Tỷ lệ mang thai trong thời kỳ bị bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh (Trang 36 - 78)

Bảng 14. Tỷ lệ mang thai trong thời kỳ bị bệnh

STT Nội dung Số lượng

(n) Tỷ lệ (%)

1 Có mang thai trong thời kỳ bị bệnh 46 17,7

2 Không mang thai trong thời kỳ bị bệnh 214 82,3

Nhận xét : Có 17,7% số bệnh nhân mang thai trong thời kỳ bị bệnh. Có 82,3% bệnh nhân không mang thai trong thời kỳ bị bệnh.

3.4.6.1 . Thời điểm mang thai của các bà mẹ lupus ban đỏ hệ thống Bảng 15. Thời điểm mang thai của các bà mẹ lupus ban đỏ hệ thống

STT Nội dung Sốlượng(n) Tỷ lệ(%)

1 Mang thai khi bệnh ổn định được bác sỹ cho phép 14 30,4

2 Tự ý mang thai không hỏi ý kiến bác sỹ 32 69,6

3 Tổng 46 100

Nhận xét : Số bệnh nhân mang thai vào thời điểm bệnh ổn định được sự cho phép của bác sỹ còn thấp chiếm 30,4%, chủ yếu vẫn là tự ý mang thai với 69,6%.

3.4.6.2. Thái độ dùng thuốc khi có thai

Bảng 16. Thái độ dùng thuốc khi có thai

STT Nội dung

Nhóm tự ý mang thai khi bệnh chưa ổn định

Nhóm mang thai khi bệnh ổn định Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ(%) 1 Có dùng 10 31,3 11 78,6 2 Tự ý giảm liều 17 53,1 2 14,3 3 Ngừng thuốc luôn 5 15,6 1 7,1 4 Tổng 32 100 14 100 Nhận xét :

- Tiếp tục dùng thuốc khi có thai ở nhóm mang thai khi bệnh ổn định

cao hơn với 78,6%, còn ở nhóm tự ý mang thai chỉ có 31,3%.

- Tỷ lệ tự ý giảm liều hoặc dừng thuốc ở nhóm tự ý mang thai cũng cao hơn so với nhóm mang thai khi bệnh ổn định.

3.5.5.3. Các biểu hiện lâm sàng khi mang thai

Bảng 17. Các biểu hiện lâm sàng khi mang thai

thai ý kiến bác sỹ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Sốt 12 37,5 9 64,3 2 Tổn thương da nặng lên 11 34,4 7 50 3 Mệt tăng lên 20 62,5 8 57,4 4 Khó thở 15 46,9 3 21,4 5 Tổn thương thận nặng lên 9 28,1 2 14,3 6 Tổn thương khớp 0 0 0 0

7 Không thay đổi gì 0 0 5 35,7

Nhận xét :

- Biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất ở bệnh nhân mang thai là sốt, mệt tăng lên, tổn thương da nặng lên.

- Số bệnh nhân không có thay đổi gì về triệu chứng lâm sàng khi mang thai chỉ có 5/46 người chiếm 10,9 % và thuộc nhóm mang thai khi bệnh ổn định hỏi ý kiến bác sỹ

3.4.6.4 . Kết quả của quá trình mang thai

Biểu đồ 5. Kết quả quá trình thai nghén

Nhận xét :

- Tỷ lệ hỏng thai trong quá trình thai nghén (sẩy thai, thai chết lưu) và sinh non (con sống) của nhóm tự ý mang thai (34,8%); nhóm mang thai khi bệnh ổn định hỏi ý kiến bác sỹ là (16,7%).

- Tỷ lệ sinh đủ tháng bình thường của nhóm mang thai khi bệnh ổn định (66,6%); nhóm tự ý mang thai là (30,4%).

3.4.6.5. Thái độ đi khám sau sinh

Bảng 18. Thái độ đi khám sau sinh

STT Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

1 Đi khám lại sau sinh 31 88,6

2 Không đi khám lại sau

sinh

4 11,4

Chương 4

BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của người bệnh

4.1.1 . Đặc điểm chung về tuổi

Qua số liệu ở biểu đồ 1 chúng tôi thấy các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều ở độ tuổi rất trẻ. Tuổi mắc bệnh trung bình nghiên cứu là 33,6. Trong đó, tuổi từ 26-35 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,4 %. Thứ hai đến nhóm tuổi 18-25 chiếm 21,9% . Như vậy, độ tuổi gặp nhiều nhất là từ 18-35 tuổi chiếm 62,3% - độ tuổi có nhu cầu sinh nhiều nhất. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Tạ Thị Hồng Thúy (2011) là 53,6% Nguyễn Thị Thanh Hà là 44,6%. [4], [17].

