Thực trạng xử lý vật chứng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 56)

9 Đại học luật TPHCM(200), Tập bài giảng luật TTHS, TPHCM, Tr

2.1. Thực trạng xử lý vật chứng

Có thể nói xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự là cả một quá trình tiến hành tố tụng hình sự của Cơ quan tiến hành tố tụng thông qua hành vi cụ thể của người tiến hành tố tụng vật chứng thu được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, sẽ được xử lý theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng vụ án hình sự cụ thể. Hiện nay, trong tố tụng hình sự chưa có một khái niệm cụ thể nào về thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thơng qua các điều luật có liên quan khác, chúng tơi mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về thu thập chứng cứ. Theo đó, thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh mà nghĩa vụ chứng minh đó thuộc về các Cơ quan tiến hành tố tụng. Đó là việc thu nhận các dữ liệu thực tế có chứa nguồn chứng cứ do Bộ luật tố tụng hình quy định. Chứng cứ phải được thu thập bởi cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án và phải theo trình tự nhất định do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự qui định đã quy định rõ những cơ quan có quyền thu thập chứng cứ và phương thức thu thập chứng cứ. Trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án đã thu thập chứng cứ bằng các cách khác nhau như:

+ Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS.

+ Ngoài việc thu thập chứng cứ là vật chứng, việc thu thập lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam, của bị can, bị cáo và những người khác biết về những tình tiết liên quan đến vụ án cũng đóng vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, để những lời khai báo của họ thực sự có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự thì yếu tố hàng đầu đó là: những lời khai này phải được thu thập hợp pháp.Yêu

cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những tài liệu, đồ vật; trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Để chứng minh một người có tội và làm rõ các tình tiết khác trong vụ án hình sự cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tiến hành thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Trong số các nguồn chứng cứ, vật chứng được xem như là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng đã được quy định trong các văn bản về tố tụng hình sự trước khi Bộ Luật tố tụng hình sự được ban hành cụ thể, chi tiết trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đã tạo hành lang pháp lý giúp cho hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong thực tiễn được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi, góp phần quan trọng trong cơng tác giải quyết các vụ án hình sự.

Tuy nhiên, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về chủ thể có thẩm quyền thu thập vật chứng còn thể hiện sự bất cập. Các chủ thể có thẩm quyền thu thập vật chứng là những Cơ quan tiến hành tố tụng được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 65 với Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thấy rằng, việc qui định giới hạn chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ nói chung, vật chứng nói riêng là chưa đầy đủ. Bởi vì, ngồi hoạt động của các Cơ quan tiến hành tố tụng còn một số cơ quan khác là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan này phải tuân thủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định và họ có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu hay được khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tội ít nghiêm trọng, khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu đối với các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng hay tội ít nghiêm trọng nhưng có những tình tiết phức tạp. Hiển nhiên, các cơ quan này sẽ tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ nói chung, vật chứng nói riêng khi họ tiến hành các hoạt động điều tra. Do đó, việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

khơng quy định cho những chủ thể này quyền thu thập chứng cứ nói chung, vật chứng nói riêng là thiếu sót.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, thực tế vận dụng các quy định của pháp luật hình sự về vật chứng có nhiều thuận lợi và cũng đồng thời bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót nhất định như: Có sự lẫn lộn giữa vật chứng trong tố tụng hình sự với vật chứng trong tố tụng dân sự, các tài liệu đồ vật khác bị thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án; thu thập chứng cứ không kịp thời, đầy đủ dẫn đến vật chứng bị mất, hư hỏng không thể phục hồi; hay việc xử lý vật chứng của chủ thể có thẩm quyền ở giai đoạn tố tụng trước không đúng, dẫn đến các chủ thể có thẩm quyền ở giai đoạn sau ra các quyết định thiếu căn cứ, khơng có sức thuyết phục, sự chuyển giao vật chứng của vụ án này đồng thời là công cụ phạm tội của vụ án khác gặp nhiều khó khăn. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau như : Xuất phát từ sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một số cán bộ thi hành công vụ. Bên cạnh đó, ngay chính các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về vật chứng cũng thể hiện nhiều bất cập dẫn đến việc áp dụng pháp luật tuỳ tiện, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất như thời điểm, cách thức chuyển giao vật chứng để bảo quản, xử lý vật chứng không giống nhau, một số khái niệm liên quan đến tài sản được xác định là vật chứng, biện pháp xử lý vật chứng…

Để làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng ta mạnh dạn đi vào nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong xử lý vật chứng trên cơ sở những qui định của pháp luật cũng như những yếu tố khác có ảnh hưởng nhất định trong việc xử lý vật chứng như yếu tố con người, khoa học kỹ thuật, xu hướng nhận thức pháp luật của xã hội đối với vấn đề xử lý vật chứng đặc biệt là nhận thức của người có thẩm quyền thu thập và xử lý vật chứng trong thời gian qua .

