MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1.3 Kiểm soát tập trung kinh tế vấn đề mới của pháp luật Việt Nam:
Chính thức mở cửa từ năm 1986, việc xây dựng kinh tế ở Việt Nam đã trãi qua hơn hai mươi năm, song, đến nay nước ta vẫn chưa được cơng nhận rộng rãi là có nền kinh tế thị trường theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, cánh cửa WTO mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội. Sự ra đời của Luật cạnh tranh với những quy định kiểm soát tập trung kinh tế thể hiện một sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập.
Có thể khẳng định ngay rằng tuổi đời của pháp luật tập trung kinh tế ở Việt Nam còn rất non trẻ.
Kể từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đầu tiên và quan trọng là đổi mới nền kinh tế, theo đó là sự phát triển của pháp luật, của bộ máy Nhà nước nhằm kịp thời quản lý xã hội trong xu hướng mới. Cũng xuất phát từ yêu cầu điều tiết các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế mới phát sinh, ngày 03 tháng 12 năm 2004 Quốc Hội Việt Nam đã chính thức cho ra đời Luật cạnh tranh bao gồm những quy định về kiểm soát tập trung kinh tế với những mục tiêu cụ thể.
Nhà làm luật Việt Nam xác định rõ mục tiêu ban hành Luật cạnh tranh là:
Kiểm soát độc quyền cùng với các nguyên nhân dẫn đến hình thành doanh nghiệp độc quyền như tập trung kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng của Luật cạnh tranh nói chung và thiết lập và duy trì một mơi trường kinh doanh bình đẳng.
Cạnh tranh không diễn ra trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhưng lại là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã xuất hiện một số hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Trong khi đó, chúng ta chưa có hệ thống văn bản điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh.
- Các đối thủ cạnh tranh thoả thuận ngăn cản không cho doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, mở rộng hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, ấn định sản lượng, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá một số mặt hàng như điện tử, nông sản bị thao túng và khống chế vào một vài thời điểm bởi số người kinh doanh liên kết với nhau.
- Các hành vi lạm dụng ưu thế của các doanh nghiệp chi phối thị trường đang diễn ra như độc quyền mua với giá thấp, độc quyền bán với giá cao hoặc bán với giá thấp hơn vốn để loại trừ đối thủ cạnh tranh.
Độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng đều gây hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế quốc dân. Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến hình thành giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. ở hầu hết các nước đều tồn tại các loại độc quyền tự nhiên, độc quyền nhà nước. ở nước ta, với xuất phát điểm thấp và một số đặc điểm nội tại của nền kinh tế- xã hội, trong thời gian tới, sẽ vẫn còn một số ngành và lĩnh vực tồn tại độc quyền nhà nước. Tuy nhiên, thông qua các quy định của Luật cạnh tranh, Nhà nước cần có cơ chế kiểm sốt nhằm hạn chế hiện tượng cửa quyền, lũng đoạn, lạm dụng vị trí độc quyền để tránh gây hậu quả xấu cho xã hội.
Bên cạnh đó, cùng với q trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Những công ty này, với sức mạnh kinh tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống kinh tế. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường, thiết lập vị thế độc quyền diễn ra với mức độ nghiệm trọng như có những cơng ty đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu hoặc bán phá giá làm cho khơng một doanh nghiệp trong nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất bình thường. Do đó, việc chuẩn bị các cơ sở pháp lý để kiểm soát độc quyền trong kinh doanh là điều cần thiết.
Mặc dù Hiến pháp năm 1992 chính thức thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế và khẳng định quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật nhưng khi thực hiện, nhiều cơ quan nhà nước đã không thực sự tuân thủ quy định này. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiêp khu vực tư nhân khá phổ biến. Bên cạnh đó, do quyền lợi địa phương, cục bộ, một số cơ quan nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính của mình gián tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo lợi thế cho một hay một số doanh nghiệp vẫn đang diễn ra. Tình trạng đó làm xuất hiện những rào cản thương mại ngay trên chính thị trường nội địa như theo cách “chỉ được mua xi măng của tỉnh nhà trong xây dựng”…
Vì vậy, việc ban hành Luật cạnh tranh với các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến mơi trường kinh doanh bình đẳng là rất cần thiết.
Mục đích ban hành Luật được xác định cũng chính là xác định lí do phải có những quy định này, tuy nhiên, cũng cần phải chỉ rõ các nguyên tắc của Luật cạnh
tranh để định hướng cho quá trình soạn thảo, áp dụng trên thực tế thống nhất và hiệu quả.
Các nguyên tắc soạn thảo Luật cạnh tranh 2004:
- Tạo cơ hội bình đẳng, khơng phân biệt đối xử, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật;
- Nhà nước bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh;
- Ngăn chặn hành vi phi cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh; - Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng;
- Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Quán triệt sâu sắc và thể chế hố đấy đủ các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Kiểm soát độc quyền một cách hiệu quả;
- Đảm bảo tính thống nhất với các quy định của pháp luật Việt Nam
Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế cũng được quy định dựa trên những nguyên tắc này nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm sốt độc quyền, bảo vệ mơi trường kinh doanh cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng.