1.2 Vai trò áp dụng án lệ của tòa án
1.2.1 Lý do tuân theo án lệ của tòa án
Một trong những đặc điểm chung của án lệ ở các nước Common law và các nước Civil law chính là việc áp dụng án lệ ở tịa án khơng có bất kì quy định pháp luật nào ràng buộc, nghĩa là án lệ được áp dụng một cách tự nhiên. Ở các nước Common law, án lệ được xem là luật, vì vậy các thẩm phán khi tiến hành xét xử một vụ việc cụ thể thì đầu tiên ln tìm những án lệ có liên quan để áp dụng. Ở Civil law, mặc dù về mặt pháp lý án lệ không được xem là một nguồn luật chính thức trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế án lệ vẫn thường xuyên được các thẩm phán nghiên cứu áp dụng, các tòa án cấp dưới thường tham khảo và tuân theo án lệ của tòa án tối cao khi xét xử vì thế án lệ được xem là nguồn luật thực tế trong hệ thống pháp luật các nước này. Án lệ có giá trị và vai trị quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, tòa án tuân theo án lệ bởi những lý do sau:
Thứ nhất, tuân theo án lệ góp phần đảm bảo sự bình đẳng, cơng bằng cho mọi công dân.
Việc tuân theo án lệ đòi hỏi sự cơng bằng của cơng lý vì dựa vào tiêu chí các vụ việc giống nhau phải được xét xử như nhau. Các thẩm phán phải đối xử với các bên trong vụ việc hiện tại tương tự với các chủ thể trong vụ việc mà thẩm phán đã xét xử trước đó. Điều này đem lại sự công bằng cho các chủ thể trong đời sống xã hội, tránh bất đồng trong kết quả xét xử của thẩm phán. Nếu về bản chất hai vụ việc có tình tiết tương tự như nhau nhưng hậu quả pháp lý ở mỗi vụ việc khác nhau sẽ tạo ra sự bất công. Áp dụng án lệ tạo được cơng bằng trong hoạt động xét xử vì những vụ việc có tính chất như nhau sẽ có hậu quả pháp lý như nhau đã góp phần tạo tạo sự bình đẳng cho các chủ thể trong đời sống pháp lý. Đó là sự bình đẳng trước pháp luật, điều này giúp củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp.
22
Tính ổn định, nhất quán của pháp luật được hiểu là khi áp dụng pháp luật các thẩm phán phải tuân theo những phán quyết của thẩm phán trước đó trong vụ việc có tính chất tương tự như nhau. Điều này góp phần xây dựng nên một đường lối xét xử chung, pháp luật được áp dụng một cách thống nhất, logic, trước sau như một. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khơng đồng tình với lý do này vì cho rằng nếu một án lệ được tạo ra trước đó có những sai lầm, thật sự khơng cơng bằng nếu chúng ta phải sống chung với những sai lầm thay vì chúng ta sửa chữa những sai lầm trước đó để tạo ra
một án lệ mới28. Theo Theodore M.Beditt, “nếu một thẩm phán có lý do chắc chắn để
quyết định khơng giống với quyết định trong án lệ của vụ án tương tự đã xảy ra trước đó thì phải nêu ra lý do cho quyết định của mình”. Như vậy, địi hỏi tính nhất quán,
trước sau như một của pháp luật rất khó thực hiện trong thực tiễn. Theo thời gian án lệ có thể sẽ bị lạc hậu, khi đó việc khơng tn theo đường lối xét xử trong án lệ trước đó là một tất yếu.
Thứ ba, việc tuân theo án lệ còn liên quan đến đảm bảo tính ổn định, chắc chắn và khả năng dự liệu đƣợc của pháp luật.
Thơng qua án lệ, mỗi cơng dân có thể dự đốn được kết quả do hành vi của mình một cách cụ thể bằng cách so sánh tình huống mà họ đang gặp phải với tình huống đã được giải quyết trong án lệ, giúp pháp luật cụ thể, ổn định qua thời gian, pháp luật trở nên gần gũi hơn với ngưới dân. Song, pháp luật không bao giờ là bất biến, theo thời gian, khi điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi kéo theo những giải pháp do án lệ trước đó xây dựng nên khơng cịn phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, trong một hệ thống pháp luật yêu cầu đặt ra phải đảm bảo tính ổn định, linh hoạt, mềm dẻo của pháp luật. Để thực hiện được u cầu đó, trong q trình áp dụng án lệ đã hình thành trường hợp khơng áp dụng án lệ hoặc án lệ có thể bị bãi bỏ29.