Nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế xuất phát từ những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 34 - 44)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.1.2 Nhu cầu kiểm soát tập trung kinh tế xuất phát từ những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO:

nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO:

Sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường với những đặc điểm của nó nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thay đổi diện mạo kinh tế quốc gia. Nền kinh tế nhiều thành phần thay thế cho nền kinh tế nghèo nàn chỉ với các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã kém hiệu quả do cơ chế tập trung, bao cấp, chỉ tiêu… trong tất cả các khâu sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh đã xuất hiện. Quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất- Hiến Pháp

Theo đó, cơ chế thị trường dần phát huy vai trị của mình, các quan hệ kinh tế chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ bởi các quy luật của thị trường. Các doanh nghiệp quốc doanh được mở rộng quyền tự quyết trong hoạt động của mình, chịu tác động bởi cung- cầu ngồi thị trường chứ khơng phải là là chỉ tiêu do Nhà nước đặt ra. Các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh vừa hình thành, nhanh chóng phát triển hầu như trong

mọi lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước không cấm với phong phú loại hình doanh nghiệp cũng như quy mơ sản xuất, kinh doanh.

Những khởi sắc về kinh tế đã cho thấy tính đúng đắn của việc mở cửa, đổi mới đất nước trên mọi phương diện, bắt đầu từ kinh tế.

Một khi đã mở cửa hội nhập ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của môi trường quốc tế đến Việt Nam. Thị trường đã khơng cịn nhỏ hẹp trong phạm vi quốc gia, nó vươn ra ngồi biên giới địa lý quốc gia, thị trường rộng lớn của cả một khu vực, cả thế giới. Minh chứng giản đơn nhất là trong một trung tâm mua sắm của một khu vực địa lý hành chính trong nước đã có mặt các sản phẩm xuất xứ từ rất nhiều nước khác nhau, từ khắp các châu lục, khơng riêng gì hàng nội. Luồng giao thương thương mại quốc tế diễn ra liên tục, chằn chịt, đan xen nhau, không ngừng tiếp tục phát triển.

Việt Nam gia nhập WTO- cơ hội và thử thách

World Trade Organization-WTO-Tổ chức thương mại thế giới ra đời là sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế đã, đang và sẽ diễn ra hằng ngày mà pháp luật quốc gia không thể điều chỉnh được hiệu quả.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 31tháng 12 năm 2007, sau hơn mười một (11) năm kiên trì đàm phán. Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc, nâng cao vị thế, bước vào một giai đoạn mới - hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức mới. Cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi hội nhập có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hố lẫn nhau. Cơ hội khơng tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động đến đâu cũng còn tuỳ thuộc vào nỗ lực và khả năng vượt qua của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì khơng những chúng ta sẽ vượt qua được thách thức mà cịn có thể biến thách thức thành động lực phát triển.

Những cơ hội mà gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam có thể kể ra như: - Được đối xử bình đẳng với các đối tác cùng là thành viên.

- Được bảo vệ bởi các Hiệp định của WTO

- Cơ hội phát triển các quan hệ kinh tế với tất cả các quốc gia thành viên - Đầu tư tăng: vốn, khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ nguồn nhân lực… - Môi trường cạnh tranh, thúc đẩy phát triển

Sau đây là những số liệu cụ thể thể hiện tác động thực tế của việc gia nhập WTO đến sự phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam sau gần một năm gia nhập WTO:

Về nhịp độ tăng trưởng GDP, nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 đã tăng trưởng cao hơn dự đoán với nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 7,9%. Nhịp độ tăng trưởng GDP trong quý III năm 2007 ước tính khoảng 8,93% và cả năm 2007 trên 8,0% đến 8,5%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua. Điều đáng nói ở đây là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nửa đầu năm 2007 phần lớn do tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp (tăng 12,4%), thương mại, dịch vụ (dịch vụ thương mại và tài chính tăng 10,4%, khách sạn và nhà hàng tăng 12,7% do tiêu dùng và du lịch tăng cao) và sự phát triển của khu vực tư nhân (tăng trưởng của khu vực tư nhân là 20,5% gần gấp đôi khu vực nhà nước). Điều này cho thấy, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đúng hướng với việc dựa vào tăng trưởng ở các ngành quan trọng là công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Do đó, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng đã được nâng cao từ 41,31% lên 41,48%, của nhóm ngành dịch vụ đã nâng cao từ 38,25% lên 38,44% và của ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 20,45% xuống cịn 20,08%. Thêm vào đó, một tín hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc cải cách chính sách theo hướng khơng phân biệt đối xử (giảm dần bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và các loại hình kinh tế khác) và mở cửa thị trường theo các cam kết với WTO thể hiện ở chỗ trong 6 tháng đầu năm 2007, đầu tư đã tăng tới 14%. Kết quả này có được là do việc cải cách chính sách đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh theo cam kết với WTO. Nhưng điều đáng nói nhất là đóng góp phần lớn vào tăng trưởng đầu tư là do khu vực tư nhân trong nước (chiếm tới 35%). Như vậy, chứng tỏ chính sách cải cách của chúng ta đã phát huy tác dụng kích thích và tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân.

