Kết quả quá trình thai nghén

Một phần của tài liệu đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh (Trang 47 - 78)

Kết quả quá trình thai nghén cũng có sự khác nhau ở 2 nhóm : nếu như nhóm tự ý mang thai có tỷ lệ sinh đẻ bình thường là 30,4%; tỷ lệ sinh non là 34,8%; tỷ lệ thai chết lưu, sảy thai là 34,8% thì ở nhóm mang thai khi bệnh ổn định lại cho kết quả quá trình thai nghén tốt hơn nhiều. Với tỷ lệ bệnh

nhân sinh đủ tháng bình thường là 66,6%; tỷ lệ sinh non là 16,7%; tỷ lệ sảy thai - thai lưu 16,7%. Như vậy tỷ lệ hỏng thai của nhóm tự ý mang thai cao hơn gấp 2,1 lần so với nhóm mang thai khi bệnh ổn định.(Biểu đồ 5)

Trong các nghiên cứu trước đây tỷ lệ đẻ non ở những phụ nữ này rất thấp, chỉ khoảng 30% cùng với nó là tỷ lệ sảy thai lại rất cao. Ngày nay, với những tiến bộ của nền y tế nói chung và sản khoa nói riêng cùng những hiểu biết sâu hơn của con người về cơ chế bệnh sinh cũng như những yếu tố nguy cơ trên một bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống mang thai thì việc chỉ định đình chỉ thai nghén ở những bệnh nhân này ngay khi ở tuổi thai có thể nuôi được để giảm thiểu nguy cơ, tai biến sản khoa cho cả mẹ và con được áp dụng khá rộng rãi. Cùng với đó là sự tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi mang thai, mang thai khi bệnh ổn định, tiếp tục duy trì chế độ điều trị của bác sỹ khi mang thai, kiểm soát chặt chẽ và theo dõi định kỳ đầy đủ đối với các bà mẹ Lupus ban đỏ hệ thống mang thai mà tỷ lệ sinh đẻ đủ tháng bình thường của nhóm các bà mẹ mang thai khi bệnh ổn định cao hơn rất nhiều cùng với đó là sự giảm xuống của tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi các trường hợp sảy thai chủ yếu đều là sảy thai muộn - tức là sau 3 tháng đầu của thai kỳ, chủ yếu là do chỉ định đình chỉ thai nghén của bác sỹ do bệnh tiến triển nặng lên rất nhiều khi mang thai phải bắt buộc đình chỉ thai nghén để cứu mẹ. Tỷ lệ sảy thai ở nhóm mang khi bệnh ổn định được sự đồng ý của bác sỹ điều trị thấp hơn rất nhiều so với nhóm mang thai tự ý. Điều này cho thấy rằng việc mang thai khi bệnh ổn định giảm được rất nhiều rủi ro cho mẹ và thai nhi, không những thế quá trình thai nghén cũng đạt được kết quả rất tốt.

KẾT LUẬN

1.Đặc điểm chung của người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

-Tuổi của bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ 26 - 35 với 40,39%

- Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm cao nhất với 63,85%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 5,4 ± 5,3 (năm).

2. Sự hiểu biết về sự tuân thủ chế độ điều trị và dùng thuốc của người bệnh

- 95% số người bệnh biết Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh mạn tính phải điều trị thường xuyên lâu dài.

- Người bệnh ở nhóm không có đợt tiến triển tuân thủ chế độ dùng thuốc và tái khám khi hết thuốc của bác sỹ cao hơn nhóm có đợt tiến triển.

+ Số bệnh nhân uống thuốc đều đặn theo đơn của nhóm không có đợt tiến triển là 77,5% ; của nhóm có đợt tiến triển là 42,6%. Số bệnh nhân bỏ thuốc không dùng của nhóm có đợt tiến triển là 4,1 %, số bệnh nhân tự ý giảm liều khi thấy bệnh thuyên giảm là 53,7 %.

+ Số bệnh nhân đi khám lại khi hết thuốc ở nhóm không có đợt tiến triển là 63,1 % , nhóm có đợt tiến triển là 41,8%.

