Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2007 – 2009
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2007/2008 So sánh 2008/2009 Tổng tài sản 192 292 447 52% 53% Vốn chủ sở hữu 133 221 299 66% 35% Vốn đầu tư chủ sở hữu 120 170 170 42% 0
Doanh thu thuần 171 354 519 107% 47%
Lợi nhuận trước
thuế 55 81 106 47% 31%
Lợi nhuận sau
thuế 39 60 89,6 54% 49%
Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày 08 tháng 03 năm 2007 (ngày đăng kí kinh doanh lần đầu) và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Do đó, kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2007 chỉ tính trong 9 tháng.
Nhận xét:
Mới thành lập năm 2007, Công ty không chỉ gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, điều hành và thực hiện nhiệm vụ mà công ty còn phải đối mặt ngay với các cuộc khủng hoảng kinh tế tăng trƣởng nóng trong nƣớc và cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008, 2009. Tuy nhiên, vƣợt qua mọi khó khăn, Công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, đạt mức lợi nhuân cao. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tân Cảng Logistics trong 03 năm qua có bƣớc tăng trƣởng nhanh và ổn định, doanh thu và lợi nhuận đạt đƣợc năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Cụ thể:
Về tổng tài sản: Có thể thấy, tổng tài sản năm 2008 tăng 100 tỷ đồng – tăng 52% so với năm 2007. Đến năm 2009, tổng tài sản đạt đƣợc là 447 tỷ đồng, gấp 1.5 lần so với năm 2008 tăng 53%. Kết quả nhận đƣợc là hết sức khả quan, thể hiện đƣợc tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm ổn định và có chiều hƣớng đi lên.
Về Vốn Chủ sở hữu: Năm 2007: nguồn vốn CSH đạt đƣợc: 133 tỷ đồng. Đến năm 2008, nguồn vốn CSH: 221 tỷ đồng, tăng 88 tỷ – gấp 1,7 lần so với năm 2007. Bƣớc sang năm 2009, nguồn vốn chủ sỡ hữu có tăng những không nhiều so với năm 2008, cụ thể tăng 79 tỷ, đạt 36%.
Về Doanh thu: Có thể thấy mức tăng doanh thu của năm 2008 so với 2007 là khá cao, tăng 107% tƣơng đƣơng 182 tỷ đồng. Mức tăng này đƣợc đánh giá là khá cao và có triển vọng trong bối cảnh nền kinh tế đang rơi vào cơn suy thoái và công ty thì chỉ mới thành lập và hoạt động, kinh nghiệm còn khá non yếu. Đến năm 2009, sự tăng trƣởng về doanh thu có vẻ chững lại và giảm hơn so với năm 2008, tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định và khá cao, cụ thể, đạt 530 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 50%. Từ những kết quả đạt đƣợc, có thể nói công ty đã rất phấn đấu để đạt đƣợc
con số khá ấn tƣợng khi mà năm 2009 là một năm đƣợc chứng kiến nhiều sự đổ vỡ, phá sản của các công ty lớn – nhỏ trong nƣớc và quốc tế.
Về lợi nhuận và chi phí: Từ bảng số liệu, lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với 2007 tăng 20 tỷ tƣơng đƣơng mức tăng 51%. Nhƣng mức lợi nhuận này lại có chiều hƣớng sụt giảm khi sang đến năm 2009, cụ thể lợi nhuận sau thuế chỉ đạt ở mức 89 tỷ trong năm 2009, tƣơng đƣơng 49%. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này có thể kể đến mức chi phí bỏ ra tăng mạnh trong các năm, giá cả nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào tăng và diễn biến không ổn định. Nhƣ sau:
Bảng 2.16: Tình hình thực hiện chi phí năm 2007 – 2009
Đơn vị tính: ngàn đồng Khoản
mục chi phí
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị % Doanh thu Giá trị % Doanh thu Giá trị % Doanh thu Giá vốn hàng bán 110.752.001 64,8% 257.110.960 74,2% 396.952.353 90,2% Bán hàng 86.225 0,05% 363.682 0,1% 1.440.569 0,3% Quản lý doanh nghiệp 5.152.091 3% 12.585.266 3,6% 19.007.263 4,3% Tổng 115.990.316 67,9% 270.059.908 77,9% 417.400.185 94,8% Nguồn: phòng kế toán
Ta thấy, tổng chi phí trong năm 2007 so với doanh thu chỉ ở mức 67,9%. Tuy nhiên, đến năm 2008, mức chi phí tăng ở mức 77,9% và đến năm 2009, đạt ngƣỡng 94,8% so với doanh thu thu đƣợc. Trong đó, chi phí giá vốn hàng bán tăng 16% so với năm 2008, chi phí bán hàng và các chi phí khác cũng tăng ở mức đáng kể. Nhìn chung, doanh thu của năm 2009 chỉ ở mức 440 tỷ trong khi đó chi phí cho hoạt
động sản xuất kinh doanh đã ở mức 417 tỷ. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận trong năm 2009.
