Vai trò xây dựng và áp dụng án lệ của tòa án trong lịch sử pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42)

Có hay khơng sự thừa nhận vai trị tạo lập án lệ của tòa án là một trong những vấn đề đã thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu, tranh luận của nhiều tác giả. Tìm hiểu về vai trò tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam, chúng ta phải gắn nó với tiến trình phát triển của án lệ trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn trong lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam, vai trò xây dựng và áp dụng án lệ có những nét khác biệt. Có thể khái quát vai trò xây dựng và áp dụng án lệ của tòa án ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử như sau:

Thời kì phong kiến, nguồn luật chủ yếu của nước ta là các bộ luật thành văn do nhà vua ban hành. Bên cạnh đó, theo một số nhà nghiên cứu, vấn đề công nhận và áp dụng án lệ ở Việt Nam cũng đã tồn tại: “Cách đây hơn 500 năm, đã có những vụ án đã được

Phán quan xét xử xong, các vua nhà Lê, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) xét thấy có tính chất điển hình bèn truyền cho tóm lược lại làm thành hững án lệ gọi là

“lệ” hay “lệnh” để tiện tham khảo, áp dụng về sau”54. Trong giai đoạn này, án lệ

thường được tạo ra thông qua các sắc chỉ của nhà vua khi giải quyết một vụ việc cụ thể,

nó chỉ đươc áp dụng khi được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật55. Có thể

thấy, án lệ trong giai đoạn này án lệ chưa được sử dụng đúng với bản chất của nó. Thời Pháp thuộc, án lệ trong giai đoạn này được xem là một nguồn gốc pháp luật quan trọng, được coi là nguồn giải thích pháp luật. Các án lệ do ngành tịa án đúc kết qua những bản án đã được xét xử trong thực tế, làm tiền lệ cho các thẩm phán xét xử sau có thể tham khảo, vận dụng theo đó. Điều 5 Dân Luật Bắc, Dân luật Trung và Điều 4 Dân luật giản yếu áp dụng ở Nam Kỳ có quy định “ Thẩm phán nào việc lẽ vì luật

khơng quy định hoặc tối nghĩa hoặc khơng đủ để thối thác khơng xét xử, có thể bị truy

tố về tội bất khẳng thụ lý”56. Như vậy, trong giai đoạn này, án lệ ở Pháp đã có những

ảnh hưởng nhất định pháp luật của nước ta. Tịa án bước đầu có nhiệm vụ tạo lập và áp dụng án lệ trong quá trình xét xử vụ việc.

54

Phan Trung Hiền, Nguyễn Hiển Khanh, Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2014), “ Sự cần thiết của án lệ và một số đề xt về mơ hình án lệ cần xây dựng ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, (03), tr.11-12.

55 Đỗ Thanh Trung, tlđd số 7, tr.46.

56 Luật sư Trương Thị Hịa (2014), “Có thể tham khảo một số kỹ thuật án lệ đã từng áp dụng ở nước ta từ lâu đời”, Tài liệu hội thảo: Án lệ trong hệ thống thông luật và Châu âu lục địa: hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/4/2014, tr.17.

36

Từ sau năm 1945-1975, ở miền Bắc, thuật ngữ án lệ đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các các văn bản pháp luật ở nước ta, cụ thể như: Thơng tư của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/1/1955 về việc trừng trị một số tội phạm; Thông tư số 19- VHH ngày 30/6/1955 của Bộ tư pháp về việc áp dụng luật lệ; Chỉ thị số 722-TATC ngày 10- 7-1959 của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến…, ngồi ra thuật ngữ án lệ cịn được xuất hiện nhiều trên các tập

san Luật học, tập san tư pháp số 3/196457…Ở Miền Nam, dưới chế độ ngụy Sài Gịn do

Mỹ thiết lập thì án lệ được sử dụng phổ biến hơn. Xuất hiện nhiều các tuyển tập về án lệ như: Án lệ tập vựng-1948-1967, của Thẩm phán Trần Đại Khâm; Án lệ lao động của Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng, Kim Lai ấn quán xuất bản, Sài Gịn, 1964… Nhìn chung, trong giai đoạn này án lệ vẫn tồn tại và có ảnh hưởng nhất định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, án lệ góp phần điều chỉnh những quan hệ xã hội đa dạng mà luật thành văn chưa kịp thời điều chỉnh được. Tịa án đã tích cực hơn trong công tác phổ biến và áp dụng án lệ.