Nguyên nhân là do vào thời kỳ sinh đẻ, các tuyến hormone sinh dục của phụ nữ hoạt động mạnh nhất, dẫn tới việc kích thích sản xuất hormone sinh dục estrogen. Ngoài ra phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú có liên quan mật thiết đến sự bài tiết prolactin. Hai hormone này được xem là có liên quan nhất định đến bệnh sinh của LPBĐHT.

4.1.2 Thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,85%. Trong đó, nhóm bệnh nhân hay gặp nhất là mắc bệnh ≤ 1 năm. Thời gian mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15% (bảng 1). Kết quả này giống với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2010) với thời gian mắc bệnh dưới 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 64,3%. [4].

Có thể lý giải điều này là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học mà chúng ta có thể chẩn đoán được bệnh LPBĐHT ngay trong giai đoạn đầu nên người bệnh được điều trị sớm. Ngoài ra, người bệnh mới bị mắc bệnh sẽ có sự quan tâm, chú trọng hơn tới việc điều trị và tái khám định kỳ theo hẹn. Mặt khác, những người mới phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu bệnh

chưa ổn định nên việc điều trị được ưu tiên. Người bệnh đi khám sẽ đông hơn so với nhóm bệnh nhân đã mắc bệnh lâu năm. Có thể vì mắc bệnh lâu năm bệnh đã ổn định nên có tư tưởng chủ quan không quay lại khám. Cũng có thể một phần vì biết bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn nên có tư tưởng buông xuôi không muốn điều trị.

4.1.3. Sự xuất hiện đợt tiến triển trong khoảng thời gian 1 năm tính từ thời điểm nghiên cứu trở về trước

Theo kết quả của bảng 2 số bệnh nhân có xuất hiện đợt tiến triển và không xuất hiện đợt tiến triển trong khoảng 1 năm tính từ thời điểm nghiên cứu trở về trước có tỷ lệ gần tương đương nhau lần lượt là 46,9% và 53,1%. Kết quả này cho thấy rằng sự quan tâm về việc khám và điều trị bệnh không chỉ có ở nhóm có đợt tiến triển mà còn có ở nhóm bệnh đang trong giai đoạn ổn định không có sự xuất hiện của đợt tiến triển. Điều này cho thấy rằng người bệnh đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ điều trị và tái khám theo hẹn.

4.2 Sự hiểu biết về sự tuân thủ chế độ điều trị và dùng thuốc của người bệnh

4.2.1 . Sự hiểu biết về tính chất mạn tính của bệnh

Trong số 260 người bệnh nghiên cứu thì ở cả 2 nhóm có đợt tiến triển và không có đợt tiến triển đều có tỷ lệ biết về tính chất mạn tính của bệnh cao : nhóm có đợt tiến triển là 93,4% và nhóm không có đợt tiến triển là 96,4%. Như vậy số người biết về tính chất mạn tính của bệnh chiếm 95% (Bảng 3). Hầu hết số người biết về tính chất mạn tính của bệnh là do nhân viên y tế cung cấp (98,3% và 98,5% lần lượt ở 2 nhóm có đợt tiến triển và không có đợt tiến triển). Số người bệnh tự chủ động tìm hiểu về bệnh còn thấp tuy nhiên ở nhóm bệnh nhân không có đợt tiến triển thì số người tự tìm hiểu cao hơn với 12,8% trong khi nhóm không có đợt tiến triển chỉ có 5,3%. (Bảng 4)

4.2.2. Thái độ dùng thuốc của người bệnh khi điều trị ngoại trú

của 2 nhóm người bệnh: Nhóm không có đợt tiến triển có tỷ lệ người bệnh uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất với 77,5% trong khi đó nhóm không có đợt tiến triển chỉ có 42,6%. Tỷ lệ số bệnh nhân tự ý giảm liều hoặc dừng thuốc khi thấy bệnh ổn định, thuyên giảm ở nhóm có đợt tiến triển chiếm 55,3%, ở nhóm không có đợt tiến triển thì chỉ chiếm 2,5 % chỉ bằng khoảng 1/3 so với nhóm có đợt tiến triển. Trường hợp không dùng thuốc chỉ có ở nhóm có đợt tiến triển với 4,1 %.

Chúng ta có thể lý giải sự khác biệt này một phần chính là nhờ thái độ dùng thuốc khác nhau giữa hai nhóm . Những người dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ thì số đợt tiến triển cũng ít xuất hiện hơn và thời gian giữa các đợt tiến triển.

