Tịa án có thẩm quyền tạo lập án lệ trong hệ thống tòa án ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46)

2.2 Vai trò xây dựng án lệ của tòa á n thực tiễn ở Việt Nam

2.2.1 Tịa án có thẩm quyền tạo lập án lệ trong hệ thống tòa án ở Việt Nam

Cũng giống với các nước trên thế giới, Việt Nam cũng trao thẩm quyền tạo lập án lệ cho Tòa án. Ở mỗi nước thuộc những hệ thống pháp luật trên thế giới thì quy định cụ thể về thẩm quyền này sẽ có những đặc điểm riêng biệt và ở Việt Nam cũng vậy.

Theo Điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, các cấp tổ chức Tòa án ở nước ta gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự. Điểm c, khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân tối cao 2014 có quy định “ Hội đồng thẩm phán TANDTC là chủ thể có thẩm

quyền lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán, các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tóa án để phát triển thành án lệ vá công bố”. Nghị Quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp

dụng án lệ đã khẳng định lại quy định về thẩm quyền này tại Điều 1 “Án lệ là những

lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án về một vụ việc cụ thể được hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cơng bố là án lệ để các Tịa nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, ở Việt Nam, trong mơ hình tổ chức của Tịa án, chỉ có Tịa án

40

nhân dân tối cao mà cụ thể là chỉ có HĐTP TAND tối cao mới có thẩm quyền ban hành án lệ, ngồi ra khơng cịn một chủ thể nào khác có thẩm quyền này.

Ở nước ta, HĐTP TAND tối cao là cơ quan có thẩm quyền xét xử cao nhất, chủ yếu tập trung thực hiện chức năng sửa sai cho các tòa dưới. Ngày nay, còn được trao thêm quyền năng tạo lập án lệ tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật thống nhất. Thực tiễn thì HĐTP TANDTC tiến hành sửa sai cho các tòa cấp dưới là hoạt động thường xuyên, liên tục, còn hoạt động xây dựng án lệ còn nhiều nét mới mẻ, và sẽ được tập trung phát triển trong thời gian sắp tới. Ở các nước trên thế giới, thẩm quyền xây dựng án lệ thường tập trung vào một số cấp tịa chứ khơng phải chỉ có Tịa án tối cao như ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung án lệ được tạo ra ở Tòa án tối cao là chủ yếu và những án lệ đó thường có giá trị cao hơn. Ở Anh, án lệ ngồi được tạo ra bởi Tịa án tối cao cịn có thể được tạo ra bởi các tòa phúc thẩm, tòa cấp cao. Ở Đức, chỉ có tịa Hiến pháp cộng hịa liên bang Đức có thẩm quyền tạo ra án lệ mang tính bắt buộc. Các Tịa tối cao liên bang gồm: tòa án tư pháp tối cao liên bang, tịa án hành chính tối cao liên bang, tịa án án lao động tối cao liên bang, tịa án tài chính tối cao liên bang, tòa án xã hội liên bang, những tịa này có thẩm quyền tạo ra án lệ chỉ có giá trị tham khảo.

Việt Nam đã chính thức trao quyền tạo lập án lệ cho Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân Tối cao. Vì vậy, kết quả của quá trình xây dựng và áp dụng án lệ đạt hiệu quả đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của các Thẩm phán. Áp dụng án lệ ở Việt Nam phải đảm bảo “các vụ việc tương tự nhau phải được giải quyết như nhau”. Tuy nhiên, khơng có cơ sở nào để xác định tương tự giữa các vụ việc và nhiệm vụ này được giao cho các Thẩm phán khi thụ lý, xét xử vụ việc vì thế có thể thấy được Thẩm phán có vai trị rất quan trọng cho việc xây dựng và áp dụng án lệ. Thế nhưng, hiện nay ở nước ta số lượng cũng như chất lượng các Thẩm phán giỏi, có trình độ, chun mơn cao vẫn chưa đáp ứng được. Khi xét xử các Thẩm phán chưa thực sự độc lập và chưa đủ tự tin để đưa ra quan điểm xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng các phán quyết; việc phát triển án lệ thực chất là việc trao cho thẩm phán quyền làm “luật”, chính vì thế muốn “luật” có hiệu quả thì chất lượng thẩm phán phải được cải thiện.

Liên quan đến thẩm quyền xây dựng án lệ, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã xây dựng nên một quy trình tạo lập án lệ một cách chi tiết, trong đó cần chú ý đến các quy định chi tiết về nguồn tạo lập án lệ; tiêu chí lựa chọn án lệ; cách thức lấy ý kiến đối với

41

bản án, quyết định được đề xuất, lựa chọn, phát triển thành án lệ; hội đồng tư vấn án lệ và cách thức thông qua án lệ.