Về xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 31,218 tỷ USD, tăng l 9,3% so với cùng kỳ năm 2006 (cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế). Trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 13,758 tỷ USD, chiếm 44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đạt l 7,460 tỷ USD, chiếm 55,9 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì dệt may và da giày là những mặt hàng chịu tác động trực tiếp của cam kết WTO: theo cam kết WTO, Hoa Kỳ đã phải bỏ hạn ngạch nhưng duy trì cơ chế giám sát, tạo nguy cơ điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Do chúng ta quản lý tốt công tác giám sát xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ để tránh bị kiện bán phá giá nên các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã quay trở lại Việt Nam đặt hàng cho quý IV và các tháng đầu năm 2008.

Qua những con số đó, có thể thấy sau khi vào WTO, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, nhiều mặt hàng nơng sản có thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu. Bên cạnh những kết quả khả quan về kim ngạch xuất khẩu nói trên, vấn đề nhập khẩu và cán cân thương mại đã gây ra nhiều tranh luận khác nhau. Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2007 ước đạt 37,632 tỷ USD, tăng tới

29,9% so với cùng kỳ năm 2006. Giá trị nhập siêu 8 tháng năm 2007 là 6,414 tỷ USD, bằng 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 8

Qua những phân tích nêu trên có thể thấy rằng, tuy thời gian gia nhập WTO chưa đủ dài để đánh giá toàn diện những tác động của việc gia nhập WTO, nhưng cũng có thể thấy, xét cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế, thì nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển đúng hướng và những tác động tích cực của việc gia nhập WTO là hồn tồn có thể nhận thấy được. Sau một thời gian nhất định nữa, những mặt tích cực và tiêu cực sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Nhưng điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý ở đây là: những tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO thì đã và đang hiện hữu ở ngành này hay ngành khác, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của nền kinh tế, cịn những tác động tích cực của nó nhiều hay ít là hồn tồn do ý chí, quyết tâm của chúng ta quyết định. Việc thành công nhiều hay ít sau khi nước ta gia nhập WTO phụ thuộc phần lớn vào việc tố chức triển khai linh hoạt các cam kết. Cần nhận thức đúng đắn rằng, việc bảo hộ một số ngành hàng thiết yếu một số ngành dịch vụ quan trọng một mặt là cần thiết, nhưng mặt khác lại làm cho nhiều ngành khác, thậm chí cả nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Phải nhìn nhận rõ tính chất hai mặt của việc bảo hộ không nên quá nâng cao tầm quan trọng của “thành công” trong việc bảo hộ đối với ngành này hay ngành khác. Lạm dụng bảo hộ để triển khai một cách máy móc, cứng nhắc sẽ gây tâm lý ỷ lại, trì trệ của một số ngành, dẫn đến việc chậm đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh, tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của kinh tế trong nước.

Việt Nam gia nhập WTO là chiếc chìa khóa bằng vàng mở ra vơ vàn cơ hội cho Việt Nam hội nhập vào những luồng giao thương quốc tế, phát triển đất nước. Tuy nhiên, như người viết đã từng nhấn mạnh, cơ hội ln song hành cùng thử thách cam go, có thể liệt kê như sau:

- Chưa được cơng nhận là có nền kinh tế thị trường:

Dù đã xác định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X rằng Việt Nam tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường, song, đến nay đã hơn hai mươi (20) năm chúng ta vẫn chưa được cộng đồng quốc tế thừa nhận đã có nền kinh tế thị trường gây ra khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với nước ngoài. Thất bại đau đớn trong vụ kiện cá tra, cá basa vừa qua chính là ví dụ điển hình nhất mà Việt Nam phải gánh chịu vì bị đối xử như là một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, không được hưởng các quy định công bằng hơn từ luật Quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO.

