QUA 3 NĂM TỪ 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH 2009 VỚI 2008 SO SÁNH 2010 VỚI 2009 KHOẢN MỤC CHI PHÍ NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 37.326 60.731 198.389 23.405 62,71 137.658 226,67 Chi phí tài chính 0,07 3,60 4,05 3,53 5.042,86 0,45 12,5 Chi phí bán hàng - - 120 - - 10 - Chi phí quản lý kinh doanh 380 450 310 70 18,52 -140 -31,09 Tổng chi phí 37.706,07 61.185 198.823 23.478,93 62,27 137.538 224,95
37.706,07 61.185 198.823 0,00 20.000,00 40.000,00 60.000,00 80.000,00 100.000,00 120.000,00 140.000,00 160.000,00 180.000,00 200.000,00 S ố t i ề n ( tr i ệ u đ ồ n g ) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm
Hình 5: Biểu đồ biểu diễn tổng chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm từ (2008 - 2010)
Tổng chi phí
Về chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ: ở năm 2008 và 2009 thì doanh nghiệp khơng có khoản phí này chỉ đến năm 2010 với mục tiêu đẩy mạnh số lượng hàng hóa bán ra mà doanh nghiệp đã mạnh dạng đầu tư 120 triệu đồng cho khoản mục này. Chi phí bán hàng tăng là do áp lực cạnh tranh giữa các daonh nghiệp buộc doanh nghiệp phải tăng chi phí quãng cáo, khuyến mãi, dành cho các đại lý có mức hoa hồng cao hơn, đồng thời doanh nghiệp đang mở rộng thêm thị trường mới cho các sản phẩm cho nên nó cũng tác động đến mức tăng của chi phí này. Tuy chi phí bán hàng có tăng nhưng kết quả là doanh thu của doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều so với năm 2009. Điều này cho ta thấy sự chi tiêu của doanh nghiệp cho khoản phí này là hợp lý và mang lại hiệu quả cao.
c. Phân tích sự biến động của lợi nhuận qua 3 năm (2008 – 2010)
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng đối với sự ổn định và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng tạo ra mức doanh thu bán hàng lớn hơn tồn bộ chi phí và phải thường xuyên làm được như vậy. Có 2 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định tới mức tăng trưởng lợi nhuận đó là: Doanh thu bán hàng và hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh chính. Ảnh hưởng của doanh thu được xem là tác động về qui mơ, cịn ảnh hưởng của hiệu quả tiết kiệm chi phí thể hiện qua sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu, nó phụ thuộc vào chỉ
tiêu tỷ lệ quản lý giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu.
Căn cứ vào bảng số liệu trên bảng 7, ta có nhận xét sau:
- Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 28,35% nhưng
năm 2010 chỉ tăng 5,92%. Do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của
doanh thu thuần, mức chi phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu tăng từ 98,95 lên
99,17 đồng ở năm 2009, và 99,73 đồng vào năm 2010. Nguyên nhân của sự gia
tăng giá vốn hàng bán của doanh nghiệp là do yếu tố khách quan và chủ quan của doanh nghiệp: Doanh nghiệp muốn đẩy mạnh tăng tốc độ tăng doanh thu nên làm cho giá vốn tăng theo, khơng kiểm sốt được chi phí trực tiếp làm tăng giá vốn hàng bán, giá bán sản phẩm giảm, do thay đổi cơ cấu mặt hàng cung cấp và tiêu thụ.
- Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (hoạt động chính)
tăng cao ở năm 2009 (466,67%), nhưng đến năm 2010 chỉ tăng nhẹ (41,18%) và
hiện nay đang ở mức 144 triệu đồng. Như vậy sự tăng trưởng của doanh thu chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ở năm 2009, nhưng không làm gia tăng lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu ở năm 2010. Nếu chiến lược của doanh nghiệp là chấp nhận tăng chi phí để củng cố và mở rộng thị trường nhằm cải thiện vị thế của họ, do đó kết quả trên có thể chấp nhận được.
- Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp: qua các số liệu ở bảng 7 và biểu đồ ở hình 6 cho ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 71 triệu đồng tương đương 546,15% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 108 triệu đồng tăng 24 triệu đồng so với năm 2009. Sự gia tăng này có ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp vì chính điều này cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả và các chính sách về tài chính mà doanh nghiệp đang thực hiện của đã phát huy được hiệu quả. Lợi nhuận tăng là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp nhưng lợi nhuận như thế là khá thấp so với doanh thu mà doanh nghiệp đã thu về. Do đó mà doanh nghiệp nên có những chính sách tài chính có hiệu quả hơn nữa nhằm tiết kiệm được những khoản chi phí khơng cần thiết để nâng cao lợi nhuận.
13 84 108 0 20 40 60 80 100 120 S ố t i ề n ( tr i ệ u đ ồ n g ) NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Năm
Hình 6: Biểu đồ biểu diễn tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua 3 năm (2008 - 2010)
Tổng lợi nhuận
Nhìn chung, qua 3 năm 2008 – 2010 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự tăng trưởng khá rõ nét, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang phát triển rất tốt và cịn có khả năng tăng doanh thu, giảm chi phí và làm cho tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn nữa.