Thứ nhất, về nguồn tạo lập án lệ, TADTC sẽ xây dựng nên án lệ từ những nguồn

nào? Trước đây, theo như Quyết định số 74/QĐ-TANTC chỉ định hướng xây dựng quyết định giám đốc thẩm của TANDTC trở thành án lệ. Tuy nhiên, hiện nay Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã mở rộng nguồn tạo lập án lệ. Theo như Điều 1 của Nghị quyết này thì tất cả các bản án của Tịa án các cấp đều có thể trở thành án lệ. Có thể thấy rằng, pháp luật hiện nay đã tạo ra sự đa dạng nguồn để Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao lựa chọn làm án lệ, sự đa dạng này có thực sự phù hợp với nền pháp luật nước ta hiện nay? Theo đánh giá của tác giả Châu Hoàng Thân, với quy định như

vậy “Nghị quyết sẽ đặt ra khó khăn lớn trong sàng lọc bản án, quyết định; điều này

ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của án lệ”. Tác giả đồng tình với ý kiến trên, bởi

lẽ nhìn lại thực tiễn xét xử, chất lượng các bản án của các tòa cấp dưới còn chưa cao, bản án của tòa án địa phương thường là bản án sơ thẩm nếu vội rút ra án lệ từ những bản án đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính ổn định của án lệ60.

Thứ hai, án lệ có vị trí và vai trị quan trọng đối với hệ thống pháp luật của mỗi

quốc gia. Vì vậy, để phát huy hết giá trị của nó cần đặt ra những tiêu chí lựa chọn bản án, quyết định trở thành án lệ phù hợp, khoa học. Không phải tất cả các bản án của Tòa án đều trờ thành án lệ, những bản án được lựa chọn làm án lệ phải tuân thủ các tiêu chí nghiệm ngặt và Nghị Quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã quy định rõ những tiêu chí này. Theo đó, việc lựa chọn án lệ phải tuân thủ 3 tiêu chí sau:

Một là, “Án lệ phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật có

những cách hiểu khác nhau; phân tích giải thích những vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể”. Đây được xem là một tiêu chí đầu tiên quan trọng trong việc lựa chọn án lệ. Việc

lựa chọn những bản án mà pháp luật chưa có quy định rõ ràng hoặc pháp luật chưa điều chỉnh để làm án lệ sẽ đáp ứng được yêu cầu, mục đích của việc áp dụng án lệ là góp phần khắc phục những nhược điểm, thiếu sót của văn bản quy phạm pháp luật. Lựa chọn những bản án đã giải quyết trong thực tiễn các quan hệ xã hội mà pháp luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh khơng rõ ràng sẽ góp phần hồn thiện pháp luật.

60 Châu Hoàng Thân, tlđd số 8, tr.55.

42

Hai là, “Án lệ được lựa chọn phải có tính chuẩn mực”. Tức, bản án, quyết định

được lựa chọn làm án lệ phải có tính chất điển hình, mẫu mực cả về nội dung và hình thức. Về nội dung, bản án, quyết định đó phải điển hình về tính chất, mức độ phức tạp hay tính phổ biến của quan hệ pháp luật, có ảnh hưởng, tác động nhiều trong đời sống xã hội. Về mặt hình thức, bản án, quyết định đó phải đảm bảo đúng theo mẫu đã quy định, có kết cấu, lập luận chặt chẽ, logic, chỉ ra cơ sở pháp lý áp dụng cụ thể. Luật sư

Phan Trung Hịa đã từng góp ý về tính chuẩn mực của án lệ như sau61: “Khi nói đến

bản án điển hình do tịa án các cấp ban hành, chúng tơi kỳ vọng nó khơng chỉ là bản án mẫu mực về vận dụng, áp dụng, cách hiểu thống nhất và đưa ra được quyết định áp dụng pháp luật một cách đúng đắn mà cịn phải chứa đựng căn cứ để hình thành nên quyết định đó. Nó càng không phải là bản án mà quá trình điều tra phát hiện ra vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, đồng thời phải bảo đảm được nguyên tắc bản án phải dựa trên kết quả tranh tụng cơng khai tại phiên tịa. Thậm chí văn phong pháp lý cũng phải mang tính chuẩn mực”. Với những bản án mang tính chuẩn mực như vậy sẽ có

tính khả thi, thuyết phục cao, do đó lựa chọn làm án lệ sẽ mang lại hiệu quả cao trong áp dụng.

Ba là, “Án lệ được lựa chọn phải có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự nhau sẽ được giải quyết như nhau”. Bản án, quyết định được lựa chọn đó phải chỉ ra được

những nguyên tắc pháp lý làm tiền đề xét xử những vụ án tương tự, góp phần áp dụng thống nhất pháp luật, đảm bảo cơng bằng trong xã hội vì các vụ việc tương tự nhau sẽ được giải quyết như nhau.

