Nghĩa vụ áp dụng án lệ của tòa án

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 33)

1.2 Vai trò áp dụng án lệ của tòa án

1.2.2 Nghĩa vụ áp dụng án lệ của tòa án

Tịa án là chủ thể có vai trị quan trọng cả trong hoạt động xây dựng lẫn áp dụng án lệ. Ở mỗi hệ thống pháp luật, vai trò của tòa án trong việc áp dụng án lệ được thể hiện ở một mức độ khác nhau và án lệ được áp dụng theo một nguyên tắc riêng nhất định, tịa án phải tn theo đó để phát huy tích cực giá trị của án lệ vào thực tiễn pháp lý.

28

Nguyễn Văn Nam, tlđd số 4, tr.34.

23

Trên thế giới hiện nay, có hai trường phái về án lệ, đó là: trường phái cho rằng án lệ mang tính bắt buộc áp dụng (tuân theo nguyên tắc Stare decisic), là loại án lệ mà các thẩm phán có nghĩa vụ buộc phải tuân theo khi xét xử những vụ án tương tự, án lệ này được xem như là luật; trường phái khác cho rằng án lệ khơng mang tính bắt buộc (jurispendence constante), tức án lệ này chỉ có ý nghĩa tham khảo, chứ khơng có tính ràng buộc các thẩm phán phải tuân theo khi xét xử. Như vậy, trong q trình xét xử của tịa án, án lệ có thể có tính bắt buộc hoặc chỉ có tính tham khảo để giải quyết vụ việc có tính chất tương tự. Các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới sẽ xây dựng quan điểm khác nhau về nghĩa vụ áp dụng án lệ của tòa án. Ở các nước Common law, án lệ được xem là một nguồn luật cơ bản, có giá trị bắt buộc các thẩm phán phải tuân theo trong q trình giải quyết vụ việc có tính chất tương tự xảy ra sau này. Ngươc lại, ở các nước Civil law, án lệ chỉ được xem là một nguồn luật có tính chất bổ trợ. Vì vậy, nó chỉ có giá trị tham khảo cho các thẩm phán trong q trình giải quyết vụ việc, khơng mang tính bắt buộc áp dụng như nguồn luật chính thống là văn bản pháp luật thành văn. Cụ thể:

 Ở hệ thống pháp luật Common law:

Về nghĩa vụ áp dụng án lệ của tòa án, trong hệ thống pháp luật Common law, nguyên tắc xương sống cho việc áp dụng án lệ là nguyên tắc Stare decisis - nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ. Các thẩm phán bắt buộc áp dụng án lệ đã có trước đó để giải quyết vụ việc có tính chất tương tự, sự ràng buộc này thể hiện theo 2 chiều: chiều dọc và chiều ngang.

- Nguyên tắc Stare decisic vận hành theo chiều dọc sẽ gắn với sự phân cấp trong mơ hình tổ chức của tịa án. Các tịa án cấp dưới bắt buộc tuân theo án lệ của tòa án cấp trên nếu vụ việc đó có tình tiết tương tự nhau; án lệ của tịa án cấp dưới khơng có giá trị ràng buộc đối với các tịa án cấp trên. Tuy nhiên, tòa án cấp trên thực tế vẫn thường áp dụng án lệ của tòa án cấp dưới, sự áp dụng án lệ này chỉ mang tính chất tham khảo chứ khơng phải là nghĩa vụ bắt buộc.

- Nguyên tắc Stare decisic vận hành theo chiều ngang, cụ thể là nếu một trường hợp phát sinh trên thực tại đã từng được chính tịa án đó giải quyết trước đây thì thẩm phán hiện đang giải quyết vụ án này phải chịu sự ràng buộc của án lệ đã được tạo ra trước đó.

24

Mặc dù, đều thuộc cùng hệ thống pháp luật Common law nhưng tính bắt buộc áp dụng án lệ theo nguyên tắc Stare decisic ở mỗi quốc gia trong hệ thống pháp luật này có những đặc điểm, tính chất khác nhau. Cụ thể:

Ở Anh, nguyên tắc Stare decisic vận hành theo cả chiều dọc và chiều ngang30.