Từ năm 1975 đến năm 2005, sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa, hệ thống lý luận pháp lý tiếp nhận trực tiếp từ hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong đó văn bản pháp luật thành văn luôn được xem là nguồn luật chủ yếu58, án lệ trong giai đoạn này khơng được thừa nhận chính thức, án lệ trở nên mờ nhạt trong hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, trong giai đoạn này ở nước ta về mặt pháp lý khơng thừa nhận vai trị xây dựng và áp dụng án lệ của tòa án.

Từ năm 2005 đến nay, mãi sau một thời gian dài, đến ngày 24/5/2005 án lệ mới được đề cập chính thức trở lại trong Nghị Quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thơng pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, theo đó chủ trương phát triển án lệ được đưa ra như sau: “Nghiên cứu về khả năng khái

thác, sử dụng án lệ, tập quán ( kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tề) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật”. Như vậy, theo

tinh thần của Nghị quyết này thì nghiên cứu án lệ và áp dụng trở thành một trong những yêu cầu cần thiết đối với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật.

57 Nguyễn Văn Cường (2014), “ Triển khai phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”, Tài liệu hội thảo: Án lệ trong hệ thống thông luật và Châu âu lục địa: hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/4/2014, tr.5-6.

37

Chẳng bao lâu sau, ngày 02/6/2005, Bộ Chính Trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định chủ thể có trách nhiệm phát triển án lệ đó là Tịa án nhân dân tối cao “Tòa án nhân dân tối cao

có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Như vậy, năm 2005, với sự ra đời của hai Nghị

Quyết trên có thể được xem đây là dấu mốc cho sự quay trở lại và phát triển án lệ lở Việt Nam.

Ngày 31/10/2012 Tòa án tối cao đã ban hành Quyết định số 74 QĐ-TANDTC về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của tòa án tối cao. Quyết định đã nêu lên mục tiêu, quan điểm, định hướng và những giải pháp cơ bản cho quá trình phát triển án lệ ở nước ta. Tuy nhiên, có nên thừa nhận án lệ là nguồn bổ sung trong hệ thống pháp luật Việt Nam hay khơng là vấn đề cịn nhiều tranh cãi. Trong thực tiễn pháp lý, vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào lúc bấy giờ quy định thừa nhận sự tồn tại án lệ. Nguồn luật chính của hệ thống pháp luật Việt Nam là các văn bản quy phạm pháp luật (nguồn luật thành văn). Như vậy, việc xét xử, áp dụng pháp luật vào các vụ án cụ thể phải dựa trên luật đã được ban hành còn hiệu lực, chứ không dựa trên án lệ. Nhưng khơng có nghĩa chúng ta khơng thừa nhận sự tồn tại của án lệ trong thực tiễn xét xử. Theo nhiều quan điểm, mặc dù án lệ chưa được thừa nhận là nguồn luật nhưng trên thực tế nó đang tồn tại dưới những hình thức khác nhau và có một vai trị nhất định trong thực tiến xét xử, án lệ tồn tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam lúc bấy giờ là “án lệ ngầm”, án lệ có thể được tạo ra thông qua hoạt động giải thích pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao. Việc giải thích pháp luật và hướng dẫn cơng tác xét xử của Tịa án được thực hiện thông qua các hình thức khác nhau như: giải thích pháp luật thông qua Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao; giải thích pháp luật thơng qua thơng tư liên tịch; giải thích pháp luật thơng qua báo cáo tổng kết; giải thích pháp luật thơng qua chỉ đạo đường lối xét xử và giải thích pháp luật thơng qua vụ việc cụ thể 59.

Ngày 24-11-2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thơng qua Luật tổ chức Tồ án nhân dân. Theo đó, luật Tổ chức tịa án nhân dân năm 2014 đã chính thức thừa nhận: “Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân

dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, bản án quyết định pháp luật đã có hiệu lực pháp luật, có tính

59 Đỗ Thanh Trung (2008), tlđd số 7, tr.57.