4.2.3. Thái độ của người bệnh khi dùng hết thuốc theo đơn điều trị

Số người bệnh đi khám lại để xin đơn mới của nhóm không có đợt tiến triển (63,1%) gấp khoảng 1,5 lần so với nhóm có đợt tiến triển (41,8%). Ngược lại số người không đi khám lại (hoặc tự ý mua tiếp thuốc theo đơn hoặc tự ý ngưng thuốc) của nhóm có đợt tiến triển (58,2%) cao gấp 1,5 lần so với nhóm không có đợt tiến triển (36,9%). Số người bệnh đi khám xin lại đơn mới khi hết thuốc theo một đợt điều trị là 53,1%, số người bệnh còn tự ý mua thuốc hoặc giảm liều vẫn còn 46,9%. (Biểu đồ 2 )

Có thể lý giải điều này do quan niệm chung của đại bộ phận dân chúng còn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc uống thuốc theo đơn và theo từng giai đoạn của bệnh. Hoặc cũng có thể do y thức chủ quan của người bệnh thấy bệnh ổn định thì nghĩ bệnh đã khỏi hoàn toàn nên không tiếp tục dùng thuốc nữa. Hoặc cũng có thể là do điều kiện kinh tế còn thấp nên không đủ điều kiện mua thuốc uống đều đặn.

Như vậy cho dù số bệnh nhân biết về tính chất mạn tính, phải điều trị thường xuyên và lâu dài của bệnh rất cao, được các bác sỹ căn dặn hướng dẫn

nhiều lần nhưng số bệnh nhân tuân thủ được chế độ điều trị và dùng thuốc đều đặn còn chưa cao. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan từ phía người bệnh mà dẫn đến sự khác nhau giữa kiến thức và thái độ thực hành. Các nguyên nhân khách quan như là: điều kiện kinh tế không đủ, điều kiện đi lại khó khăn, ở xa... . Các nguyên nhân chủ quan từ phía người bệnh như là: chỉ uống thuốc khi nào thấy có các biểu hiện ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt cũng như lao động, quan niệm bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn nên uống thuốc cũng không có tác dụng hoặc do tâm lý sợ uống thuốc tây thích uống thuốc nam hoặc các thảo dược…. . Chính những điều này làm cho người bệnh dù biết bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh mạn tính, phải điều trị kéo dài nhưng bệnh nhân vẫn không tuân thủ điều trị.

4.3. Sự hiểu biết của người bệnh về sự ảnh hưởng của ánh nắng lên tiếntriển của bệnh. triển của bệnh.

4.3.1. Sự tìm hiểu về sự ảnh hưởng của ánh nắng lên sự tiến triển củabệnh bệnh

Theo kết quả bảng 6 hầu hết số bệnh nhân nghiên cứu đều biết về sự ảnh hưởng của ánh nắng lên tiến triển của bệnh với tỷ lệ 92,7%. Ở cả 2 nhóm có đợt tiến triển và không có đợt tiến triển số bệnh nhân biết về sự ảnh hưởng này đều rất cao với 92,6% (nhóm có đợt tiến triển) và 92,8% (nhóm không có đợt tiến triển). Người bệnh chủ yếu biết được sự ảnh hưởng này do sự tư vấn của nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng) với tỷ lệ là 92,1% và 92,2% lần lượt ở 2 nhóm có đợt tiến triển và nhóm không có đợt tiến triển; ngoài ra cũng có một số bệnh nhân tự tìm hiểu thêm các thông tin này với 17,7% ở nhóm có đợt tiến triển và 14,8 % ở nhóm không có đợt tiến triển (Bảng 7). Từ kết quả này chỉ ra rằng mặc dù tỷ lệ người bệnh biết về sự ảnh hưởng của ánh nắng

lên sự tiến triển của bệnh rất cao nhưng người bệnh còn rất thụ động trong việc tự tìm hiểu, tự trang bị thêm cho mình các kiến thức về bệnh.

Chính sự thiếu chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, làm cho số người bệnh chưa có hiểu biết đầy đủ về sự phòng tránh ảnh hưởng của ánh nắng lên tiến triển của bệnh; tỷ lệ người bệnh biết thời điểm cần tránh nắng trong ngày nhất còn thấp chỉ chiếm 56,2% số người bệnh. Chỉ có 45,1% đối với nhóm có đợt tiến triển à 65,9% đối với nhóm không có đợt tiến triển biết thời điểm cần tránh nắng trong ngày là khoảng thời gian từ trưa tới chiều (9h - 17h) - khoảng thời gian có nhiều tia cực tím gây hại nhất trong ánh nắng mặt trời. Số bệnh nhân không biết thời điểm nên tránh nắng trong ngày cho bệnh nhân lupus có tỷ lệ khá cao với 36,9%(Bảng 8).

