Hạn chế, vướng mắc trong việc xử lý vật chứng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 61 - 80)

11 Điều 23 Nghị định 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp.

2.1.2.1. Hạn chế, vướng mắc trong việc xử lý vật chứng

- Về pháp luật: Chứng cứ và chứng minh là yếu tố xương sống của pháp luật tố tụng nói chung trong đó có pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Mọi hoạt động tố tụng hình sự đều tập trung làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự được qui định cụ thể tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự, bằng việc thu thập và đánh giá chứng cứ trong đó có vấn đề xử lý vật chứng. Có thể nói chế định chứng cứ và chứng minh của Bộ luật Tố tụng hình sự khơng chỉ thay đổi về lượng mà còn đã biến đổi cả về chất so với pháp luật tố tụng hình sự trước đây, bên cạnh đó những qui định về xử lý chứng cũng hoàn thiện hơn những qui định trước đây. Đó là đã quy định và cụ thể hoá nguyên tắc cơ bản trách nhiệm thu thập, đánh giá, phân tích chứng cứ và chứng minh, xử lý vật chứng thuộc về Cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy vậy, một mặt do chế định này

vẫn cịn tồn tại những khoảng trống, mặt khác do trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi người cịn hạn chế nên thực tế đã khơng phát huy được tác dụng của các quy định mới này.

+ Một là, vật chứng là những vật, cơng cụ phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy (Điểm a, khoản 2, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự). Trên thực tế qui định này gần như đã giúp các Cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng tốt vào các vụ án hình sự cụ thể nhưng đồng thời bên cạnh đó một số trường hợp có thể tịch thu, sung quỹ Nhà nước nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì tính khả thi của qui định này.

Ví dụ : Trong vụ án đánh bạc dưới hình thức số đề, cá độ bóng đá xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 23/11/2011 tại xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Công an huyện Long Hồ bắt quả tang Đặng Văn Sang đang ghi số đề và cá độ bóng tại nhà cùng địa chỉ trên, tang vật thu giữ gồm: Hai phơi số đề, ba phơi ghi cá độ bóng đá, bốn điện thoại di động các loại, tiền mặt 343.000.000 đồng. Tại Cơ quan điều, Sang khai nhận bắt đầu bán số đề, cá độ bóng đá từ 10/10/2010 với số vốn làm thầu là 700.000.000đồng. Hằng ngày Sang dùng điện thoại di động bán số đề và cá độ bóng cho nhiều người. Số đề dựa vào kết quả xổ số kiến thiết các tỉnh, cịn cá độ bóng đá dựa vào các giải bóng đá như cúp Châu Âu, giải ngoại hạng Anh, Đức..Đối với số tỷ lệ ăn thua đối với số đầu, đuôi là mua 1 trúng 70 lần, bao lơ ba con số thì 1 trúng 600 lần. Khi kết quả xổ số hoặc cá độ bóng đá có các con bạc mua trúng thì sáng ngày hơm sau sẽ trả tiền, Sang thường bán qua điện thoại và chỉ bán trực tiếp cho những con bạc là khách quen. Trong thời gian bán số đề Đặng Văn Sang thu lợi bất chính là 300.000.000đồng. Vụ án tưởng chừng diễn ra thông thường như những vụ án khác là sẽ điều tra, truy tố xét xử theo qui định pháp luật nhưng điều nói đến ở đây là trong số những điện thoại di động thu giữ được có một điện thoại Nokia trị giá khoảng 300.000đồng. Cơ quan điều tra xác định điện thoại này là của các con bạc bỏ lại khi Công an đến và do sợ tội nên bỏ chạy để lại. Cơ quan điều tra cũng xác định được điện thoại này là của Nguyễn Thị Hường thường trú xã lân cận, nhưng khi

mời làm việc thì Hường khơng thừa nhận đây là điện di động của mình. Nguyên nhân mà Hường khơng thừa nhận đây chính là điện thoại di động của mình vì cách nay khoảng 6 tháng Hường bị Tòa án nhân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 18 tháng về hành vi “Đánh bạc” qui định tại điều 248 Bộ luật hình sự, nếu Hường nhận đây là điện thoại của mình sợ sẽ thêm tội đánh bạc và có khả năng từ hình phạt được hưởng án treo trở thành án giam do vi phạm trong thời gian thử thách, nên Hường một mực không nhận điện thoại của mình. Như vậy, trong trường hợp này Cơ quan điều tra phải tiến hành các thủ tục thông báo tìm chủ sở hữu của tài sản trên. Điều này ít nhiều lãng phí về thời gian, tiền bạc của Nhà nước mà tài sản cần trả lại cho chủ sở có giá trị khơng lớn.