4.1.1.4. Phân tích sự thay đổi của dịng tiền thơng qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (bảng 9) cho ta thấy tiền mặt của doanh nghiệp chủ yếu chi tiêu cho hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Đây là dịng tiền quan trọng nhất vì nó thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp, nó phản ánh dòng tiền thu vào – chi ra liên quan đến thu nhập – chi phí của doanh nghiệp và xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dịng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thiện Hưng chủ yếu là tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và tiền thu khác từ các khoản thu hập khác. Và từ năm 2008 đến năm 2010 tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Đặc biệt là năm 2009 tiền và các khoản tương đương tiền chỉ còn lại 582 triệu đồng trong khi năm 2008 tiền trong quỹ còn đến 3.147 triệu đồng. Nếu xét về mặt tỷ trọng thì năm 2009 tiền mặt còn lại tại quỹ chỉ bằng
18,49% so với năm 2008. Vậy do đâu mà tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp lại
giảm nhiều như thế? Từ bảng 4 ta có thể thấy sở dĩ tiền mặt trong quỹ giảm nhiều như thế là do tiền thu từ hoạt động bán hàng ít hơn tiền trả cho nhà cung cấp nên
đã làm cho lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm
2009 mang giá trị âm. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ hàng tồn kho của
doanh nghiệp năm 2009 tăng lên nhiều so với năm 2008. Ngồi ra thì năm 2009 doanh nghiệp còn dùng 200 triệu đồng đầu tư thêm vào tài sản cố định nên đã làm cho quỹ tiền mặt của doanh nghiệp giảm xuống nhiều. Tiền mặt trong quỹ giảm nhiều quá sẽ gây cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: việc thanh toán bị chậm trễ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị giảm xuống làm giảm lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp…
Bảng 9: BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động
kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch
vụ và doanh thu khác 47.732 66.965 286.533
2. Tiền chi trả cho người cung cấp
hàng hóa và dịch vụ (44.170) (69.108) (285.150)
3. Tiền chi trả cho người lao động (230) (167) (198)
4. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp (14) (6) (25)
5. Tiền thu khác từ hoạt động kinh
doanh - (49) -
6. Tiền chi khác từ hoạt động kinh
doanh (624) 0 (1)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh 2.694 (2.365) 1.158
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu
tư
1.
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư vào các tài sản khác
- (200) (500)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động đầu tư - (200) (500)
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2.694 (2.566) 658
Tiền và tương đương tiền đầu
năm 453 3.147 582
Tiền và tương đương tiền cuối
năm 3.147 582 1.740
Chính vì những ngun nhân đó mà năm 2010 doanh nghiệp đã cố gắng tăng số tiền mặt trong quỹ lên. Mà hoạt động tích cực nhất đó là tăng doanh số bán hàng làm cho các khoản thu vào từ hoạt động bán hàng tăng lên nhiều hơn so với số tiền phải chi trả cho nhà cung cấp. Nhờ những hoạt động đó mà doanh nghiệp đã là cho các khoản lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trong năm lên đáng kể khơng cịn phải thiếu hụt như năm 2009.
Như vậy từ năm 2008 đến năm 2010 tình hình lưu chuyển của các dòng ngân lưu trong doanh nghiệp có nhiều hướng chuyển biến khác nhau. Năm 2008 tiền mặt còn lại trong quỹ tăng lên rất nhiều so với năm 2007 nhưng đến cuối năm 2009 số tiền này cịn lại rất ít và số tiền lưu chuyển thuần trong năm không đủ để chi tiêu. Và năm 2010 nhờ những cố gắng của mình doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình trên. Nhưng doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực và linh hoạt hơn trong việc sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền để tránh tình trạng khơng đủ tiền chi tiêu như năm 2009.
4.1.2. Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất này phản ánh năng lực hiện có của doanh nghiệp, trình độ trang bị cơ sở vật chất nói chung của doanh nghiệp.
Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 20010
1. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định % 3,48 5,85 6,33
2. Tỷ suất vốn chủ sở hữu % 51,23 51,67 50,89
3. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ và đầu tư dài
hạn % 14,68 8,84 8,03
4.1.2.1. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Tỷ suất đầu tư vừa phản ảnh tính chất hoạt động của doanh nghiệp vừa thể hiện trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà tỷ lệ đầu tư tài sản cố định sẽ khác nhau đối với ngành nghề khác nhau, tỉ lệ này thường rất cao ở ngành khai thác, chế biến dầu khí (90%); ngành cơng nghiệp nặng (70%); tương đối thấp đối với ngành kinh doanh thương mại (5% - 10%).
