Pháp luật Việt Namhiện hành về kiểm soát tập trung kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 46 - 59)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.2 Pháp luật Việt Namhiện hành về kiểm soát tập trung kinh tế

Như đã đề cập tại chương I khóa luận, Luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế tại điều 17, bao gồm:

- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi tiết thị hành một số điều của Luật cạnh tranh ghi nhận tại điều 34: kiểm soát hoặc chi phối

toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm sốt chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới

Trước hết, cần phải khẳng định tập trung kinh tế với những hành vi cụ thể như: mua lại, hợp nhất, sáp nhập, liên doanh… thuộc về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình theo quy định của Hiến Pháp, cụ thể hơn là trong Luật doanh nghiệp 2005 cũng ghi nhận việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp (chương VIII Luật doanh nghiệp 2005). Trước sức ép của thị trường với những biến động không ngừng, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tìm kiếm những giải pháp hiệu quả, mà như đã phân tích, tập trung kinh tế là giải pháp được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì những ưu thế nó tạo ra cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, song hành cùng những lợi ích, tập trung kinh tế cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường, kiểm soát tập trung kinh tế là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là phải kiểm sốt như thế nào?

Khơng thể cấm triệt để các doanh nghiệp tiến hành việc mua bán doanh nghiệp, sáp nhập… vì đó xuất phát từ quyền của họ trên cơ sở luật định nhưng cũng không thể để thị trường tự điều tiết vấn đề này vì khả năng tác động tiêu cực đến thị trường với sự ra đời của các doanh nghiệp nắm giữ quyền lực kinh tế bắt nguồn từ tập trung kinh tế là rất cao. Nhà nước kiểm soát tập trung kinh tế theo hướng cân nhắc những hiệu quả mà nó mang lại đồng thời dung hòa, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp trên thị trường; duy trì mơi trường kinh doanh cạnh tranh cần thiết cho sự phát triển bằng chính sách cạnh tranh, bằng những quy định pháp luật cụ thể tác động lên hành vi tập trung kinh tế nói riêng, các hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung. Vì vậy, khi tìm hiểu các quy định về kiểm sốt tập trung kinh tế hiện hành ta thấy rõ giới hạn mà nhà làm luật đặt ra nhằm phân chia tập trung kinh tế thành ba khu vực với tính chất, mức độ tác động khác nhau. Cụ thể là ba khu vực như sau:

1/ Khu vực “màu trắng” 2/ Khu vực “màu xám” 3/ Khu vực “màu đen”

Khu vực “màu trắng”: đối với các trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị

trường liên quan của các doanh nghiệp tram gia dưới 30% hoặc trường hợp doanh nghiệp hình thành sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh

tế mà không cần phải thực hiện thủ tục thông báo bắt buộc (đoạn 2, khoảng 1, điều 20 Luật cạnh tranh 2004).

Như vậy, ngồi tiêu chí thị phần, nhà làm luật còn sử dụng cơ sở khác để phân nhóm hành vi tập trung kinh tế đó là quy mơ của doanh nghiệp. Tiêu chí này cho phép các doanh nghiệp được khoanh vùng thuộc nhóm vừa và nhỏ có thể tiến hành tập trung kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh với điều kiện sau khi tập trung kinh tế, doanh nghiệp hình thành vẫn thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó loại trừ tiêu chí thị phần dưới 30% như thơng thường.

Trên cơ sở đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển với quy mơ doanh nghiệp cịn khiêm tốn, nhà làm luật đưa ra tiêu chuẩn về vốn và lao động để phân doanh nghiệp vào nhóm vừa và nhỏ:

Doanh nghiệp có quy mơ vừa là những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5-10 tỉ đồng Việt Nam, số lao động từ 200-500 người (đối với doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp) hoặc có số lao động từ 50-100 người (đối với doanh nghiệp thương mại-dịch vụ).

Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng Việt Nam, số lao động dưới 200 người (đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp) hoặc số lao động dưới 50 người (đối với doanh nghiệp thương mại-dịch vụ).

Sự có mặt tiêu chí này giúp các doanh nghiệp khai thác được ưu điểm mà tập trung kinh tế mang lại, điều đó cho thấy nhà làm luật khi kiểm soát tập trung kinh tế đã cân nhắc đến yếu tố hiệu quả kinh tế.

Khu vực “màu xám”: đối với các trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị

trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia từ 30% đến 50% thì các doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế tuy nhiên đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thực hiện thủ tục thông báo cho cho Cục Quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Để tiến hành thủ tục thông báo, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cần hoàn thiện Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành (điều 20, Luật cạnh tranh 2004).

