Thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh (Trang 40 - 41)

Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,85%. Trong đó, nhóm bệnh nhân hay gặp nhất là mắc bệnh ≤ 1 năm. Thời gian mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15% (bảng 1). Kết quả này giống với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2010) với thời gian mắc bệnh dưới 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 64,3%. [4].

Có thể lý giải điều này là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học mà chúng ta có thể chẩn đoán được bệnh LPBĐHT ngay trong giai đoạn đầu nên người bệnh được điều trị sớm. Ngoài ra, người bệnh mới bị mắc bệnh sẽ có sự quan tâm, chú trọng hơn tới việc điều trị và tái khám định kỳ theo hẹn. Mặt khác, những người mới phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu bệnh

chưa ổn định nên việc điều trị được ưu tiên. Người bệnh đi khám sẽ đông hơn so với nhóm bệnh nhân đã mắc bệnh lâu năm. Có thể vì mắc bệnh lâu năm bệnh đã ổn định nên có tư tưởng chủ quan không quay lại khám. Cũng có thể một phần vì biết bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn nên có tư tưởng buông xuôi không muốn điều trị.

4.1.3. Sự xuất hiện đợt tiến triển trong khoảng thời gian 1 năm tính từ thời điểm nghiên cứu trở về trước

Theo kết quả của bảng 2 số bệnh nhân có xuất hiện đợt tiến triển và không xuất hiện đợt tiến triển trong khoảng 1 năm tính từ thời điểm nghiên cứu trở về trước có tỷ lệ gần tương đương nhau lần lượt là 46,9% và 53,1%. Kết quả này cho thấy rằng sự quan tâm về việc khám và điều trị bệnh không chỉ có ở nhóm có đợt tiến triển mà còn có ở nhóm bệnh đang trong giai đoạn ổn định không có sự xuất hiện của đợt tiến triển. Điều này cho thấy rằng người bệnh đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ điều trị và tái khám theo hẹn.

Một phần của tài liệu đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w