Cách thức áp dụng án lệ của tòa án

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33)

1.2 Vai trò áp dụng án lệ của tòa án

1.2.3 Cách thức áp dụng án lệ của tòa án

Cách thức áp dụng án lệ của tịa án cũng có sự khác nhau giữa hai hệ thống pháp luật Common law và hệ thống pháp luật Civil law. Ở mỗi hệ thống pháp luật, án lệ được áp dụng theo một cách thức nhất định.

 Ở hệ thống pháp luật Common law:

37 Nguyễn Văn Cường (2009) , “Nhận thức chung về án lệ, tầm quan trọng của án lệ trong công tác xét xử, khái quát các trường phái án lệ trên thế giới”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (040), tr.43.

38 Nguyễn Văn Cường (2014), “Triển khai phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao”, Tài liệu hội thảo: Án lệ trong hệ thống thông luật và Châu âu lục địa: hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/4/2014, tr.4.

27

Án lệ trong hệ thống thông luật được áp dụng theo nguyên tắc Stare decisic (nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ), hiểu một cách khái quát nội dung nguyên tắc này là các tòa án tuân theo hay dựa trên các tòa án trước (án lệ) để xét xử. Nguyên tắc này thực hiện là dựa trên nguyên tắc “like cases must be decided alike (tạm dịch: các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau)39. Tức là nếu các vụ việc có tình tiết và tính chất như nhau thì lý lẽ để giải quyết những vụ việc đó phải như nhau. Như vậy, áp dụng án lệ ở các nước Common law dựa trên các yếu tố tương tự. Ví dụ, trong vụ việc trước, tịa án cơng nhận một hợp đồng viết qua email là có hiệu lực. Nếu sau này gặp một vụ việc khác tương tự như vậy, tòa án buộc phải coi hợp đồng viết qua

email là có hiệu lực40. Nếu hai vụ án giống nhau mà tòa án xét xử khác nhau thì tịa án

trở nên tùy tiện. Hệ quả là pháp luật trở nên hỗn loạn, thiếu thống nhất.

Một bản án, quyết định được xem là án lệ ở các nước Common law bao gồm hai phần chính là Ratio decidendi và Obiter dictum. Trong đó, phần ratio decidendi chứa đựng lập luận về lý do ra quyết định và các quy tắc pháp lý sẽ được tìm thấy, được xây dựng trên cơ sở là những phân tích, đánh giá vấn đề pháp lý của các thẩm phán. Còn ở phần obiter dictum chứa đựng những quan điểm, ý kiến bình luận thêm của thẩm phán về vụ việc, không chứa cơ sở pháp lý giải quyết vụ việc. Về nguyên tắc thì chỉ có phần ratio decidendi của án lệ mới có giá trị bắt buộc và xem như tiền lệ, còn phần obiter dictum chỉ có giá trị tham khảo. Tuy nhiên, nếu obiter dictum có tính thuyết phục cao thì có thể được các tịa án sử dụng chúng như các ratio. Đối với phần ratio decidendi, mặc dù có giá trị bắt buộc nhưng trong một số trường hợp nhất định thẩm phán có thể từ chối áp dụng nó với lý do thẩm phán không đồng ý với phán quyết đó hoặc thẩm phán không thể xác định phần ratio decidendi do phán quyết đưa ra dựa trên những lí lẽ

khác nhau41. Án lệ ở các nước Common law được xây dựng dựa trên quy tắc ratio hình

thành trong các phán quyết của tòa án. Học thuyết về án lệ xem ratio như là các quy tắc dựa trên cách nhìn nhận về luật chứ không phải là các quy tắc xử sự tồn tại rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Một quy tắc án lệ gọi là “ratio” sẽ được hình thành dựa trên 3 yếu tố42: (i) Các tình tiết của vụ việc (facts); (ii) Lý lẽ hay lập luận (reason); (iii) Quyết định của Tòa án. Khi tòa án giải quyết vụ việc, đầu tiên chỉ tạo ra

39 Đỗ Thanh Trung (2016), “Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống thơng luật”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (02),tr.70.

40 http://luatkhoa.org/2015/06/an-le-va-liem-si-cua-toa-an/, truy cập (20/5/2015)

41 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật so sánh, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr260-261.