3. Sự hiểu biết của người bệnh về sự ảnh hưởng của ánh nắng lên tiến triển của bệnh

- Số bệnh nhân biết về sự ảnh hưởng của ánh nắng lên tiến triển của

bệnh là 92,7%. Trong đó, nhóm có đợt tiến triển là 92,6% và nhóm không có đợt tiến triển là 92,8%.

- Người bệnh biết được thông tin về sự ảnh hưởng lên tiến triển của bệnh 85,4% là do nhân viên y tế cung cấp, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

- Số bệnh nhân sử dụng các biệp pháp chống nắng có chùm kín bàn tay của nhóm không có đợt tiến triển là 87%, có đợt tiến triển là 24%.

- Tần suất người bệnh sử dụng các biện pháp chống nắng thường xuyên là 60,5%. Ở nhóm không có đợt tiến triển số bệnh nhân không dùng các biện pháp chống nắng đều đặn là 14,5%, ở nhóm có đợt tiến triển là 27,9 %.

4. Sự hiểu biết về ảnh hưởng của thai nghén lên tiến triển của bệnh

- 46,5% người bệnh không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào - 82,7% người bệnh không biết biện pháp tránh thai nào là tốt nhất cho người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

- 63 % người bệnh không biết thời điểm có thể mang thai cho bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.

- Có 46/260 người bệnh mang thai trong thời kỳ bị bệnh. Trong đó 68,9% là tự ý mang thai khi bệnh chưa ổn định không tham khảo ý kiến bác sỹ khi mang thai.

- Ở nhóm mang thai khi bệnh ổn định có tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi mang thai: có 78,6% tiếp tục dùng thuốc theo đơn; 66,6% bệnh nhân sinh đẻ đủ tháng bình thường; 16,7% sinh non. Chỉ có 16,7% bị hỏng thai.

- Ở nhóm tự ý mang thai khi bệnh chưa ổn đinh không tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi mang thai: chỉ có 31,3% bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc khi có thai, 53,1% tự giảm liều, 15,6% ngừng thuốc. Kết quả quá trình thai nghén: 30,4% sinh đẻ bình thường, 34,8% sinh non, 34,8% hỏng thai.

KIẾN NGHỊ

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu tôi xin kiến nghị thực hiện các biện pháp tuyên truyền và nâng cao hiểu biết cho người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh đặc biệt là về việc tuân thủ chế độ dùng thuốc, tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ, các biện pháp phòng tránh các yếu tố nguy cơ. Cung cấp cho người bệnh thêm các thông tin về bệnh qua các phương tiện truyền thông: ti vi, báo đài …. Tạo lập các diễn đàn trao đổi thông tin kinh nghiệm, hiểu biết về bệnh giữa bác sỹ với người bệnh và giữa các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Kháng Chiến (1998) “Những kết quả bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và miễn dịch trong bệnh cầu thận lupus” - Luận án phó tiến sỹ Y học.

2. Đào Văn Chinh, Nguyễn Quốc Tuấn, Phạm Văn Thức (2000)

“Bệnh lupus ban đỏ hệ thống” - Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 42- 51. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đoàn Văn Đệ (1996), “Nhận xét kết quả bước đầu của phương pháp điều trị bằng methylprednisolon liều cao ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống” - Tạp chí Y học thực hành - số 1, tập 318 trang 2-3.

4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2010) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nam Lupus ban đỏ hệ thống

5. Nguyễn Phúc Hoàn (2008), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống khi mang thai ”- Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ khóa 2002-2008.

6. Phan Quang Hưng (2008), “Tìm hiểu chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống theo ARA 1997 tại khoa Miễn dịch – Dị ứng lâm sàng bệnh viện Bạch Mai”- Tạp chí Y học thực hành-số 5, tập 217, trang 15-17. 7. Nguyễn Thị Thu Hương (2010), “Đánh giá mức độ hoạt động của

Lupus ban đỏ hệ thống theo chỉ số SLEDAI có so sánh với một số chỉ số

khác ”- Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y khoa.