38

chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và cơng bố án lệ để các tịa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử”. Đến thời điểm này, án lệ đã trở thành một

thuật ngữ pháp lý chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp 2013 cũng đã khẳng định “Tòa án nhân dân tối cao thực

hiện việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”. Trên cơ sở đó, luật tổ chức TAND năm 2014 quy định TAND có nhiệm vụ “Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”; Hội đồng thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ, quyền hạn: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của Tịa án, tổng kết phát triển án lệ để Tòa án nghiên cứu, áp dụng thống nhất trong xét xử”. Đây là những cơ sở hướng đến việc thừa nhận

án lệ là nguồn luật bổ sung trong hệ thống pháp luật nước ta, góp phần khắc phục những hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi 2015 đã có những quy định bổ sung án lệ là nguồn bổ trợ của pháp luật thành văn. Tại điểm b, khoản 2 Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định “Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã xem xét

tại phiên tịa để phân tích, đánh giá, nhận định về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, án lệ, tập quán, tương tự pháp luật, lẽ công bằng mà Tòa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan”, tại

khoản 4 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về bản án phúc thẩm cũng khẳng định rõ “Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên

tịa để phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ, tập quán, tương tự pháp luật, lẽ cơng bằng mà Tịa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan”. Với

những quy định như trên, chúng ta có thể thấy được những bước đi của án lệ để trở thành nguồn luật bổ sung trong hệ thống pháp luật nước ta. Cuối cùng, ngày 28/10/2015, HĐTP TANDTC đã ban hành Nghị Quyết 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2015. Sự ra đời của Nghi Quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã mở ra con đường, xác định hướng đi cụ thể cho sự phát triển án lệ ở nước ta, nâng cao hơn nữa vai trò tạo lập án lệ của tịa án, góp phần ổn định và áp dụng thống nhất pháp luật.

39

Ngày 24/11/2015, Bộ luật dân sự 2015 được Quốc Hội chính thức thơng qua đã ghi nhận rằng: án lệ được sử dụng khi không thể áp dụng tương tự pháp luật trong giải quyết các quan hệ dân sự, cụ thể tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này

thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ cơng bằng.”

Tóm lại, cho tới thời điểm hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định của pháp luật hướng dẫn việc xây dựng và áp dụng án lệ. Trong đó đã xác định tịa án là chủ thể đóng vai trị quan trọng trong cơng tác này. Vì vậy, tịa án cần có những định hướng, mục tiêu hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa vai trò xây dựng và áp dụng án lệ. Phát triển án lệ ở Việt Nam là sự học hỏi từ các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là từ các nước thuộc hệ thống Civil law. Tuy nhiên, quan điểm về án lệ cũng như vai trò xây dựng và áp dụng án lệ của tòa án ở nước ta có những nét riêng khác biệt so với các nước khác trên thế giới.

2.2 Vai trò xây dựng án lệ của tòa án – thực tiễn ở Việt Nam

2.2.1 Tịa án có thẩm quyền tạo lập án lệ trong hệ thống tòa án ở Việt Nam

Cũng giống với các nước trên thế giới, Việt Nam cũng trao thẩm quyền tạo lập án lệ cho Tòa án. Ở mỗi nước thuộc những hệ thống pháp luật trên thế giới thì quy định cụ thể về thẩm quyền này sẽ có những đặc điểm riêng biệt và ở Việt Nam cũng vậy.

Theo Điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, các cấp tổ chức Tòa án ở nước ta gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự. Điểm c, khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Tịa án nhân dân tối cao 2014 có quy định “ Hội đồng thẩm phán TANDTC là chủ thể có thẩm

quyền lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán, các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tóa án để phát triển thành án lệ vá cơng bố”. Nghị Quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp

dụng án lệ đã khẳng định lại quy định về thẩm quyền này tại Điều 1 “Án lệ là những

lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án về một vụ việc cụ thể được hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cơng bố là án lệ để các Tịa nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, ở Việt Nam, trong mơ hình tổ chức của Tịa án, chỉ có Tịa án

40

nhân dân tối cao mà cụ thể là chỉ có HĐTP TAND tối cao mới có thẩm quyền ban hành án lệ, ngồi ra khơng cịn một chủ thể nào khác có thẩm quyền này.

Ở nước ta, HĐTP TAND tối cao là cơ quan có thẩm quyền xét xử cao nhất, chủ yếu tập trung thực hiện chức năng sửa sai cho các tòa dưới. Ngày nay, còn được trao thêm quyền năng tạo lập án lệ tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật thống nhất.

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)