- Theo chiều dọc: Tịa án cấp dưới phải có nghĩa vụ áp dụng những bản án của tòa án

cấp trên đã tuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể của mình. Theo mơ hình tổ chức của Tịa án Anh, ta có thể hình dung được tính bắt buộc áp dụng án lệ ở đây được thể hiện như sau: Án lệ của Tòa án tối cao (Supreme Court) có giá trị bắt buộc tuân theo đối với mọi tòa án cấp dưới; án lệ của Tịa phúc thẩm (Court of Appeal) có giá trị ràng buộc đối với các tòa thuộc thẩm quyền phúc thẩm của tịa án mình; án lệ của Tịa án cấp cao (High court) cũng có giá trị ràng buộc đối với những Tòa án cấp dưới.

- Theo chiều ngang: Các tòa án bị ràng buộc bởi chính những án lệ do nó đã tạo ra

trước đó. Song, đối với Thượng nghị viện Anh, kể từ năm 2006, án lệ Judicial

Precedent đã tuyên bố: “khi cần thiết Thượng nghị viện có quyền đưa ra quyết định

trong xét xử khác với quyết định trước đây”31. Có thể thấy, quy tắc án lệ bắt buộc áp

dụng ở Anh hơi cứng nhắc, ràng buộc thẩm phán trong quá trình họ xét xử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở Anh đang giảm dần tính cứng nhắc này. Thể hiện ở chỗ, các tòa phúc thẩm ở Anh đã đưa ra nguyên tắc về khả năng không nhất thiết phải tn theo án lệ trước đó của mình trong ba trường hợp: thứ nhất, khi tòa cấp trên cho là án lệ trước đó của mình có thể đã được đưa ra do sơ suất, thiếu cẩn trọng, khơng cịn phù hợp với tình hình mới; thứ hai, án lệ này có nội dung tỏ ra khơng cịn phù hợp cho việc quyết định về vấn đề tương ứng của Tịa án tối cao nảy sinh sau khi có án lệ này; thứ ba, khi có một đạo luật thực định được ban hành có giá trị thay thế nó hoặc bị Ủy ban

tư pháp của Hội đồng cơ mật bác bỏ32

.

Tại Hoa Kỳ, án lệ chỉ vận hàh theo chiều dọc, theo đó các tịa án cấp dưới của liên bang và các tịa án của bang có nghĩa vụ tuân thủ các quyết định trước đây của tòa

30 Nguyễn Thị Hằng (2014), “Thách thức và giải pháp cho việc thực hiện nguyên tắc áp dụng án lệ theo “Đề án phát triển án lệ” trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của hệ thống Common law và Civil law”, Tài liệu Hội thảo: Án lệ trong hệ thống Thông luật và Châu Âu lục địa: Hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam, Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/4/2014, tr.113.

31 Nguyễn Văn Nam (2007), “ Nghiên cứu so sánh nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh”, Tạp chí

Nhà nước và pháp luật, (05),tr.42.

32 Đào Trí Úc (2015), “ Án lệ: Lịch sử, hiện tại và triển vọng phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Ngiên cứu lập

25

án tối cao liên bang. Các phán quyết của tòa án phúc thẩm khu vực của liên bang mang tính bắt buộc phải tn theo đối với các tịa án cấp dưới nằm trong lãnh thổ khu vực đó chứ khơng ràng buộc các tịa án khu vực khác. Các phán quyết của tòa án cấp trên chỉ có giá trị ràng buộc đối với các tòa án cấp dưới trong cùng một bang33. Ở Hoa Kỳ, nguyên tắc Stare decisic không vận hành theo chiều ngang xuất phát từ nguyên nhân cấu trúc hệ thống tòa án Hoa Kỳ là hệ thống tòa án liên bang. Hiện tại, Hoa Kỳ có 50 bang có chủ quyền độc lập và mỗi bang đều có một hệ thống tịa án độc lập. Ở tất cả các bang, phán quyết của tòa tối cao và tòa phúc thẩm đều được xuất bản, bất kỳ vấn đề nào được đưa ra giải quyết ở một bang cũng có thể ảnh hưởng đến bang khác, phán quyết của các bang có thể xung đột với nhau, vì thế nó sẽ khơng nhất thiết có giá trị ràng buộc nhau34.