- Về pháp luật: Phải thừa nhận rằng, từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời đã tạo hành lang pháp lý giúp cho các Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gặp rất nhiều thuận lợi trong việc xử lý vật chứng. Thực tiễn thời gian qua, các Cơ quan, người tiến hành tố tụng đã vận dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thu thập vật chứng nên đã phát hiện được các loại vật chứng khác nhau như các vật chứng chứa đựng các dấu vết mà tội phạm phản ánh, các vật chứng dạng bột và các loại vật chứng khác mà mắt thường khó phát hiện được như lông, sợi, dấu vân tay … Bên cạnh đó, việc kết hợp tốt giữa cơ quan, người tiến hành tố tụng với các nhà chuyên môn thuộc các tổ chức giám định đã xác định ra đúng bản chất của vật chứng thu thập được góp phần quan trọng vào việc giải quyết vụ án như giám định các chất bột là herôin, giám định dấu vân tay, giám định vết máu tại hiện trường hoặc các vật chứng mang dấu vết tội phạm khác … Chẳng hạn, nhờ việc thu thập được vật chứng liên quan đến vụ án đã truy tìm ra được người đã thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ vụ án Trần Văn Thêm giết người bạn tình tại khách sạn Cửu Long thuộc tỉnh Vĩnh Long năm 2010. Nhờ thu thập được vật chứng của vụ án là bao cao su, con dao dính máu bị cáo mà bị cáo dùng để quan hệ tình dục và cắt cổ nạn nhân, kết hợp với thu giữ mẫu máu nạn nhân, mẫu tinh dịch trong âm đạo khi khám nghiệm tử thi, Cơ quan điều tra đã vạch ra hướng điều tra nên tiến hành lấy lời khai, lấy mẫu máu, lấy lông bộ phận sinh dục của người bị tình nghi, đem giám định ADN. Kết quả, giám định đó là những chứng cứ mà bị can khơng thể phủ nhận.

- Các thuận lợi khác như đội ngũ người tiến hành tố tụng, Cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, ý thức pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc xử lý vật chứng từ việc phát hiện người thực hiện hành vi phạm tội xử lý theo qui định pháp luật và khôi phục lại quyền sở hữu cho chủ sở hữu, quyền chiếm hữu cho người quản lý hợp pháp, cụ thể như thế nào chúng ta đi vào từng yếu tố góp phần thuận lợi trong xử lý vật chứng

+ Về cơ sở vật chất của các Cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp được xây dựng mới theo mẫu và mơ hình trên tồn quốc, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường như để thu thập và bảo quản vật chứng không ngừng được trang bị như khẩu trang, găng tay, vali,… trong khi tham gia khám nghiệm hiện trường, khám xét thu giữ vì vậy mà việc thu giữ các vật chứng từ giai đoạn điều tra được thu giữ một cách kịp thời, nhanh chóng một phần nào đó đáp ứng được nhu cầu xử lý vật chứng ở các giai đoạn tiếp theo. Các kho bảo quản vật chứng không ngừng được xây cất mới, rộng rãi, thoáng mát lưu trữ được nhiều vật chứng mang dấu vết tội phạm như vân tay, dấu máu,... phục vụ tốt công tác phát hiện người phạm tội một cách kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý người phạm tội tiếp tục hoặc phát hiện xử lý người phạm tội theo qui định của luật hình sự.