Theo bảng 10 thì tại DNTN Nguyễn Thiện Hưng tỷ suất này qua các năm là 3,48%, 5,85%, 6,33%. Do là một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
thương mại nên tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như thế là khá hợp lý và từ năm 2008 đến nay năm 2010 tỷ suất này liên tục tăng chứng tỏ
doanh nghiệp cũng có sự chú trọng trong việc đầu tư thêm vào TSCĐ trong quá
trình hoạt động kinh doanh của mình.
4.1.2.2. Tỷ suất vốn chủ sở hữu
Còn gọi là tỉ suất tài trợ, tỷ số này cho thấy mức tự chủ của doanh nghiệp về vốn. Qua bảng 10 thì tỷ suất vốn chủ sở hữu tại DN qua các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 51,23%, 51,67%, 50,89% chiếm một tỷ trọng khá cao chứng tỏ doanh nghiệp có mức độ tự chủ cao trong vấn đề tài chính, ln quan tâm đến nguồn vốn kinh doanh của mình nhằm phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh để q trình này khơng bị gián đoạn.
4.1.2.3. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ và đầu tư dài hạn:
Tỷ suất này thể hiện mức độ đóng góp của chủ sở hữu đối với các sử dụng dài hạn.
Từ bảng 10, tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của DN năm 2008 – 2010 lần lượt là
14,68%; 8,84%; 8,03% cho thấy rằng tỷ suất này qua các năm tương đối thấp và
đang có xu hướng giảm dần. Điều này cũng dễ lý giải vì doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên việc đầu tư vào TSCĐ chỉ là sữa chữa hoặc mở rộng quy mô, mở rộng kho bãi, đầu tư phương tiện vận chuyển… mà thôi chứ không cần phải đầu tư vào việc cải tiến dây chuyền sản xuất cho nên tỷ lệ đầu tư cho TSCĐ là thấp cũng là việc hợp lý.
4.1.2.4. Phân tích nhóm cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM NGHIỆP QUA 3 NĂM
CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 2010
1. Hệ số nợ % 48,92 48,33 49,11
2. Hệ số tự tài trợ % 51,08 51,67 50,89
Nhìn chung, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm (2008 – 2010) được thể hiện thông qua hệ số nợ và hệ số tự tài trợ, nó cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu vốn chủ sở hữu và bao nhiêu vốn đi vay. Tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thiện Hưng, thì chúng ta thấy rằng hệ số tự tài trợ
tăng và luôn cao hơn hệ số nợ. Thông thường tỷ suất tự tài trợ từ 50% - 80% có thể thấy doanh nghiệp có đủ vốn, mức độ tự chủ về tài chính cao. Để hiểu rõ về điều đó ta xem xét hai chỉ tiêu cơ bản này sau đây:
- Hệ số nợ
Hệ số này cho thấy bao nhiêu % tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay. Nó phản ảnh mức độ phụ thuộc về mặt tài chính.
Qua biểu đồ ở hình 7 ta thấy, hệ số nợ của doanh nghiệp qua các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là: 48,92%; 48,33% và 49,11%. Điều này cho ta thấy tỷ lệ vốn bên ngoài của doanh nghiệp chiếm gần một nửa trong tổng số nguồn vốn mà doanh nghiệp hiện có. Đây là một tỷ lệ có thể chấp nhận được vì
trong 100 đồng tài sản của DN chỉ có khoảng 49 đồng nợ còn lại là nguồn vốn
doanh nghiệp tự tài trợ. Doanh nghiệp không sử dụng vốn vay mà nguồn vốn bên ngoài chủ yếu là do người mua trả trước và tiền doanh nghiệp thiếu nhà cung
cấp. Điều này thể hiện sự khéo léo của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn
vốn từ bên ngồi vì nếu đi vay vốn từ các ngân hàng thì doanh nghiệp phải trả thêm một khoản lãi nữa làm cho chi phí tăng lên. Vì vậy mà doanh nghiệp đã vận dụng tốt mới quan hệ của mình với khách hàng từ đó tranh thủ tận dụng được nguồn vốn bên ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Năm 2008 48,92% 51,08% Hệ số nợ Hệ số tự tài trợ Năm 2009 51,67% 48,33% Hệ số nợ Hệ số tự tài trợ Năm 2010 49,11% 50,89% Hệ số nợ Hệ số tự tài trợ
Hình 7: Biểu đồ biểu diễn cấu trúc tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2008 – 2010
- Hệ số tự tài trợ
Hệ số này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc
lập của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn, càng chứng tỏ đơn vị có nhiều vốn tự có và hoạt động chủ yếu dựa trên vốn tự có của mình.
Dựa vào hình 7, tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thiện Hưng hệ số tự tài trợ qua các năm lần lượt là: 51,08%; 51,67% và 50,89%. Hệ số này của doah nghiệp tương đối cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ tốt và không bị phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính ở bên ngồi. Nguồn tài trợ chính của doanh nghiệp là vốn do chủ sở hữu đầu tư vào và phần lợi nhuận chưa sử dụng đến cũng được doanh nghiệp đưa vào sử dụng nhằm nâng hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
4.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp, chúng