28

hình mẫu hay phác thảo nên một quy tắc chứ chưa xây dựng nên một quy tắc hoàn hảo. Một quy tắc hay nguyên tắc án lệ được hình thành phải trải qua hàng loạt các vụ việc tương tự về sau. Nếu vụ việc này tương tự sẽ áp dụng lý lẽ trong bản án trước đó để giải quyết vụ việc hiện tại, nếu khơng tương tự thì khơng áp dụng. Câu hỏi đặt ra khi áp dụng nguyên tắc này là làm thế nào để xác định tính tương tự trong các vụ việc? Thực tiễn cho thấy, khơng có bất kì quy định nào đặt ra để xác định tính tương tự giữa các vụ việc được giải quyết, việc xác định yếu tố quan trọng này giao cho thẩm phán. Các vụ việc có tính chất tương tự nhau ở đây được hiểu là tình tiết chính tương tự nhau, tình tiết chính này nằm trong phần bắt buộc của bản án (Ratio decidendi).

Ví dụ, vụ Grant v Australia Knitting Mills năm 193643. Nguyên đơn (Grant) đã mua quần áo của công ty Australia Knitting Mills từ người bán lẻ và khi mặc vào đã bị dị ứng da do hóa chất có trong quần áo gây ra. Nên nguyên đơn đã yêu cầu nhà sản xuất phải bồi thường và yêu cầu áp dụng quy tắc tiền lệ của vụ việc cô Donoghue. Các thẩm phán của hội đồng xét xử của Ủy ban tư pháp của Vương quốc Anh (Privy Council) đã đưa ra những lý lẽ riêng của mình và tranh luận rất quyết liệt để xác minh vụ việc này giống hay khác với vụ Donoghue v Steveson 1932. Chẳng hạn thẩm phán Greene lập luận dựa vào thuật ngữ control (kiểm soát) để phân biệt vụ việc này với vụ việc Donoghue v Steveson. Sản phẩm mà cô Donoghue sử dụng là lon nước gừng đục, khách hàng không thể và khơng có khả năng phát hiện khiếm khuyết của sản phẩm, điều này dẫn đến trách nhiệm của nhà sản xuất là tất yếu. Trong khi đó, sản phẩm trong vụ Grant v Australia Kntiting Mills là quần áo, khách hàng có thể phát hiện những khiếm khuyết của sản phẩm hoặc có những biện pháp an toàn khác khi sử dụng như giặc trước khi mặc vào. Vụ việc Donoghue v Steveson trong q trình tranh luận, có lẽ có thể đã đưa ra quy tắc liên quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất(„liability of manufacturers‟) có thể bị nghi ngờ là đi quá xa hay là tính khái quát của quy tắc này quá cao.

Một ví dụ đưa ra xác định tính tương tự: trong vụ án bà MayJones vào năm 1997. Bà Jones đi mua sắm ở cửa hàng thì phát hiện mình bị mất một chiếc ví. Bà ta nhớ lại trước đây ít phút có một người đàn ơng đã lướt qua qua và chạm vào người bà, bà lập tức báo cảnh sát và miêu tả nhận dạng người đó. Ngày hơm sau, cửa hàng gọi điện thoại đến báo rằng bà đã để qn ví ở của hàng. Trong vụ án này, Tịa án đã sử dụng

29

tiền lệ đã hình thành từ vụ cơ Manley để giải quyết vì cho rằng 2 vụ này có tình tiết tương tự nhau44

. Tình tiết vụ việc được cho là tương tự ở đây đó là: 2 người này đều có hành vi đặt người khác vào tình trạng bị truy tố; làm cảnh sát phải điều tra một vụ việc khơng có thật và vì vậy chế tài áp dụng cho hai người này phải như nhau cụ thể cô Manley bi truy tố về tội danh gây rối, ảnh hường đến trật tự cơng cộng thì bà MayJones cũng phải bị truy tố về cùng tội danh này đảm bảo nguyên tắc những vụ việc tương tự nhau phải được giải quyết như nhau.

Có thể thấy rằng, việc xác định yếu tố tương tự là một yêu cầu rất quan trọng để áp dụng án lệ ở các nước Common law, nếu hai vụ việc khơng có tính chất tương tự thì thẩm phán có căn cứ để khơng tn theo án lệ đã có trước đó, cịn nếu đã có án lệ trước đó và thẩm phán xét xử theo hướng khác thì có thể sẽ bị hủy bởi tòa án cấp trên.

