 qui định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại các khoản 1 các Điều 104,105,106, 108, 109, 111, 113, 121, 122 và 171 của Bộ luật hình sự và Điều 107 qui định những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự như khơng có sự kiện phạm tội, hành vi khơng cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm đã được đại xá, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết,.. hoặc đình chỉ nếu có căn cứ qui định tại Điều 19, 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự. Đây là những qui định cụ thể của luật hình sự về đình chỉ điều tra và phải có một trong những căn cứ này Cơ quan điều tra mới được đình chỉ vụ án hình sự từ đó mới có thẩm quyền xử lý vật chứng.

+ Viện kiểm sát, Tòa án, Hội đồng xét xử xử lý vật trong giai đoạn giải quyết vụ án của mình. Đối với Viện kiểm sát, có thể nói giai đoạn truy tố bắt đầu từ việc Cơ quan điều tra kết thúc điều tra bằng việc ra bản kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện kiểm đề nghị truy tố và kết thúc khi Viện kiểm sát ra bản cáo trạng chuyển sang tịa tồn bộ hồ sơ vụ án. Đây là giai đoạn quan trọng đối với Viện kiểm sát, ở giai đoạn này các chứng cứ bao gồm cả vật chứng được thu thập trong giai đoạn điều tra thì Viện kiểm sát xem xét, đánh giá, phân tích một lần nữa và với chức năng nhiệm vụ của mình Viện kiểm sát có thể ra

quyết định truy tố hoặc đình chỉ vụ án, nếu vụ án được đình chỉ thì Viện kiểm sát có quyền xử lý vật chứng theo qui định pháp luật. Việc xử lý vật chứng của Tịa án, Hội đồng xét trên thực tế thì giai đoạn này diễn ra rất nhiều, gần như 99% các vụ án hình sự được xét xử thì vật chứng được xử lý ở giai đoạn này. Các chứng cứ được xem xét trong giai đoạn chuẩn bị xét xử tức giai đoạn Viện sát chuyển toàn bộ hồ sơ và cáo trạng truy tố sang Tòa, giai đoạn này chánh án tòa án sẽ ra quyết định phân cơng một thẩm làm chủ tọa phiên tịa. Thẩm phán này có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ và các thủ tục khác trong đó có vật chứng, vật chứng nào liên quan đến hành vi phạm tội, vật chứng nào không liên quan đến hành vi phạm tội, vật chứng nào thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, thẩm phán đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án ra quyết định trả lại một số tài sản được thu giữ trong quá trình điều tra mà các vật này rõ ràng không liên đến vụ án hoặc bị người phạm tội chiếm giữ một cách trái phép. Qua việc nghiên cứu hồ sơ thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ sẽ quyết định ban hành một trong những quyết định như quyết định đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Cần nói thêm rằng các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án được qui định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự như Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp mà khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng (bao gồm cả vật chứng) đối với vụ án mà khơng thể bổ sung tại phiên tịa được hoặc ...Việc xem xét và xử lý vật chứng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử là nhằm kiểm tra, đánh giá lại tất cả các vật chứng đã được thu thập. Tại đây,cùng với việc xét hỏi bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng với một số người tham gia tố tụng khác vật chứng sẽ được sử dụng vào việc chứng minh hành vi phạm tội, người phạm tội hoặc là chứng minh gỡ tội cho bị cáo cũng như xem xét các tình tiết tăng nặng của bị cáo, đồng thời thơng qua vật chứng Hội đồng xét xử còn phát hiện còn đồng phạm khác trong vụ án mà chưa bị Cơ quan điều tra khởi tố thì Hội đồng xét xử có thể trả hồ sơ để điều tra bổ

sung yêu cầu khởi tố thêm đồng phạm nữa trong vụ án. Giai đoạn này, trên thực tế xét xử được các Cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá rất quan trọng vì vật chứng được xem xét, đối chiếu, được khẳng định bằng các thủ tục xét hỏi tại phiên tịa qua các trình tự này vật chứng bộc lộ hồn tồn những thơng tin mà chúng ta cần rút ra trong cả một quá trình chứng minh, cũng thơng qua đó Hội đồng xét xử xem vật chứng có liên quan đến vụ án ở mức độ nào từ đó đưa ra quyết định xử lý chúng.

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 38)