8. Trần Quang Khải, Lê Thị Thúy Hải ( 2007), “Đặc điểm lâm sàng và điều trị của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại khoa Miễn dịch - Dị ứng lâm sàng bệnh viện Bạch Mai 2005-2006” - Tạp chí Y học thực hành số 3 tập 566 và 567 trang 108-111.

9. Trần Hậu Khang (2012), “Bệnh Lupus ban đỏ ” Bệnh học Da liễu - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

10. Mai Trọng Khoa (1991), “Kháng thể, kháng nguyên trong Lupus ban đỏ hệ thống”, Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 160 trang 26-29

11. Đỗ Trương Thanh Lan (2007), “ Lupus ban đỏ hệ thống ”- Nội bệnh lý, phần dị ứng miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội trang 104 – 113.

12. Đỗ Trương Thanh Lan (2009), “Lupus ban đỏ hệ thống” - Sách dị ứng - miễn dịch lâm sàng dành cho đối tượng bác sỹ và học viên sau đại học - Nhà xuất bản Y học.

13. Tống Xuân Nghĩa (2002), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 31 bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống” - Tạp chí Y học quân sự - số 2 trang 33- 37.

14. Nguyễn Thị Bích Ngọc (1999), “Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại khoa Miễn dịch – dị ứng lâm sàng bện viện Bạch Mai trong 3 năm 1996-1999”- Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II.

15. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2012), “Lupus ban đỏ hệ thống” - Bệnh học Nội khoa tập II, Trường Đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học.

16. Vũ Đình Thám (1995) “Nhận xét về mối liên quan giữa ánh nắng – mùa với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân lupus đỏ”- Nội san da liễu tập 2

17. Tạ Thị Hồng Thúy (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nữ lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại trung tâm dị

ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai” - Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Đa khoa khóa 2005-2011.

Tiếng Anh

18. Agmon (2009) “Prediction and prevention of autoimmune skin disorders” - Levin Nancy and Shoenfeld Yehuda in Arch Dematol Res - 301: 57-64 19. Anisur Rahman and David A. Isenberg (2008), “Review Article:

Systemic Lupus Erythematosus” - N Engl J Med 358 (9): 929-939.

20. C C Mok, R W S Wong (2001), “Pregnancy in SLE” - Postgrad Journal, 77,157-165

21. Gaipl US, Munoz LE, Grossmayer G (2007), “Clearance deficiency and systemic lupus erythematosus (SLE)” - J. Autoimmun. 28 (2-3): 114-121.

22. Gaipl U S; Kuhn, A; Sheriff, A; Munoz, L E; Franz, S; Voll, R E;

Kalden, J R; Herrmann, M (2006), “Clearance of apoptotic cells in human SLE” - Current directions in autoimmunity 9:173-187

23. Geoffrey Hom, Robert R. Graham, Barmak Modrek,

(2008), “Association of Systemic Lupus Erythematosus with C8orf13–

BLK and ITGAM–ITGAX” - N Engl J Med 358 (9): 900–909

24. Hahn Berra Hannahe (2002) “Systemic Lupus Erythematosus” - Harrison’s principles of internal medicine, Fifteenth edition, 312, 1874-1880 25. Mary K. Crow (2008), “Collaboration,GeneticAssociations,and

Systemic Lupus Erythematosus” - N Engl J Med 358 (9): 956–961. 26. Micheal D.lockshin (2000), case study “Lupus versus preeclampsia” -

HSS home. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27. Oxford Journals, “Clinical predictors of fetal and material outcome in SLE: a prospective study of 103 pregnancies” - vol 41, No6, pp 643- 650

28. Pan HF, Wu GC, Li WP, Li XP, Ye DQ (2009), “High Mobility Group Box 1: a potential therapeutic target for systemic lupus erythematosus” - Mol. Biol. Rep. 37 (3): 1191–1195.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG THỊ THANH HƯỜNG

§¸NH GI¸ HIÓU BIÕT

CñA BÖNH NH¢N LUPUS BAN §á HÖ THèNG

VÒ C¸C YÕU Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN DIÔN BIÕN CñA BÖNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHOÁ 2009 - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HOÀNG THỊ THANH HƯỜNG

