Cách thức xử lý vật chứng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 46)

9 Đại học luật TPHCM(200), Tập bài giảng luật TTHS, TPHCM, Tr

1.2.3. Cách thức xử lý vật chứng

Việc xử lý vật chứng được qui định chi tiết và cụ thể tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, đây là quy định mang tính cốt lõi trong việc xử lý vật chứng. Nội dung qui định này sẽ cụ thể hóa cách thức xử lý đối với từng loại vật chứng.

- Một là đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy. Trên thực tế, hành vi phạm tội diễn ra rất đa dạng và đồng thời việc xác định thế nào là công cụ phạm tội và phương tiện phạm tội cũng có sự nhầm lẫn. Người phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn cũng như công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội khác nhau, ngay cả trong cùng một nhóm tội, loại tội nhưng những thủ đoạn phạm tội và công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội cũng rất khác nhau. Ví dụ nhóm tội thuộc chương XIV, các tội xâm phạm sở hữu, loại tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được qui định tại Điều 139 của Bộ luật hình sự, trong cấu thành của tội này một trong những điều bắt buộc đối với hành vi phạm tội là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối ở những vụ án khác nhau thì thủ đoạn này được người phạm tội sử dụng khác nhau nhưng đều nhằm mục đích để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể như muốn lừa đảo chủ tiệm vàng, người phạm tội đã dùng vàng giả, vàng không đủ tuổi, đủ chất lượng để bán hoặc cầm cố lấy lại với số tiền lớn, nhưng cũng có trường hợp người phạm tội dùng các hàng hóa khác như thuốc bảo vệ thực vật giả đánh tráo cho chủ hàng nhằm chiếm đoạt thuốc thật bán lấy tiền tiêu xài, hoặc người phạm tội dùng xe ôtô mang nhãn hiệu Công ty xây dựng A sau đó gạt các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng lấy một khối gạch

trang trí tường cao cấp bán lấy tiền tiêu xài... Với nhiều thủ đoạn và nhiều công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội mà người phạm tội sử dụng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản như trên thì theo qui định bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, hoặc tiêu hủy nếu vật đó khơng có giá trị hoặc giá trị nhỏ. Cịn đối với vật cấm lưu hành như phim, nhạc và một số loại khác nữa mang tính đồi trụy, nội dung không hợp với thuần phong mỹ tục, bị pháp luật cấm lưu hành thì sẽ bị tiêu hủy khi người phạm tội dùng chúng vào việc phạm tội. Trên thực tế những năm gần đây, do hội nhập kinh tế thế giới nhiều loại băng đĩa nhạc mang nội dung phản động, đồi trụy du nhập vào Nước ta rất nhiều, lực lượng hải quan, cảnh sát kinh tế đã thu giữ và tiêu hủy rất nhiều. Các loại vật chứng như trên thường bị thu giữ ở một số loại tội như bày bán, truyền bá các nội dung văn hóa khơng lành mạnh, vận chuyển qua biên giới các loại vật cấm lưu hành, hoặc tịch thu tiêu hủy các loại hung khí như dao, búa, mã tấu, kiếm trong các vụ án cướp, cố ý gây thương tích, giết người. Thỉnh thoảng, vật chứng trong các vụ án tai nạn giao thơng khơng có nguồn gốc như trên mà do các chủ phương tiện tự tạo ra để phục vụ cho việc vận chuyển, ví dụ vụ án sau: Võ Văn Thắng Em, sinh năm 1975, là người làm thuê cho ông Phạm Văn Ngon, sinh năm 1972 Ngụ xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Vào khoảng 12 giờ 10 phút ngày 11/12/2011 Võ Văn Thắng Em điều khiển xe môtô 64F5-2217 kéo theo lồng xe tự chế bằng sắt từ nhà ông Ngon đến xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long để mua và chở heo thuê cho ông Ngon. Đến khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, sau khi cân được 4 con heo trọng lượng khoảng 220Kg cho vào lồng heo tự chế, 02 đầu tay cầm của xe tự chế được cột bằng sợi dây dù. Thắng Em để sợi dây dù lên yên xe môtô 64F5-2217, rồi lên ngồi trên sợi dây dù trên yên xe và kéo theo lồng xe tự chế cùng 4 con heo chạy với vận tốc khoảng khoảng 40km/h trên QL 53 hướng tỉnh Vĩnh Long về tỉnh Trà Vinh. Khi đến đoạn đường thuộc ấp An Phú A, xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long thì sợi dây dù của lồng xe tự chế tuột rời khỏi yên xe môtô 64F5-2217, lồng xe tự chế đâm sang lề trái hướng đi đụng vào xe môtô biển số 64H6-8255 do Lê Văn Tín, sinh năm 1978 ngụ ấp