Ngay cả khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO chúng ta vẫn chưa được hưởng quy chế đối xử với một quốc gia có nền kinh tế thị trường khi giao dịch với tất cả những quốc gia thành viên khác mà phải trãi qua một lộ trình chuẩn bị khá phức tạp trên nhiều phương diện. Vì Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong mười hai (12) năm tức là không muộn hơn 31/12/2018.

8

Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO khơng có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.

- Trình độ phát triển kinh tế trong nước: quy mô, nhân lực, Khoa học-kĩ thuật…: Có thể nói hịa bình hồn tồn trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có được cho đến tận năm 1979. Chiến tranh đã tàn phá nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hậu của một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến lại thêm sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế sau chiến tranh không phù hợp đã kéo Việt Nam tụt lại rất xa so với trình độ phát triển chung của thế giới

Nông nghiệp- ngành nghề quan trọng nhất của Việt Nam lúc bấy giờ trì trệ hồn tồn với những hợp tác xã nơng nghiệp hoạt động kém hiệu quả, một đất nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp như Việt Nam lại diễn ra tình trạng “đói” lương thực phải xin viện trợ từ nước ngoài. Phương tiện sản xuất hầu như khơng thay đổi so với cách đó hàng trăm năm, chỉ có sức người là chính, máy móc, kĩ thuật, phương pháp canh tác khoa học chỉ gần như bằng không tại nông thôn Việt nam. Công nghiệp- thước đo của trình độ phát triển lại lạc hậu cả về phương tiện máy móc lẫn trình độ của nguồn nhân lực, quy mơ doanh nghiệp nhỏ bé; hoạt động theo kế hoạch, chỉ tiêu đặt ra từ cơ quan quản lý Nhà nước… Kinh tế Việt Nam giai đoạn này gần như khơng có gì.

Sau khi tiến hành đổi mới, dù bộ mặt nền kinh tế đã có nhiều thay đổi, song, từ xuất phát ban đầu gần như bằng không đã khiến chúng ta gặp phải vơ vàn khó khăn. Ngồi ra, những di chứng từ kinh tế kế hoạch cũ vẫn còn ám ảnh nhiều doanh nghiệp, phần lớn là các doanh nghiệp Nhà nước, khiến hoạt động của những doanh nghiệp này trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, áp lực từ trình độ phát triển của thế giới đè nặng lên quốc gia đang phát triển như chúng ta. Khó khăn mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt càng trở nên gay gắt hơn khi hội nhập sâu, rộng vao kinh tế Quốc tế với sự gia nhập WTO, chính vì thế chúng ta đã phải đặt ra phương hướng phát triển khoa học-kĩ thuật trong nước là “đi tắt, đón đầu”, chỉ có làm được như vậy chúng ta mới đuổi kịp thế giới.

- Thói quen sản xuất, kinh doanh:

Lối suy nghĩ làm chủ, dù là nhỏ của các doanh nhân Việt Nam khiến cơ cấu kinh tế Việt Nam xuất hiện một hiện tượng: số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần ngoài quốc doanh bùng nổ dữ dội nhưng chủ yếu lại là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Khi hội nhập, các doanh nghiệp nhỏ bé, nhỏ bé cả về thị phần, hoạt động riêng lẻ này phải đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi cạnh tranh không hiệu quả trước các đối thủ dày dạn kinh nghiệm nước ngồi.

Khơng chỉ có các doanh nghiệp nhỏ, kể cả những doanh nghiệp lớn là các tổng cơng ty, các tập đồn… thuộc thành phần kinh tế quốc doanh đã quen với sự “ưu ái”

của Nhà nước sẽ lao đao khi tất cả “ưu ái” đó bị gỡ bỏ hồn tồn theo đúng cam kết gia nhập WTO. Tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước Nhà nước, cạnh tranh trong thị trường với sự điều tiết công bằng của Pháp luật.

Ngoài ra, dù là những doanh nghiệp lớn trong nước nhưng hầu như các doanh nghiệp này vẫn chưa xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh trong lòng người tiêu dùng. Đây là một điểm yếu lớn đối với các doanh nghiệp vì khi hàng hóa, dịch vụ nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường với những thương hiệu nổi tiếng sẽ dễ dàng đánh bại doanh nghiệp nội địa trên chính thị trường của mình, chưa kể là khả năng xâm nhập vào thị trường nước ngồi cịn hạn chế của chúng ta sẽ biến chúng ta thành con cừu

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)