Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chế định xử lý vật chứng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 80 - 84)

11 Điều 23 Nghị định 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp.

2.2.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chế định xử lý vật chứng

xuống cấp nên việc bảo quản vật chứng trong giai đoạn xử lý vụ án nhất là những vụ án phức tạp mà thời hạn điều tra, truy tố, xét xử kéo dài gặp nhiều khó khăn nhất là đối với những vật chứng chóng hỏng. Bên cạnh đó, các Cơ quan, người tiến hành tố tụng đã vận dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thu thập vật chứng nên đã phát hiện được các loại vật chứng khác nhau như các vật chứng chứa đựng các dấu vết mà tội phạm phản ánh, các vật chứng dạng bột và các loại vật chứng khác mà mắt thường khơng phát hiện được như lơng, tóc, sợi, vết máu. Tuy nhiên, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác điều tra vụ án hình sự vẫn cịn thiếu hoặc có nhưng đã lỗi thời như các máy giám định Gien, phân tích các thành phần hóa học của các mẫu vật thu tại hiện trường cháy, chết người chưa được đầu tư đúng mức.

2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự

2.2.1. Hồn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chế định xử lý vật chứng chứng

Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về vật chứng cũng đang thể hiện nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến việc áp dụng pháp luật tùy tiện, khơng thống nhất. Vì vậy, việc tìm hiểu những bất cập, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vật chứng là cần thiết để đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời chế định này, góp phần xét xử đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm, đồng thời không làm oan sai cho người vô tội.

Từ phân tích các quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về vật chứng nêu trên, chúng tôi nêu lên một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, đối với khái niệm vật chứng, kiến nghị bổ sung nội hàm khái niệm vật chứng vào Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để đảm bảo tính thống nhất giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm vật chứng, tránh co sự hiểu sai hoặc nhầm lẫn giữa vật chứng và các nguồn chứng cứ khác.

“1. Vật chứng là vật được thu thập theo thủ tục trình tự do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, nó chứa đựng các thông tin được xác định là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án đúng đắn.

2. Vật chứng bao gồm: vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương

tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”.

Thứ hai, về chủ thể có nghĩa vụ thu thập vật chứng, kiến nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 một số cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động điều tra ban đầu như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cụ thể, khoản 1 Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự được bổ sung như sau: “Để thu thập chứng cứ cho việc giải quyết vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án”.

Thứ ba, đối với quy định bảo quản vật chứng là hàng hố mau hỏng, khó bảo quản, cần bổ sung vào điểm d khoản 2 Điều 75 nội dung như sau: “Đối với vật chứng là hàng hố mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu khơng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán đấu giá theo quy định của pháp luật và số tiền này phải chuyển

đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định bán đấu giá tại kho bạc Nhà nước để quản lý”.

Ngồi ra, để có sự phân biệt rõ giữa quy định về hoạt động thu thập và bảo quản vật chứng cũng như tạo cơ sở pháp lý cho việc giao trả đồ vật, tài liệu không phải là vật chứng của vụ án, kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:

“Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án.

Đối với tài sản không phải là vật chứng, thì Cơ quan tiến hành tố tụng không được thu giữ, tạm giữ; nếu đã thu giữ, tạm giữ thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án phải trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp các tài sản đó. Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm thi hành án đối với các hình phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại, thì Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền huỷ bỏ quyết định thu giữ, tạm giữ và ra quyết định kê biên đối với tài sản đó”.

Thứ tư, để quy định về chủ thể bảo quản vật chứng không mâu thuẫn với quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, điểm đ khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cần được sửa đổi, bổ sung như sau: “Đối với vật chứng đưa về Cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; Cục hoặc chi cục thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án”.

Thứ năm, để khắc phục các vướng mắc trong hoạt động xử lý vật chứng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 với các nội dung sau:

“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở

giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý bằng một trong các cách thức sau đây và không được sử

dụng biện pháp tư pháp thay thế các cách thức xử lý vật chứng:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành bao gồm các đồ vật là đối tượng của tội phạm quy định tại các Điều 138, 139, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 Bộ luật hình sự thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước nếu chúng còn giá trị sử dụng hoặc tịch thu tiêu huỷ nếu chúng khơng cịn giá trị sử dụng. Đối với vật chứng được xác định là bộ phận tách bạch với phần khác của vật thì chỉ tịch thu phần tách bạch mà khơng tịch thu tồn bộ vật;

b) Vật chứng là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt; dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; mang dấu vết tội phạm hoặc những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu họ khơng có lỗi; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Thời gian truy tìm chủ sở hữu và hình thức truy tìm được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự;

c) Vật chứng là tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; d) Vật chứng là hàng hố mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán đấu giá theo quy định của pháp luật;

đ) Vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ. Việc xác định vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được do cơ quan tài chính quyết định.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án. Nếu vật được xác định là vật chứng của hai vụ án thì vụ án đầu vẫn áp dụng các hình thức xử lý như quy định tại khoản 2

Điều này nhưng phải tạm giữ vật chứng chờ vụ án có liên quan giải quyết xong thì mới thi hành việc xử lý vật chứng.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”

Thứ sáu trong một số trường hợp cần xác định thời hạn và cách niêm yết thơng báo tìm kiếm chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hợp pháp để trả lại tài sản hoặc tịch thu sung quỹ Nhà nước nhằm giải quyết nhanh vụ án thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 khơng quy định cách thức niêm yết thơng báo tìm kiếm, nên có thể áp dụng các quy định tương tự trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, việc tìm kiếm có thể áp dụng qua các hình thức niêm yết cơng khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thu giữ vật chứng, trụ sở cơ quan đang thụ lý hồ sơ hay thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, do luật không quy định cụ thể nên tùy giá trị từng loại tài sản mà có sự vận dụng linh hoạt. Chẳng hạn, nếu tài sản có giá trị lớn thì áp dụng thơng báo tìm kiếm trên các báo, đài; cịn trường hợp tài sản có giá trị nhỏ thì chỉ cần niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã - nơi phát hiện tài sản - và tại trụ sở Cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án là phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất trong việc xử lý vật chứng trong các vụ án hình sự cụ thể, cần đưa quy định này vào Bộ luật tố tụng hình sự hay có văn bản hướng dẫn chính thống về chúng.

Tóm lại, từ việc điều tra, truy tố xét xử cũng như qua nghiên cứu, phân tích làm rõ một số bất cập, sai sót trong q trình thu thập, xử lý vật chứng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian qua, chúng tôi nêu lên một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, góp phần hạn chế các sai sót, phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải tư pháp hiện nay là phải xử lý vụ án hình sự một cách triệt để, kịp thơi, toàn diện, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Một bản án khi có hiệu lực pháp luật thì phải có tính khả thi trên thực tế.

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 80 - 84)