Trong thực tiễn điều tra, xử lý các vụ án hình sự, một số trường hợp qua quá trình điều tra, Cơ quan tiến hành tố tụng, đa phần là do Cơ quan điều tra thu giữ vật chứng của vụ án nhưng chưa xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Để khắc phục điều này cần bổ sung một số qui định vì Bộ luật tố tụng hình sự 2003 khơng quy định hình thức thơng báo và thời hạn thơng báo nên đã gây ra lúng túng cho các Cơ quan tiến hành tố tụng. Trước đây, Thông tư số 03 TT-LB ngày 23/4/1984 quy định thời gian niêm yết cơng khai tìm chủ sở hữu là khơng q 6 tháng. Sau đó, Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 của Bộ Tài chính quy định thời hạn tìm kiếm chủ sở hữu đối với tài sản có giá trị lớn bị đánh rơi, bỏ quên là một năm và tìm kiếm chủ sở hữu đối với bất động sản là năm năm. Nhưng cả hai quy định này đều được áp dụng hướng dẫn các quy định trước khi BLTTHS 2003 ra đời. Theo quy định tại khoản 4 Điều 76 BLTTHS 2003 thì "trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”. Như vậy, việc xác lập quyền sở hữu và chủ sở hữu mới trong vụ án hình sự cụ thể là những quan hệ mang tính dân sự. Do đó, khi giải quyết việc xác lập quyền sở hữu mới đối với vật chứng

có thể được áp dụng các quy định về xác lập quyền sở hữu quy định tại Mục I Chương XIV Bộ luật Dân sự. Vì vậy, khi Cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ vật chứng của vụ án nhưng chưa xác định được chủ sở hữu thì thơng báo cơng khai trong thời hạn một năm đối với động sản, năm năm đối với bất động sản và kể từ ngày đã thực hiện các hoạt động điều tra xác minh nhưng khơng có kết quả đến khi hết thời hạn đó mà khơng xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì lúc đó, cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Như vậy Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án muốn xử lý các vật chứng thu được như điện thoại thì phải đăng báo tìm kiếm chủ sở hữu theo qui của Bộ luật tố tụng dân sự qui định tại Điều 239 “Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định chủ sở hữu”. Theo qui định này thì trong trường hợp khơng xác định được ai là chủ sở hữu thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo qui định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước, người phát hiện được hưởng một khoảng tiền thưởng theo qui định pháp luật. Trong vụ án này ta thấy rằng các vật chứng thu được khơng có giá trị bao nhiêu chỉ trị giá vài trăm ngàn đồng nhưng nếu không áp dụng các biện pháp trên để tìm kiếm chủ sở hữu thì các Cơ quan tiến hành tố tụng không thể xử lý được vật chứng. Nhưng nếu phải áp dụng các biện pháp tìm kiếm chủ sở hữu bằng đăng báo, thơng báo trên đài thì sẽ dẫn đến hai bất cập trong xử lý vụ án về thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam và về tính kinh tế trong xử lý vật chứng

* Thứ nhất là về thời gian, trong một vụ án hình sự cụ thể bao giờ cũng phải tuân theo thời hạn điều tra mà Bộ luật tố tụng hình sự qui định cụ thể tại Điều 119 về thời hạn điều tra “ Thời hạn điều tra vụ án hình sự khơng q hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khơng q ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội

phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc điều tra. Nếu phải đăng báo tìm chủ sở hữu của các điện thoại trên thì ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn điều tra mà Bộ luật tố tụng hình sự đã qui định, nhưng nếu khơng áp dụng các biện pháp tìm kiếm chủ sở hữu trên thì khơng xử lý vật chứng một cách triệt để và toàn diện. Mặc khác, trong một số vụ án hình sự cụ thể đơi khi các Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can khi thấy cần thiết. Thời hạn tạm giam được qui định cụ thể như sau “ Thời hạn tạm giam bị can để điều tra khơng q hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Từ qui định về thời hạn tạm giam này ta thấy rằng, nếu chỉ vì những vật chứng có giá trị nhỏ mà phải gia hạn thêm thời hạn tạm giam (Trong trường hợp thời hạn tạm giam đã hết) để tìm chủ sở hữu thì điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, ảnh hưởng đến nguyên tắc giải quyết vụ án hình sự phải kịp thời, nhanh chóng, triệt để, tồn diện nhằm phịng chống tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội.

* Thứ hai là về mặt kinh tế, như chúng ta đã biết, một hành vi gây thiệt hại cho xã hội khi bị Luật hình sự điều chỉnh thì hậu quả của nó gây ra là đã đến một mức độ nào đó khá nặng nề và thiệt hại này phải lớn hơn thiệt hại mà nó bị điều chỉnh bởi luật hành chính hay các nghành luật khác. Việc nhanh chóng xét xử người phạm tội là nhằm răn đe người phạm tội, phòng ngừa chung đối với những ai đã và sẽ có ý định thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội đồng thời cũng làm giảm bớt thiệt hại xảy ra trên thực tế hay ngăn chặn thiệt hại sắp xảy trên thực tế. Trong trường hợp trên ta thấy rằng, các vật chứng thu được gần như giá trị của nó khơng đáng kể, chúng ta phải đăng báo hoặc thông báo ba bốn kỳ trên các phương tiện thơng tin đại chúng có phạm vi rộng trên tồn quốc nhằm giúp chủ sở hữu biết mà nhận lại tài sản, sau một thời gian qui định nếu khơng có ai nhận thì mới quyết định sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy thì điều này rõ ràng khi càng xử lý vật chứng theo qui định pháp luật thì càng gây thiệt hại cho Nhà