+ Về nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ tiến hành tố tụng: Trong những năm gần đây, đội ngũ của các Cơ quan tiến hành tố tụng được nâng cao cả chất và lượng. Đội ngũ điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên tăng về số lượng để đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020 là xây dựng một mơ hình tư pháp khu vực, phù hợp với các mơ hình tư pháp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, điển hình trong năm năm gần đây số lượng điều tra viên tăng về chất, trình độ người tiến hành tố tụng được tuyển chọn từ những cá nhân có tiêu chuẩn phải tốt nghiệp đại học chính qui chun ngành luật, qua một khóa đào tạo chun mơn nghiệp vụ và phải có thời gian công trong các ngành chuyên môn nghiệp vụ phù hợp thì mới được bổ nhiệm điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Trong nhiệm kỳ bổ nhiệm vào chức vụ được giao là người tiến hành tố tụng cịn phải có một số giới hạn về việc án bị hủy, sửa như 1% tỷ lệ án giải quyết và án bị hủy để xét về điều kiện bổ nhiệm đặc biệt trong khi xử lý các vụ án hình sự, việc xử lý vật chứng được xem như là một trong những căn cứ hủy, sửa án nếu như việc xử lý vật chứng có sai sót, khơng đúng theo qui của Bộ luật hình sự hoặc cố tình làm sai lệch khi xử lý vật chứng cịn bị khởi tố hình sự hoặc phải bồi thường, khắc phục hậu quả theo Luật bồi thường Nhà nước do Cơ quan,

cá nhân tiến hành tố tụng gây ra trong quá trình giải quyết vụ án. Nhân tố con người chính là nguồn nhân lực của sự phát triển xã hội. Phát huy sức mạnh của con người là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân về mặt số lượng con người là tất cả mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, trong số đó có những chú ý trọng tâm nhất định. Đó là sự ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức, nhân tài, trọng dụng người tài của đất nước. Cần phải nhấn mạnh, nhân tài là đầu tàu của nguồn nhân lực. Quan điểm này được thể hiện từ năm 1945, 1946 trong 2 bài báo của Bác Hồ, gồm “ Nhân tài và kiến quốc”, “ Thư tìm người tài” gửi cho tất cả các địa phương, trong đó có nói rõ về người tài và sử dụng nhân tài. Người tài ở đây tức là hiền tài, “ vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có tài, vừa có đức; vừa có tâm, vừa có tầm. Nhân tố con người trong xử lý án hình sự từ khi có sự kiện phạm tội xảy ra cho đến giai đoạn phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì nhân tố con người đóng vai trị then chốt đặc biệt là đội ngũ tiến hành tố tụng thông qua chức trách, nhiệm vụ được giao như công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập chứng cứ trong đó có vật chứng. Như vậy, việc xử lý vật chứng phụ thuộc nhiều vào đội ngũ tiến hành tố tụng thể hiện ở một số nội dung sau:

Một là, đối với giai đoạn phát hiện, thu thập vật chứng. Giai đoạn này bắt đầu từ tin báo tố giác tội phạm hoặc có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế và được Cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận thông tin. Cơ quan tố tụng thường xử lý các thông tin này đa phần là cơ quan Cảnh sát điều tra trong công an nhân dân, quân đội, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hoặc căn cứ vào địa điểm phạm tội mà tiến hành điều tra theo thẩm quyền được qui định tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm hoặc thông tin về tội phạm thì điều tra viên theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự thì là người chủ trì của cuộc khám nghiệm. Giai đoạn phát hiện, thu thập bảo quản vật chứng tạo tiền đề quan trọng bước tiếp theo trong xử lý vật chứng phụ thuộc khá nhiều vào trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực của điều tra viên vì muốn xử lý chính xác vật chứng theo qui định của pháp luật thì những thơng tin từ vật chứng phản ánh phải có độ chính xác cao như vật chứng này là của ai,

có dùng vào việc phạm tội hay không, chủ sở hữu của vật chứng có lỗi hay khơng có lỗi trong việc để người phạm tội dùng vật chứng vào việc phạm tội. Để đạt được điều này, ban đầu khi phát hiện, thu giữ vật chứng thì vật chứng phải cịn ngun vẹn thông tin cần phục vụ trong công tác xử lý vụ án hình sự tức là nó khơng bị sai lệch hoặc bị làm xáo trộn những dấu vết do người phạm tội để lại hoặc những dấu vết khác phản ánh thông tin của nạn nhân. Ví dụ: Tại hiện trường vụ án giết người cướp tài sản, tổ khám nghiệm hiện trường thu được một con dao có dấu máu, dấu vân tay, qua công tác giám định ta xác định được dấu vân tay, dấu máu thì những thơng tin này phải bảo đảm rằng đây là dấu vân tay của hung thủ để lại chứ không phải dấu vân tay của một người nào đó vơ tình để lại trong lúc qua đường hoặc trong lúc đến xem Cơ quan điều tra tổ chức khám nghiệm hoặc của chính những người khám nghiệm. Như vậy, muốn bảo đảm

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 56)