ĐVT: Triệu đồng NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH 2009 VỚI 2008 SO SÁNH 2010 VỚI 2009 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ số (%) B. TÀI SẢN DÀI HẠN 609 100,00 704 100,00 1.099 100,00 95 15,66 395 56,14 Tài sản cố định 609 100,00 704 100,00 1.099 100,00 95 15,66 395 56,14 1. Tài sản cố định hữu hình 609 100,00 704 100,00 1.099 100,00 95 15,66 395 56,14 2. Nguyên giá 958 157,31 1.158 164,49 1.658 150,86 200 20,88 500 43,17
3. Giá trị hao mòn lũy kế -349 -57,31 -454 -64,49 -559 -50,86 -105 29,99 -105 23,07
4.1.1.2. Phân tích sự biến động và phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp
Từ những phân tích trên ta đã thấy được phần nào sự phân bổ các nguồn tài sản của doanh nghiệp. Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu sự phân bổ nguồn vốn thơng qua bảng 6: năm 2009 tổng nguồn vốn giảm 30,98% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng nguồn vốn giảm là do nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Tuy tổng nguồn vốn giảm nhưng lợi nhuận chưa phân phối của DN lại
tăng nhiều so với năm 2008 (tăng 71 triệu đồng, tương ứng với 535,52%). Điều
này cho thấy sự điều chỉnh của doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả nên làm cho lợi nhuận tăng. Năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 5.310 triệu đồng, tương đương 44,09% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn tăng là do chủ doanh nghiệp tăng thêm đầu tư vào vốn chủ sở hữu nên đã làm cho tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên. Mặc dù qua 3 năm nguồn vốn của doanh nghiệp có sự biến động tăng giảm không liên lục nhưng nhìn chung thì lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng, tức là doanh nghiệp đã có sự quản lý tốt trong việc đầu tư và phân bổ nguồn vốn, mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn là: các nguồn vốn huy động từ bên ngoài (các khoản nợ phải trả) và nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp (nguồn vốn chủ sở hữu).
a) Nợ phải trả
Nợ phải trả phản ảnh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự vận dụng nguồn vốn từ bên ngoài tốt chứng tỏ doanh nghiệp có kinh nghiệm, nghệ thuật trong kinh doanh biết tận dụng các cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên nếu tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm cao quá sẽ dẫn đến sự phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp bị mất vị thế trước khách hàng và nhà cung cấp. Tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thiện Hưng nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn (gần 50%). Doanh nghiệp khơng có vay nợ ngắn hạn cũng như dài hạn chỉ có nợ phải trả cho người bán và người mua trả trước là chủ yếu. Từ bảng 6 ta thấy nợ phải trả cho người bán qua 3 năm có xu hướng giảm dần. Điều này cho ta thấy rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến việc chấp hành tốt kỷ luật thanh tốn, và giữ gìn uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán với nhà cung cấp. Khoản nợ do người mua trả trước qua 3
năm tăng lên, năm 2008 khoản nợ này khơng có nhưng năm 2009 và 2010 khoản này tăng lên nhiều. Nguyên nhân là doanh doanh nghiệp áp dụng chính sách bán hàng ưu đãi cho những khách hàng trả tiền trước và cam kết với khách hàng rằng khi giá thị trường tăng lên thì doanh nghiệp vẫn giữ nguyên giá tại thời điểm mà khách hàng mua nhưng chưa lấy hàng hóa nên đã làm cho khách hàng chủ động
trả tiền trước cho doanh nghiệp. Như vậy là doanh nghiệp đã tạo dựng được uy
tín đối với khách hàng, tạo dựng được lòng tin với khách hàng để từ đó có thể vận dụng tốt nguồn vốn từ bên ngoài, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
b) Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh và sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp và đây cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên uy tín đối với
khách hàng cũng như là đối với các nhà cung cấp. Nếu tỷ trọng của vốn chủ sở
hữu cao thì chứng tỏ doanh nghiệp mạnh về tài chính, có khả năng tự đảm bảo tài chính của mình và khơng bị phụ thuộc về tài chính đối với các chủ nợ. Tại doanh nghiệp Nguyễn Thiện Hưng tỷ trọng nguồn vốn chủ so với tổng nguồn vốn qua 3 năm đều trên 50% (khoảng 51%), tỷ trọng này cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính chỉ ở mức trung bình và sự phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngồi là khá lớn, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm cũng có sự điều chỉnh tăng giảm không liên tục. Cụ thể: năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu giảm 2,7 tỷ đồng tương đương 30,38% so với năm 2008, nhưng năm 2010 doanh nghiệp lại đầu tư thêm vào nguồn vốn 2,6 tỷ đồng. Từ bảng 6 ta cũng thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chủ yếu vốn do chủ doanh nghiệp tự đầu tưvà một phần nhỏ còn lại là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp chưa cần sử dụng đến. Qua 3 năm mặc dù có sự tăng giảm thất thường trong việc điều chỉnh nguồn vốn đầu tư của mình nhưng lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp khơng ngừng có sự gia tăng trong qua 3 năm. Điều này cho ta thấy sự thay đổi này của doanh nghiệp trong việc phân bổ lại nguồn vốn là hợp lý.
Những phân tích trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, có những đánh giá sơ lược về tình hình tài sản cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong phần tiếp theo sẽ giúp ta thấy được hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm qua.