 Ở hệ thống pháp luật Civil law:

Do bị ảnh hưởng bởi truyền thống coi trọng luật thành văn để luận giải các quyết định trong bản án nên phán quyết của các nước ở hệ thống pháp luật này thường không sử dụng phương pháp phân tích tương tự các án lệ làm cơ sở cho các quyết định của bản án như ở các nước trong hệ thống Common law45. Nguyên tắc “Jurisprudence constante” được sử dụng cho việc áp dụng án lệ ở hệ thống Civil law, đây là học thuyết pháp lý của bang Louisiana của Mỹ. Nguyên tắc này có nghĩa khái quát là yêu cầu Tịa án cơng nhận giá trị thuyết phục của các tiền lệ xét xử đã được áp dụng trong các vụ việc trong một thời gian dài. Vì là hệ thống pháp luật tơn trọng nguồn luật thành văn nên khi xét xử bất kì vụ việc nào, thẩm phán thường căn cứ vào quy phạm pháp luật được quy định trong các đạo luật để áp dụng, trường hợp vấn đề đó chưa được luật điều chỉnh hoặc luật điều chỉnh không thưc sự rõ ràng thì thẩm phán sẽ giải thích điều luật đó, sự giải thích này tạo nên án lệ khi quyết định của bản án được các tòa khác áp dụng sau này.

Khác với án lệ ở các nước Common law, án lệ ở các nước Civil law không được xây dựng dựa trên các ratio. Thẩm phán ở các nước Civil law có nhiệm vụ áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các vụ việc. Mặc khác, với sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội nên có những tình huống phát sinh quy phạm pháp luật không

44 Trần Thị Huyền, tlđd số 1, tr.14.

45

Nguyễn Văn Nam (2011), “Án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (03),tr.59.

30

có khả năng điều chỉnh, thẩm phán có vai trị vận dụng và giải thích luật để khắc phục sự lạc hậu và những thiếu sót của văn bản quy phạm pháp luật hay tập quán, thông qua con đường này án lệ mới được hình thành. Hệ thống tịa án ở các nước Civil law xây dựng án lệ bằng cách đưa vào quyết định của mình một nội dung giống như quy định trong văn bản, nó mang tính khái qt hóa cao. Chẳng hạn ở Pháp, “khơng có bất kì

quy định pháp luật nào giải quyết tình trạng xung đột pháp luật vê thừa kế động sản

cũng như sở hữu động sản được quy trong BLDS”46

. Tuy nhiên, trên thực tiễn có rất nhiều tranh chấp pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là tòa án tối cao Pháp phải lập ra án lệ để có thể giải quyết vấn đề trên. Theo đó, “di sản động

sản được coi là tồn tại ở nơi mở thừa kế nên thừa kế di sản động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước người để lại di sản có nơi cư trú cuối cùng”.

Đối với các luật gia trong hệ thống dân luật thành văn, họ khơng có sự phân biệt giữa phần ratio decidendi với phần obiter dictum như ở các nước Common law. Bởi lẽ, trong quá trình áp dụng pháp luật, các thẩm phán thay vì thường viện dẫn án lệ với sự lập luận nguyên tắc tương tự như ở Common law thì chỉ xoay quanh các nguyên tắc,

các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho phán quyết của mình47. Như vậy, ở Civil

law, án lệ được xây dựng bằng cách thiết lập một quy định có tính khái qt cao trên cơ sở quy định của pháp luật thành văn (rule of law), khi xét xử một vụ việc cụ thể liên quan đến vấn đề pháp lý như trên tòa án căn cứ vào quyết định đưa ra quy định khái quát trước đó (án lệ) để áp dụng giải quyết vụ việc, việc áp dụng này khơng mang tính bắt buộc.

