Tác động của xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế đến nền kinh tế và nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 32 - 34)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.1.1 Tác động của xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế đến nền kinh tế và nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam:

2.1.1 Tác động của xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế đến nền kinh tế và nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam: nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam:

Lịch sử phát triển của nhân loại trãi qua những hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Mỗi hình thái tồn tại nền kinh tế với những đăc điểm riêng trên cơ sở điều kiện, trình độ phát triển của xã hội tại giai đoạn lịch sử đó. Nền kinh tế của hình thái xã hội sau kết thừa, phát triển hơn hình thái xã hội trước. Theo từng giai đoạn phát triển, nền đời sống nhân loại đi từ hái lượm, săn bắt phụ thuộc vào thiên nhiên rồi đến kinh tế nông nghiệp, biết nuôi trồng để cung cấp cho nhu cầu của mình. Kinh tế hàng hóa ra đời, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ của sự phát triển, sản phẩm tạo ra đều trở thành hàng hóa đi vào thị trường. “Thị trường” ban đầu chỉ là những cái chợ tập họp hàng hóa, người bán, người mua, hàng hóa lưu thơng trong một khu vực thương mại nhỏ hẹp cả về địa lý lẫn nhu cầu sử dụng, khơng có sự trao đổi, giao lưu với bên ngoài- một biến dị của kinh tế tự cung tự cấp- theo từng vùng lãnh thổ. Theo đó, nhu cầu hạn chế, nguồn cung hạn chế, đồng thời kéo theo cạnh tranh cũng không thể hiện nhiều ý nghĩa đối với phát triển kinh tế, xã hội.

Tiếp đến là bước phát triển kinh tế gắn liền với các cuộc bành trướng lãnh thổ của các đế quốc. Các cuộc viễn chinh với quy mô lớn từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác mở đường cho các nhà bn mang hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, giao lưu kinh tế-thương mại bắt đầu phát triển, phát triển không ngừng. Cùng với bùng nỗ khoa học- kĩ thuật, khoảng cách về địa lý khơng cịn là trở ngại trong kinh doanh, thị trường khơng cịn là một cái chợ nhỏ bé ban đầu. Ngày nay, người ta dùng “thị trường” để chỉ một quy mô thương mại rộng lớn về địa lý: thị trường quốc gia, thị trường khu vực, thị trường quốc tế; về nhu cầu: sự khác biệt văn hóa, truyền thống,… dẫn đến nhu cầu đa dạng, phức tạp; về nguồn cung: doanh nghiệp ở quốc gia này có thể sản xuất, kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau, thậm chí doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh sản phẩm này cũng có thể chuyển đổi sang sản phẩm khác theo nhu cầu của thị trường.v.v. Xu hướng hình thành những khu vực thị trường chung diễn ra khắp các châu lục, mở đầu cho khuynh hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể nói tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển quan hệ kinh tế. Xu thế này đã được các nhà kinh tế học tiên liệu trong các tác phẩm của mình, C.Mac và Ph.Angen ghi nhận trong Tuyên ngôn của Đảng

Cộng Sản, tại đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã xác định “tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau…Tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác để phát triển vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế cơng bằng, chống lại những áp đặt phi lí của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia. Đối với nước ta tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế”- Đảng Cộng Sản Việt Nam6.

Trên khía cạnh tích cực có thể nói tồn cầu hóa là sự giao thoa, hội tụ tương đối các giá trị và nguồn lực của các quốc gia, các nền kinh tế nhằm tạo ra sự đồng thuận và làm gia tăng của cải tồn cầu. Tồn cầu hóa được diễn ra trên diện rộng, quy mô lớn ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế chính trị văn hóa xã hội của mổi quốc gia trong toàn khu vực và toàn cầu. Trong lĩnh vực kinh tế, biểu hiện rõ nét nhất của quá trình tồn cầu hóa là dịng lưu chuyển hàng hóa, tiền vốn đầu tư, kéo theo đó là q trình tiếp cận thị trường thế giới, chuyển giao công nghệ- kỹ thuật, lao động và sự giao lưu giữa các dịng văn hóa đa dạng ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm việc, lao động của công nhân cũng như của những nhà quản lý. Xét cho cùng tồn cầu hóa là kết quả của chính sự vận động tự thân của nền kinh tế thế giới với sự phát triển của các phương tiện vận tải (đặc biệt là vận tải hàng không), sự hỗ trợ của các nhân tố kĩ thuật, công nghệ truyền thông và thông tin, trên cơ sở nhận thức của con người có cân nhắc đến lợi ích của từng quốc gia riêng biệt và lợi ích của tồn bộ cộng đồng xã hội.7

Bảng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Nguồn: Ngân hàng Thế Giới Đơn vị: tỷ USD 1900 1950 1960 1970 1980 1990 2000 Toàn thế giới 255 775 1.280 2.345 3.935 5.985 9.040 Các nước phát

triển phương Tây 186 615 960 1.725 2.650 3.900 5.135 - Các nước đang

phát triển 39 130 246 473 1.037 1.775 3.725

6

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001, tr157-

158.

7

TS. Phạm Thúy Hồng (năm 2004), “Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Phần còn lại của

Thế giới 30 30 86 147 248 310 180

Lợi ích mà tự do hóa kinh tế quốc tế mang lại là rất to lớn đối với từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Đây chính là ví dụ cụ thể minh chứng hiệu quả kinh tế mà hội nhập mang lại.

Từ bảng số liệu ở trên cho thấy hợp tác kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của mình. Sự giao lưu kinh tế bằng con đường xuất-nhập khẩu giúp các quốc gia tận dụng ưu thế tương đối, ưu thế tuyệt đối của mình, đem lại hiệu quả cao nhất có thể, kích thích sự phát triển kinh tế Quốc gia, tạo ra nhiều của cải vật chất cho cộng đồng Quốc tế.

Song hành với những lợi ích mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại là những thách thức, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế non yếu dễ bị ảnh hưởng, phụ thuộc vào các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia bởi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ở các quốc gia này cịn hạn chế do trình độ phát triền kinh tế, khoa học công nghệ… lạc hậu

Cùng với sự phát triển của quy mô thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt, phức tạp hơn, sự “sống còn” của doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ từ thị trường với những quy luật của nó, quy luật đó giúp thị trường sàn lọc những “cơ thể” khỏe mạnh. Những doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh sẽ thắng thế trong cuộc chiến, vì thế các doanh nghiệp ra sức củng cố vị trí của mình trên thị trường bằng nhiều cách, trong đó có tập trung kinh tế.

Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Chúng ta phải đối mặt với một thực tế là các hành vi tập trung kinh tế đang diễn ra và diễn ra ngày càng nhanh chóng dưới tác động của xu hướng hội nhập, cần có sự kiểm sốt của Nhà nước bằng pháp luật, bằng một cơ chế hữu hiệu đối với những hành vi này.

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)