nước, xã hội về mặt kinh tế. Từ phân tích này cho chúng ta thấy rằng, xử lý vật chứng trong trường hợp này không đáp ứng được yêu cầu chung trong phịng chống tội phạm đó là làm giảm bớt thiệt hại trên thực tế mà nó cịn có tác dụng ngược lại là gây thiệt hại về mặt giá trị kinh tế khi các vật chứng đó khơng hề có giá trị và cũng khơng ảnh hưởng đến các chứng cứ khác trong vụ án. Nói cho cùng những vật chứng thu được ở đây dù có hay khơng chúng ta vẫn xử lý hành vi phạm tội được và cũng đáp ứng được nguyên tắc phòng chống tội phạm.

+ Hai là vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm cơng cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Qui định này mặc dù được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhiều khi xử lý vụ án hình sự cụ thể trong những năm qua nhưng qui định này cịn bộ lộc một số bất cập.

Ví dụ trong vụ án cướp tài sản xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 08/01/2012, Nguyễn Hoàng Phương, Lê Minh Sang cùng Lê Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Đợi tổ chức nhậu tại chòi của ông Đợi tại ấp Long Bình, xã Lộc Hịa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày thì nghỉ uống rượu. Lê Minh Sang lên tiếng nhờ ông Đợi, Khanh dùng xe môtô chở dùm ra quốc lộ 1A để đón xe về Thành Phố Vĩnh Long. Khanh điều khiển xe môtô biển số 64E1-8872 chở Hồng, ơng Đợi dùng xe Dream chở Sang. Khi đến nơi, trong lúc chờ ông Đợi đi kêu dùm xe mơtơ khách thì Phương chợt nhớ mình bỏ quên điện thoại tại nơi nhậu lúc nảy và yêu cầu Khanh quay lại lấy dùm nhưng Khanh không chịu, hai bên xảy ra cự cãi, Hồng dùng nón bảo hiểm đánh Khanh một cái trúng vào vai trái làm Khanh và xe môtô ngã xuống đường lộ, Khanh vừa đứng lên thì Sang nhào lại định đánh tiếp, thấy vậy Khanh bỏ chạy thì Hồng cầm nón bảo hiểm rượt theo đuổi đánh nhưng không kịp. Sau khi đuổi đánh Khanh khơng kịp. Hồng quay lại nhìn thấy xe mơtơ 64E1-8872 ngã trên lộ nên Hoàng nảy sinh ý định chiếm đoạt dùng làm phương tiện, Hoàng dựng xe lên và chở Sang về

hướng Thành Phố Vĩnh Long. Đến ngày 12/01/2012, Hoàng điều khiển xe mơtơ trên qua Thành Phố Cần Thơ thì gây tai nạn chết người, sau đó Hồng bỏ trốn và đến khoảng một tháng sau bị bắt theo lệnh truy nã.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra lấy lời khai của người

bị hại trong đó có nội dung về vật chứng là chiếc xe môtô. Hướng xử lý là cho bị hại nhận lại tài sản đem sữa chữa và sẽ tính vào phần chi phí phía bị can phải bồi thường do hành vi gây thiệt hại từ vụ tai nạn giao thông nhưng người bị hại nhất quyết không nhận lại tài sản với lý do xe đã gây tai nạn không được may mắn nên bị hại một mực khước từ. Rõ ràng trong trường hợp này thì qui định vật chứng bị người phạm tội chiếm đoạt sau đó dùng vào việc phạm tội nhưng khi trả lại cho chủ sở hữu thì chủ sở hữu khơng đồng ý nhận lại, nên phần thiệt hại xe bị hư hỏng trong vụ tai nạn giao thông sẽ không xác định được bao nhiêu. Thông thường, các xe môtô trong các vụ tai nạn giao thông, các vụ án hủy hoại tài sản và một số loại án hình sự khác thì các Cơ quan điều tra cho bị hại nhận lại xe và tự đem sữa sau đó nộp lại các hóa đơn, chứng từ để sau này khi xét xử Tòa án căn cứ vào đó xác định mức thiệt hại mà bị can, bị cáo gây ra và buộc bị cáo phải khắc phục hậu quả cho người bị thiệt hại. Trong vụ án trên, có hai vướng mắc trên thực tế khi bị hại không đồng ý nhận lại xe môtô

* Thứ nhất là, nếu người bị hại không nhận lại xe môtô sẽ không xác định chính xác thiệt hại mà bị can, bị cáo đã gây thiệt hại trên thực tế từ đó ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 61 - 80)