 Ở hệ thống pháp luật Civil law:

Nếu như ở các nước Common law, áp dụng án lệ mang tính bắt buộc thì án lệ ở các nước Civil law, tịa án chỉ cơng nhận giá trị thuyết phục của các tiền lệ xét xử đã

được áp dụng trong các vụ việc một thời gian dài35

. Những quốc gia theo trường phái án lệ khơng mang tính bắt buộc có thể kể đến là Pháp, Đức, Thụy sĩ…Cụ thể:

Ở Pháp, án lệ chỉ có giá trị tham khảo, khơng có một quy định nào các tòa án phúc thẩm có nghĩa vụ phải tuân theo án lệ của tòa phá án. Nhưng trên thực tế, tịa phúc thẩm thường có xu hướng tơn trọng án lệ do tòa phá án tạo ra trong cách áp dụng pháp luật. Cũng có trường hợp tòa phúc thẩm bắt buộc phải tuân theo bản án của tòa phá án khi tòa phúc thẩm được tòa phá án giao nhiệm vụ xét xử lại vụ án. Vụ án này đã được một tòa án phúc thẩm xét xử và quyết định của nó bị tịa phá án hủy bỏ bằng một quyết định của hội đồng tồn thể các thẩm phán của tịa phá án. Khi tịa án phúc thẩm khơng tn theo án lệ của tịa phá án liên quan đến việc giải thích pháp luật, thì quyết

định của tịa phúc thẩm có nguy cơ bị hủy bởi tịa phá án36

.

33 Lưu Tiến Dũng (2014), “Các trường phái án lệ trên thế giới- mơ hình nào cho Việt Nam” , Tài liệu hội thảo: Án lệ trong hệ thống thông luật và Châu âu lục địa: hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/4/2014, tr.4.

34 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật so sánh, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, tr.296- 297.

35

Nguyễn Thị Hằng, tlđd số 30, tr114.

26

Ở Đức, khơng tịa án nào có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết trước đây của tòa án cùng cấp hoặc tòa án cấp trên hoặc của chính tịa án mình. Trừ một số trường hợp ngoại lệ sau:37

- Các quyết định của tịa án hiến pháp liên bang về tính hợp hiến của văn bản pháp luật nào đó hoặc tuân thủ pháp luật của bang đối với pháp luật liên bang được coi là quyết định mang tính pháp lý cao nhất, có giá trị như một đạo luật áp dụng chung, chứ không phải đối với vụ việc cụ thể.

- Khi tòa án cấp phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm và giao cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án, tịa này có trách nhiệm phải tn thủ nhưng nhận định mang tính áp dụng pháp luật mà tòa án cấp phúc thẩm đã nêu ra.

Theo dịng thời gian, án lệ ngày càng có vai trị quan trọng ở các nước Civil law. Trong thực tiễn pháp luật, không tồn tại quy định buộc tịa án cấp dưới có nghĩa vụ tơn trọng án lệ của tòa án cấp trên đối với vụ việc tương tự. Tức, không tồn tại nguyên tắc Stare decisic trong áp dụng án lệ ở các nước này. Nhưng trên thực tế, án lệ của tòa án cấp trên thường có hiệu lực ràng buộc nhất định, việc áp dụng án lệ ở tòa án các nước Civil law được hình thành như một nghĩa vụ thực tế. Ví dụ, ở Nhật Bản, theo quy định tại khoản 3 Điều76 Hiến pháp Nhật Bản “Tất cả các thẩm phán độc lập làm việc theo

lương tâm và chỉ bị ràng buộc bởi Hiến pháp và pháp luật”. Tuy nhiên, tính ràng buộc

của án lệ lại rất cao trong thực tiễn xét xử tịa án. Theo đó, thơng thường nếu tịa án cấp dưới không tuân theo án lệ của tịa án cấp trên thì bản án của tịa án câp dưới đã tuyên đó có thể bị hủy 38

.

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc xây dựng và áp dụng án lệ ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)