1.2.4 Trƣờng hợp tịa án khơng áp dụng án lệ

Theo nguyên tắc chung về án lệ, một tòa án buộc phải tuân theo phán quyết là án lệ của tòa án cấp cao hơn và của chính nó. Vậy, tính bắt buộc áp dụng án lệ này có mang tính tuyệt đối? Từ thực tiễn, có thể thấy rằng việc tn theo án lệ khơng bao giờ là tuyệt đối. Bởi lẽ, trong một số trường hợp nhất định tịa án cấp dưới có thể từ chối việc tuân theo án lệ của tòa án cấp trên hoặc án lệ của chính nó đã tạo ra trước đó.

 Ở hệ thống pháp luật Common law:

Việc khơng tn theo án lệ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

46 Đỗ Văn Đại (2011), “Án lệ của tòa án tối cao”, Tạp chí tịa án nhân dân, (13), tr. 32-33.

31

Một là, sử dụng kỹ thuật “distinguishing” (sự phân biệt), tức là chỉ ra những

điểm khác biệt về vấn đề pháp lý hoặc sự kiện pháp lý giữa hai vụ kiện để không áp dụng án lệ. Kỹ thuật khu biệt có thể được sử dụng bởi bất kỳ tòa án nào, kể cả tòa sơ thẩm cấp thấp nhất cũng có thể khu biệt một quyết định của tòa phúc thẩm cấp cao nhất, đây là một yếu tố then chốt trong hệ thống án lệ. Theo lẽ thường, tòa án cấp dưới buộc phải tuân theo án lệ của tòa án cấp cao hơn trong cùng một hệ thống pháp luật, song để thực hiện nguyên tắc này một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tính tương tự về tình tiết giữa vụ việc đang xảy ra với vụ việc đang được xem xét giải quyết. Sự phân biệt tình tiết giữa các vụ việc này được biết đến với tên gọi “distinguishing”. Thông qua kỹ thuật này, nếu chứng minh được tình tiết giữa vụ việc đang xảy ra với vụ việc đã xảy ra trước đó có bản chất khác nhau thì thẩm phán có thể từ chối áp dụng án lệ đó. Có thể lấy ví dụ trong vụ Trident General Insurance Co ldt v mcNiece Bros Pty Ltd [1987] quyết định của tòa phúc thẩm New South Wales. Thẩm phán McHugh, Hope và Prestly đã khẳng định, một người không phải là một bên trong hợp đồng trách nhiệm bảo hiểm có thể yêu cầu bồi thường. Trong khi học thuyết về hợp đồng được thừa nhận và sử dụng một cách ổn định ở tòa án tối cao của Autralia, thì chỉ cho phép người là một bên trong hợp đồng có thể kiện hoặc bị kiện theo hợp đồng. Phán quyết của thẩm phán McHugh đã tấn công vào tính bắt buộc của tiền lệ đã tạo ra trước đó, nhưng điều

này được xem là xử lý với trường hợp khác hay mới48

.

Hai là, tịa án có thể khơng tn theo án lệ nếu như phán quyết đó thiếu thận

trọng. Một quyết định, bản án của tòa án được xem là thiếu thận trọng khi49: - Khi tòa án bỏ lỡ một quy tắc mang tính bắt buộc của hệ thống thơng luật. - Khi tòa bỏ lỡ một quy định thích hợp trong văn bản quy phạm pháp luật. - Khi tòa mắc một lỗi rõ ràng trong việc đưa ra phán quyết.

Như vậy, có thể hình dung một quyết định, bản án của tịa án thiếu thận trọng tức là ngay khi nó được tạo lập đã xây dựng quy tắc pháp lý nhưng nó hồn tồn sai, khơng phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Một khi quyết định rơi vào trường hợp là quyết định thiếu thận trọng như trên thì tịa án có thể bãi bỏ án lệ đó và đưa ra phán quyết khác với quyết định trong án lệ trước đó. Hiện nay, án lệ có thể bị bãi bỏ thơng qua hai cách:

48

Đỗ Thanh Trung (2008), tlđd số 7, tr.30-31.

32

- Án lệ có thể bị bãi bỏ bởi chính tịa án đã tạo ra nó hoặc một tịa án cấp cao hơn tòa án đã tạo ra án lệ. Tòa án là chủ thể có thẩm quyền và vai trị rất quan trọng trong việc tạo lập nên án lệ nên việc bãi bỏ án lệ cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi chính tồ án đã tạo lập nên án lệ đó, hoặc tịa án cấp trên. Ví dụ, trong phán quyết của vụ Northern

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)