§¸NH GI¸ HIÓU BIÕT

CñA BÖNH NH¢N LUPUS BAN §á HÖ THèNG

VÒ C¸C YÕU Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN DIÔN BIÕN CñA BÖNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHOÁ 2009 - 2013

Giáo viên hướng dẫn:ThS. TẠ THỊ HƯƠNG TRANG

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo Đại Học và Bộ môn Nội trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi dược học tập, rèn luyện và trong suốt bốn năm qua và trong quá trình thực hiện khóa luận này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Bạch Mai, khoa Cơ Xương Khớp, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bệnh nhân tham gia nghiên cứu và người nhà bệnh nhân đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin và đánh giá bệnh nhân.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ths . Tạ Thị Hương Trang - người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu. Sự quan tâm chỉ bảo tận tình của cô luôn là nguồn động lực lớn giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Điều Dưỡng- trường Đại Học Y Hà Nội đã dạy và hướng dẫn cho tôi những kiến thức về nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình và bạn bè tôi, là những người đã bên cạnh động viên tôi những lúc khó khăn nhất để tôi có được ngày hôm nay.

Hà Nội, tháng 6 năm 2013

Sinh viên

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Phòng đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả số liệu trong khoá luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2013

Người viết khóa luận

DANH MỤC VIẾT TẮT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KT Kháng thể

LPBĐHT Lupus ban đỏ hệ thống UV Ultraviolet radiation

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

Chương 1...3

TỔNG QUAN...3

1.1 ĐẠI CƯƠNG...3

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (LPBĐHT)...3

1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh lupus ban đỏ hệ thống...6

1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ...6

1.1.4. Triệu chứng lâm sàng...11

1.1.5.Triệu chứng cận lâm sàng...16

1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán LPBĐHT của ACR - 1997 (American College of Rheumatology)...17

1.2. Lupus và một số yếu tố nguy cơ...18

1.2.1 Thai nghén và lupus...18

1.2.2. Ảnh hưởng của ánh nắng lên LPBĐHT...20

1.2.3 Thuốc...21

1.2.4. Nhiễm khuẩn (Vi khuẩn, virus)...21

Chương 2...22

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...22

2.1. Đối tượng nghiên cứu...22

2.1.1 . Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...22

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...22

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...22

2.3 Phương pháp nghiên cứu...22

2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu...23

2.4.1 Thiết kế bộ câu hỏi...23

2.4.2 Thu thập thông tin...23

2.4.3 Phân tích số liệu...24

2.5. Xử lý số liệu...24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.7. Sơ đồ nghiên cứu...25

Chương 3...25

KẾT QUẢ...25

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...25

3.1.1. Đặc điểm về tuổi...25

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh...26

3.1.3. Sự xuất hiện đợt tiến triển trong thời gian trước và trong nghiên cứu 1 năm....26

3.2 Sự tuân thủ chế độ điều trị và dùng thuốc của bệnh nhân...28

3.2.1. Sự hiểu biết về tính chất mạn tính của bệnh...28

3.2.1.1. Sự hiểu biết về tính lâu dài của việc điều trị bệnh của bệnh nhân...28

3.2.2. Tuân thủ việc dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ...29

3.3. Sự hiểu biết về sự ảnh hưởng của ánh nắng lên tiến triển của bệnh...30

3.3.1. Sự tìm hiểu các thông tin về ảnh hưởng của ánh nắng lên tiến triển của bệnh. .30 3.3.2. Người cung cấp thông tin về sự ảnh hưởng của vấn đề thai nghén lên bệnh...31

3.3.3. Thời điểm cần tránh nắng trong ngày...31

3.3.4. Các biện pháp chống nắng thường dùng khi ra ngoài ánh sáng mặt trời...32

3.3.5. Tần suất sử dụng các biện pháp chống nắng khi đi ra ngoài...33

3.4. Sự hiểu biết về sự ảnh hưởng của thai nghén lên tiến triển của bệnh...34

3.4.1. Các biện pháp tránh thai hay sử dụng...34

3.4.2. Tỷ lệ tìm hiểu về ảnh hưởng của vấn đề thai nghén...34

Một phần của tài liệu đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh (Trang 47 - 78)