Thứ tƣ, về cách thức lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất, phát

triển thành án lệ. Mặc dù, thẩm quyền ban hành án lệ được xác định một cách cụ thể là thuộc về HĐTP TANDTC. Tuy nhiên, để xây dựng nên được án lệ thì HĐTP TANDTC phải tiến hành hoạt động tham khảo, lấy ý kiến trước khi ban hành án lệ. Tại

Điều 4 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã quy định “Sau khi lựa chọn được bản án,

quyết định được đề xuất làm án lệ thì Vụ pháp chế và quản lý khoa học TANDTC tiến hành đăng bản án, quyết định được đề xuất, nội dung đề xuất, lựa chọn làm án lệ trên tạp chí Tịa án nhân dân, Cổng thơng tin điện tử TANDTC để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến, ngồi ra trường hợp cần thiết cịn tổ chức hội thảo lấy ý kiến của

61

http://anninhthudo.vn/tu-van-phap-luat/an-le-khac-phuc-khiem-khuyet-cua-phap-luat/668994.antd, (truy cập ngày 2/6/2015).

43

Đại biểu quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các cơ quan, tổ chức hữu quan”. Bên cạnh đó, cịn có sự ra đời của Hội đồng tư vấn án lệ,

hội đồng này có trách nhiệm thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung của bản án, quyết định lựa chọn làm án lệ. Để xây dựng án lệ, Nghị quyết đã quy định một cách đầy đủ, chi tiết về chủ thể ban hành án lệ cũng như cách thức chủ thể này thực hiện quyền hạn của mình. Với những quy định như vậy sẽ giúp cho hoạt động xây dựng án lệ được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả, đảm bảo được chất lượng của án lệ được tạo nên.

Thứ năm, Nghị quyết này còn quy định về các thức thơng qua án lệ. Theo đó, để

án lệ được thơng qua thì Chánh án Tịa án nhân dân tối cao phải tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết thông qua. Nghị quyết quy định phiên họp phải được 2/3 tổng số thành viên tham gia, quyết định của HĐTP TANDTC chỉ cần được quá nữa tổng số thành viên Hội đồng thẩm phán biểu quyết tán thành. Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã quy định rõ ràng về thẩm quyền xây dựng án lệ, đây là hướng dẫn mang tính hữu ích, giúp cho quá trình xây dựng án lệ ở Việt Nam được nhất quán và thuận lợi tiến hành triển khai xây dựng vào trên thực tế. Trong thời gian vừa qua, TANDTC đã triển khai nhiều hội nghị nghiên cứu, tìm hiểu, triển khai về án lệ. Mới đây nhất, ngày 16/3/2016, tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối với các bản án, quyết định đề xuất lựa chọn là nguồn để phát triển thành án lệ. Những hoạt động này góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình xây dựng án lệ của Tòa án nhân dân tối cao. Đến ngày 6/4/2016, HĐTP TANDTC đã chính thức thơng qua 6 bản án lệ đầu tiên ở Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc áp dụng án lệ ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.

2.2.2 Các trƣờng hợp tòa án tạo lập án lệ

Nghị quyết 03/2015 - NQ/HĐTP ra đời đã xác định một cách rõ ràng quy trình xây dựng và áp dụng án lê ở Việt Nam. Án lệ ở Việt Nam sẽ được tạo ra khi nào? Liệu rằng những trường hợp án lệ được tạo ra ở nước ta có giống với các nước khác trên thế giới? Để tìm hiểu những vấn đề này, trước tiên chúng ta phải hiểu được bản chất án lệ ở Việt Nam thơng qua tìm hiểu khái niệm án lệ theo quy định tại Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP.

Điều 1 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy định: “Án lệ là những lập luận, phán

44

thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tồ án nhân dân tối cao cơng bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu

lực pháp luật của Tịa án về một vụ việc cụ thể nào đó. Bản án đó có thể là bản án dân sự, hình sự, hành chính... của tịa cấp sơ thẩm, phúc thẩm hoặc quyết định giám đốc thẩm. Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP còn quy định cụ thể rằng

“án lệ phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật cịn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, các sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể”. Với quy

định của Nghị Quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã chia án lệ thành hai loại: loại thứ nhất là án lệ làm rõ các quy định khác nhau của pháp luật và loại thứ hai là án lệ phân tích, giải thích các vấn đề , sự kiện pháp lý để chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng.62

Nguồn luật chính thức ở Việt Nam là các loại văn bản quy phạm pháp luật, khi giải quyết một vụ việc nào đó thì thẩm phán phải căn cứ vào các quy định có trong luật để đưa ra cách giải quyết. Trong bối cảnh đòi hỏi của người dân và xã hội đối với cơng tác Tịa án ngày càng cao; những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đang gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp. Tuy nhiên, nhiều quy định của pháp luật cịn mang tính trừu tượng, khát quát chung, chưa thực sự rõ ràng, tồn tại những cách hiểu chưa thống nhất; bên cạnh đó cịn có những vấn đề mà mà pháp luật chưa có quy phạm điều chỉnh khi phát sinh, chính vì vậy mà hoạt động áp dụng pháp luật của Tịa án cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Trong q trình giải quyết vụ án, gặp phải những vấn đề pháp lý như trên thì thẩm phán sẽ đưa ra cách giải thích sao cho quy phạm đó

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)