4.3.2. Sử dụng các biện pháp chống nắng

Các biện pháp chống nắng thường được sử dụng: mặc áo khoác nắng dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ nón, mặc quần dài. Tuy nhiên hầu hết số bệnh nhân ở nhóm có đợt tiến triển chỉ mặc áo khoác nắng dài tay nhưng không chùm kín bàn tay (56,6%). Số bệnh nhân dùng áo dài che kín bàn tay hoặc đeo thêm găng tay chỉ có 27%. Trong khi đó, nhóm bệnh nhân không có đợt tiến triển thì sử dụng chủ yếu là áo khoác nắng dài tay che kín bàn tay (86,2%). Số bệnh nhân quan tâm chống nắng bàn chân còn thấp, số bệnh nhân đi giày, tất che kín bàn chân của nhóm không có đợt tiến triển có 37%; nhóm có đợt tiến triển là 22,1%. Bên cạnh đó vẫn có một số bệnh nhân không dùng bất kỳ 1 biện pháp chống nắng nào khi đi ra ngoài với 14,8% ở nhóm có đợt tiến triển và 10,1% ở nhóm không có đợt tiến triển.

Tần suất sử dụng các biện pháp chống nắng ở 2 nhóm cũng có sự khác nhau: tỷ lệ sử dụng các biện pháp chống nắng không thường xuyên lúc dùng lúc không của nhóm có đợt tiến triển (27,9%) cao gần gấp 2 lần so với nhóm không có đợt tiến triển (14,5%).

Kết quả này cho thấy mặc dù tỷ lệ biết về sự ảnh hưởng của ánh nắng lên tiến triển của bệnh ở cả 2 nhóm là gần như nhau (bảng 6) nhưng thái độ thực hành của 2 nhóm là khác nhau đã dẫn đến hiệu quả khác nhau trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của các đợt tiến triển. Chúng ta nhận thấy rằng, rõ ràng việc sử dụng các biện pháp chống nắng đúng, đầy đủ và thường xuyên kết hợp với việc dùng thuốc đầy đủ cũng góp phần làm giảm tần suất xuất hiện các đợt tiến triển mới.

4.4. Sự hiểu biết của người bệnh về sự ảnh hưởng của thai nghén lên diễnbiến của bệnh biến của bệnh

4.4.1. Sự tìm hiểu các thông tin về vấn đề thai sản

Trong số 260 người bệnh nghiên cứu có 121 (46,5%) người bệnh không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào. Có 3,8% sử dụng thuốc tránh thai; 10% sử dụng biện pháp đặt vòng; bao cao su 16,9%; các biện pháp khác 22,7%. (Biểu đồ 3). Như vậy tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu không cao chỉ khoảng hơn 50% - trong khi thai nghén được coi là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống . Việc sử dụng các biện pháp tránh thai phổ biến hơn ở nhóm tuổi 26-35 lứa tuổi còn trẻ có nhu cầu sinh con cao, đến lứa tuổi 36-45, 46-55 thì tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai giảm dần. Có lẽ do phụ nữ đến các độ tuổi này nhiều người đã có đủ số con mong muốn và một số khác không còn khả năng sinh đẻ nữa.

Còn theo kết quả của bảng 11 thì có 59,6% số bệnh nhân không tìm hiểu về sự ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh; theo kết quả biểu đồ 4 có tới 82,7% số bệnh nhân không biết biện pháp tránh thai nào là tốt nhất và theo bảng 13 có 63% số bệnh nhân không biết mang thai vào thời điểm nào là tốt nhất cho người bệnh LPBĐHT.

và các biện pháp tránh thai vẫn chưa thực sự được bệnh nhân quan tâm nhiều. Có thể lý giải điều này do số bệnh nhân nghiên cứu ở trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hoặc chưa lập gia đình lớn nên họ chưa có hoặc không có nhu cầu sinh con nên thường không chú trọng tới việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của các vấn đề thai nghén lên tiến triển của bệnh . Ngoài ra việc một số bệnh nhân sau khi dùng thuốc điều trị bệnh thì bị rối lọan kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều mất kinh, rong kinh) vì thế mà họ khó có thể thụ thai nên

Một phần của tài liệu đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh (Trang 36 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w