Phước Trinh, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long điều khiển chở người ngồi sau xe là Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1972, Ngụ xã Hịa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đang chạy chiều ngược lại. Hậu quả làm ơng Bình chết tại chỗ, Tín được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện 121 và đã tử vong lúc 21 giờ 30 cùng ngày do chấn thương sọ não quá nặng. Đoạn đường xảy ra tai nạn là đoạn đường cong, có vạch phân tuyến liền ở giữa, chiều rộng mặt đường là 11m, điểm đụng vào lề phải hướng Trà Vinh đến Vĩnh Long là 2,10m. Trong q trình điều tra, ơng Ngon đã khắc phục hậu quả cho phía gia đình 02 nạn nhân là 136.000.000 đồng, gia đình nạn nhân làm đơn xin giảm bớt trách nhiệm hình sự cho bị can. Tại phiên tịa xét xử sơ thẩm Tuyên bị cáo Thắng Em 5 năm tù, về vật chứng trả lại xe mơtơ cho phía bị cáo, tịch thu lồng xe tự chế vì đây là loại phương tiện cấm lưu hành trên quốc lộ và đã được pháp luật ban hành thuộc diện các loại phương tiện không được lưu hành giao thông do dễ gây tai nạn giao thông trong những năm gần đây. Đối với trách nhiệm dân sự, thì tại phiên tịa sơ thẩm do gia đình nạn nhân khơng u cầu thêm nên không đặt ra giải quyết.

- Hai là, đối với vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Như vậy, vật, tiền bạc rõ ràng đây là những tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân mà người phạm tội có được thơng qua hành vi phạm tội thì khi xử lý vụ án hình sự bên cạnh đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án quyết định trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Ví dụ một người trèo vào nhà của người khác trộm cắp tiền, vàng, một số vật khác hoặc tiền, vàng, xe là công cụ phương tiện trong các vụ án lừa đảo thì phải trả cho chủ sở hữu hoặc tịch thu. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với tài sản thì sung quỹ Nhà nước, trường hợp này thường diễn ra ở các vụ án đánh bạc thể hiện dưới các hình thức như số đề, đá gà, đánh bài, khi lực lượng Công an tiến hành bắt triệt phá các tụ điểm số đề, đá

gà, đánh bài thì các con bạc bỏ chạy và ném hoặc bỏ lại các tang vật như tiền, vàng sau đó cơ quan điều tra làm việc thì khơng ai chịu nhận là tài sản của mình vì sợ tội. Mới gần đây, Bộ cơng an và Công an tỉnh Long An triệt phá một tụ điểm đá gà nằm trên địa bàn tỉnh Long An có quy mơ tổ chức đá gà ăn tiền lên hàng tỷ đồng trên một ngày, với hàng trăm đối tượng tham gia. Khi lực lượng Công an ập vào bắt, các đối tượng này tháo chạy bỏ lại hiện trường với số tiền rất lớn nhưng khi Cơ quan điều tra tiến hành làm việc thì gần như khơng ai chịu đây là tiền của mình dùng vào việc đá gà, đối với những vật chứng này khi giải quyết vụ án sẽ được sung quỹ nhà nước. Một số trường hợp nữa, trên thực tế, không xác định được chủ sở hữu vật chứng là vật, tiền bạc để trả lại như gần đây vào năm 2010 đến năm 2011, trên quốc lộ 1A xuất hiện tình trạng trộm xe, cướp xe môtô, cướp giật xảy ra trên nhiều tỉnh như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Sau đó, Bộ Cơng an kết hợp cùng với lực lượng Công an các tỉnh thành có liên quan đã triệt phá băng nhóm của Nguyễn Văn Tài (Tên gọi khác Tý đen), trú quán tỉnh Bình Dương cùng một số đối tượng khác như Long, Nhí, Tuấn.. đã thực hiện hơn 60 vụ trộm cắp và cướp tài sản. Trong vụ án này, Cơ quan điều tra thu giữ gồm nhẫn vàng, lắc vàng, hơn 20 xe môtô, Cơ quan điều tra áp dụng nhiều biện pháp như thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm bị hại một mặt là trả lại những vật chứng trên, mặt khác là mở rộng điều tra để xem trên thực tế các đối tượng này đã thực hiện bao nhiêu vụ án nhưng cũng không xác định được người bị hại, đây là những tài sản mà nhóm của Tài đã giật, cướp dọc quốc lộ 1A, khi sự việc xảy ra một số bị hại cũng khơng đến trình báo, Cơ quan tiến hành tố tụng đã đăng báo, đài tìm bị hại trong vụ án trên theo qui định của pháp luật nhưng hết thời hạn cũng không thấy ai đến nhận lại số tài sản trên. Theo qui định pháp luật, số tài sản trên sẽ bị sung quỹ Nhà nước sau một thời gian nhất định.

Ba là, đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Đây là một qui định rõ ràng, dễ áp dụng, ví dụ : Hành vi tổ chức đánh bạc dưới nhiều hình thức như đá gà, đánh bài, số đề, đua

ngựa và người tổ chức đã thu lợi tiền, vàng từ hoạt động này thì sẽ bị tich thu sung quỹ Nhà nước hoặc các vật chứng từ các hành vi phạm tội khác như buôn lậu qua biên giới, ăn hối lộ, tham nhũng, kinh doanh khách sạn trá hình để lén lút tổ chức mua bán dâm, buôn bán hàng giả..