Thủ tục thông báo về tập trung kinh tế: được quy định chi tiết tại các điều 21, 22, 23 của luật này.

Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế bao gồm:

- Văn bản thông báo việc tập trung kinh tế theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định;

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

- Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm tốn theo quy định của pháp luật;

- Danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh;

- Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan.

Theo đó thẩm quyền thụ lý, trả lời thông báo tập trung kinh tề là thuộc về Cục quản lý cạnh tranh

Thụ lý hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế: trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung. (điều 22, Luật cạnh tranh 2004)

Thời hạn trả lời thông báo tập trung kinh tế được quy định tại điều 23 luật: Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ. Văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định tập trung kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm;

- Tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật cạnh tranh, lý do cấm phải được nêu rõ trong văn bản trả lời.

Trường hợp việc tập trung kinh tế có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời nói trên có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do của việc gia hạn.

Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ có quyền tuyên bố vụ tập trung kinh tế là thuộc trường hợp bị cấm hay khơng chứ khơng có thẩm quyền cấm doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế.

Khu vực “màu đen”: luật cạnh tranh có quy định cấm thực hiện tập trung kinh

tế đối với các trường hợp trong đó thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan và doanh nghiệp hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Pháp luật (Điều 18, Luật Cạnh tranh 2004).

Không phải tất cả hành vi tập trung kinh tế thuộc khu vực này đều bị cấm triệt để:

Điều 35 Nghị định 116/2005/NĐ-CP nêu rõ các hành vi mua lại doanh nghiệp không bị coi là tập trung kinh tế là trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền

kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó.

Thời hạn bán lại doanh nghiệp nói trên có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn theo kiến nghị của doanh nghiệp mua lại nếu doanh nghiệp chứng minh được rằng họ đã khơng thể bán lại doanh nghiệp bị mua lại đó trong thời hạn một năm.

Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng đó phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thơng báo việc mua lại có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Cạnh tranh về hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Tuy nhiên, các vụ việc tập trung kinh tế thuộc diện bị cấm, không rơi vào trường lợp loại trừ ở trên cũng có thể được xem xét và miễn trừ trong hai trường hợp trên cơ sở cân nhắc hiệu quả kinh tế có được từ tập trung kinh tế với chính sách cạnh tranh linh hoạt (Điều 19, Luật Cạnh tranh):

- Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

- Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỉ thuật, công nghệ.

Để được miễn trừ, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cần nộp Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo mãu do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành.. Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ được quy định tại Mục 4, Luật cạnh tranh 2004 và chi tiết tại Mục 6, Nghị định 116/2005/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế theo đ i ề u 2 9 , L u ậ t c ạ n h t r a n h bao gồm:.

+ Đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

+ Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

+ Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật này;

+ Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia tập trung kinh tế cho bên đại diện. Các bên tham gia tập trung kinh tế phải thực hiện Hồ sơ này, gửi đến Cục quản lý cạnh tranh xem xet theo đúng trình tự.

Quyết định cho phép miễn trừ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ công thương nếu là trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

Quyết định cho phép miễn trừ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ nếu việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỉ thuật, công nghệ.

Các bên được phép tiến hành tập trung kinh tế khi có quyết định này.

Đây là một trong những thủ thục quan trọng, cho phép các doanh nghiệp có thêm một cơ hội tiến hành tập trung kinh tế. Từng giai đoạn của thủ tục này được quy định chi tiết trong các văn bản liên quan đã nói ở trên, có thể tóm tắt như sau:

- Các bên tham gia tập trung kinh tế hoàn thành hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy định nộp tại Cục quản lý cạnh tranh và nộp lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ. Cơ quan này có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ cơng thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định . - Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung, yêu cầu bổ sung.

- Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ trưởng Bộ công thương ra một trong các quyết định sau đây:

+ Chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ;

+ Không chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ.

Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định có thể được Bộ trưởng Bộ cơng thương gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày.

Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn ra quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận cho hưởng miễn trừ là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định là một trăm tám mươi ngày.

Trường hợp kéo dài thời hạn ra quyết định, cơ quan quản lý cạnh tranh thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc, trước ngày hết hạn ra quyết định và nêu rõ lý do.

- Quyết định cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ cơng thương, Thủ tướng Chính phủ có thể bị bãi bỏ khi:

+ Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;

Một phần của tài liệu Vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh việt nam (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)