- Bốn là, đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản như rau, quả, thực phẩm tươi sống, hóa chất... Thì có thể được bán theo qui định của pháp luật. Trên thực tế, giai đoạn giải quyết những vật chứng này thường ở giai đoạn điều tra vì khi hành vi phạm tội mới bắt đầu xảy ra hoặc mới xảy ra cần ngăn chặn, làm giải bớt thiệt hại bởi hành vi phạm tội thì Cơ quan điểu tra tiến hành điều tra theo qui định của pháp luật, trong đó có thu giữ các tang vật nhưng do đặc điểm, tính chất của các vật chứng này không thể tồn tại từ giai điều tra cho đến khi xét xử nên buộc phải xử lý chúng bằng cách bán và thu lại số tiền này gởi vào kho bạc hoặc sung quỹ Nhà nước. Trong quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan tiến hành tố tụng có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp số tiền bán được từ việc bán vật chứng nếu chứng minh được rằng đây rõ ràng là tài sản của họ và đã bị hành vi phạm tội xâm phạm đến, nếu số tiền đã bán khơng đủ thì có thể buộc người gây hại khắc phục thêm, ví dụ như các vụ án trộm cắp tài sản của các hộ gia đình ni tơm ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu là các loại tôm đã đến mùa thu hoạch, bọn tội phạm dùng lưới kéo các ao, hồ nuôi tôm đã đến mùa thu hoạch và sau đó chở tơm qua các tỉnh lân cận bán với giá rẻ rất nhiều so với giá thị trường, trong lúc đang bán số tơm trộm cắp được thì bị Cơ quan điều tra phát hiện và tịch thu, nhưng đây là vật chứng không bảo quản lâu được vì vậy cần bán số tơm này theo qui định và bảo quản số tiền đó dùng vào việc giải quyết trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự sau này.

Năm là, đối với vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Trường hợp này thường xảy ra đối với một số vụ án mà cơng cụ phạm tội khơng có giá trị như ống kim tiêm trong vụ án dọa lây truyền HIV do người phạm tội buộc ai đó phải thực hiện hoặc khơng thực hiện một số hành vi như không được thu mua hải sản ở khu vực này, không được mở nhà

hàng khách sạn ở khu vực này hoặc nếu thực hiện khai báo sẽ dùng dao đâm chết..

Thông thường, vật chứng được xử lý sau khi có quyết định giải quyết vụ án của cơ quan có thẩm quyền như bản án, quyết định của Tịa án, quyết định đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên, đối với vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, quyền hạn của mình có quyền quyết định trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án. Ví dụ, trong vụ án Phước tám ngón, một thời làm xơn xao dư luận trên cả nước về tính chất nghiêm trọng và dã man của tên tội phạm này. Phước đã cướp, trộm nhiều xe mơtơ, sau đó dùng xe mơtơ này đi gây án, trong quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã xác định một số chủ sở hữu của những xe mơtơ Phước chiếm đoạt và sau đó sử dụng làm cơng cụ phương tiện đi cướp nên Cơ quan điều tra đã mời các chủ sở hữu trên và trả lại các tài sản.

Một qui định nữa về xử lý vật chứng, trường hợp này việc xử lý vật chứng khơng thể giải quyết trong q trình điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự có vật chứng thu được mà cần phải được giải quyết trong một án dân sự khác. Đó là trường hợp nếu có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bằng một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự. Thực tế, qui định này rất hiếm khi gặp vì khi thu thập, đánh giá, phân tích, xác định những dấu vết, cũng như nguồn gốc, vai trị của vật chứng thì phần nào các Cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định nguồn gốc của vật chứng và xử lý chúng. Nói như vậy khơng có nghĩa qui định này là thừa vì trên thực tế vẫn có trường hợp này xảy ra. Ví dụ, vụ án trộm cắp, cướp tài sản do băng của Lê Anh Kiệt cầm đầu đã thực hiện cướp hàng chục tiệm vàng xảy ra từ năm 2001 đến khi bị phát hiện (Trên địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng tháp, Long an, TPHCM đến khi Cơ quan điều tra phát hiện và bắt các đối tượng này) vật chứng thu được

gần một ngàn lượng vàng, các loại trang sức q trong đó có một số kim cương, đá q, vàng phải nhờ đến việc giải quyết của Tịa dân sự mới xác định nguồn gốc của các tài sản này và trả cho chủ sở hữu.

Kết luận chương 1

1. Vấn đề lý luận và những qui định của Bộ luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng là một chế định rất quan trọng trong tố tụng nói chung và Tố tụng hình sự nói riêng. Trong tố tụng hình sự, để có cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức, công dân ngay cả bản thân người phạm tội tránh được oan, sai, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 38 - 46)