2.3.3 Một số chỉ số tài chính cơ bản của Công ty
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Bảng 2.17: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2009 Giá trị (+/-) Tỷ lệ % Giá trị (+/-) Tỷ lệ % TSLN sau thuế/Doanh thu thuần 22,8% 16,9% 17,3% (5,9) (25,9%) 0,4 2,4% TSLN sau thuế/VCSH 29,3% 27,1% 30% (2,2) (7,5%) 2,9 10,7% TSLN sau thuế/Tổng Tài sản 20,3% 20,6% 20% 0,3 1,5% (0,6) (2,9%) Nguồn : phòng kế toán Nhận xét:
Về tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần
- Năm 2007: TSLN sau thuế/doanh thu thuần đạt 22,8% nghĩa là trong năm này, cứ thu đƣợc 100 đồng doanh thu thì công ty có đƣợc 22,8 đồng lợi nhuân. Nhƣ vậy, mặc dù mới chỉ hoạt động đƣợc 7 tháng cuối năm 2007 nhƣng lợi nhuận mà công ty đạt đƣợc là khá cao.
- Năm 2008: TSLN sau thuế/doanh thu thuần đạt 16,9% nghĩa là với 100 đồng doanh thu thu đƣợc thì công ty đạt đƣợc 16,9 đồng lợi nhuận. Tỷ số này giảm mạnh so với năm trƣớc, cụ thể giảm 5,9 đồng tƣơng ứng giảm 25,9%.
- Năm 2009: TSLN sau thuế/doanh thu thuần đạt 17,3% - với 100 đồng doanh thu thì công ty thu đƣợc 17,3 đồng lợi nhuận. Nhƣ vậy, tình hình kinh doanh trong năm 2009 tăng hơn so với năm 2008, cụ thể tăng 0,4 đồng; thể hiện trong năm này, lợi nhuận của công ty đã tăng nhiều hơn so với năm trƣớc.
Về TSLN sau thuế/VCSH – ROE – suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- Suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu càng cao thể hiện đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty khả quan và thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ vì với 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thu lại đƣợc ROE đồng lợi nhuận. Trong năm 2007: với 100 đồng nhà đầu tƣ kinh doanh thi mang lại mức lợi nhuận là 29,3 đồng.
- Đến năm 2008, do nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên lúc này, suất sinh lời giảm chỉ đạt ở mức 27,1% - tƣơng đƣơng giảm 2,2 đồng.
- Tuy nhiên, đến năm 2009, tình hình kinh doanh có chiều hƣớng đi lên và mang lại mức lợi nhuận tăng cao hơn so với năm trƣớc và cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, cụ thể tăng 0,7 đồng – đạt mức 30%. Vậy, với 100 đồng vốn bỏ ra sẽ mang lại 30 đồng lợi nhuận cho nhà đầu tƣ.
Về TSLN sau thuế/Tổng tài sản – ROA – suất sinh lời của tài sản
Cả 2 chỉ tiêu ROA và ROE là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tƣ cũng nhƣ chủ doanh nghiệp. Nếu nhƣ nhà đầu tƣ quan tâm, đánh giá suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu thì ban giám đốc của công ty lại quan tâm đến suất sinh lời của tài sản – nó phản ánh mức lợi nhuận thu lại đƣợc bao nhiêu so với số tài sản bỏ ra.
Cụ thể:
- Năm 2007: với 100 đồng tài sản kinh doanh mang lại cho công ty 20,3 đồng lợi nhuân.
- Năm 2008: lợi nhuận trên tổng tài sản mang lại cho công ty có chiều hƣớng tăng lên, cụ thể tăng 0,3 đồng chiếm 1,5%.
- Nhƣng đến năm 2009: 100 đồng tài sản bỏ ra kinh doanh chỉ thu đƣợc 20 đồng lợi nhuân, giảm 0,6 đồng so với năm 2008.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Để nhận định một cách chính xác về tình hình tài chính của công ty thì không thể không tiến hành phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn của công ty. Vì những chỉ tiêu này sẽ cho thấy tình hình tài chính của công ty có lành mạnh hay không. Điều này không chỉ quan trọng đối với những đơn vị cho công ty vay nợ mà còn quan trọng đối với chính công ty.
Một số chỉ tiêu của Công ty qua 2 năm 2008, 2009.
Bảng 2.18: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 2 năm 2008, 2009
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Nợ ngắn hạn(1) 53.484.895 113.552.007
Tổng tài sản(2) 292.123.241 447.331.993
Tài sản lưu động(3) 128.128.648 243.103.518
Tiền(4) 58.946.641 94.099.995
Lợi nhuận sau thuế(5) 60.300.312 89.637.206
Nợ phải trả(6) 60.757.126 136.956.827
Đầu tư tài chính ngắn
hạn(7) 0 0
Nguồn: phòng kế toán
Từ bảng số liệu trên ta có bảng thể hiện chỉ tiêu thanh toán của công ty qua 2 năm 2008, 2009:
Bảng 2.19: Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch 2008/2009 Giá trị (lần) Tỷ lệ (%) Hệ số thanh toán tổng quát
HHH = tổng tài sản/nợ phải trả 4,8 3,3 (1,5) (31,25%)
Hệ số thanh toán nợ ngắnhạn
HNNH = tài sản lưu động/nợ ngắn hạn
2,4 2,1 (0,3) (12,5%)
Khả năng thanh toán nhanh
HN =ĐTNH+tiền/nợ ngắn hạn 1,1 0,8 (0,3) (27,3%)
Nhận xét:
Hệ số thanh toán tổng quát (HHH )
Hệ số này khá cao qua ba năm, chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng dùng tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Qua 2 năm, hệ số thanh toán tổng quát có xu hƣớng giảm dần do sự tăng giảm của tổng tài sản và nợ ngắn hạn. Trong năm 2008 hệ số này đạt là 4,8 nghĩa là so với nợ phải trả thì tổng tài sản gấp 4,8 lần cao hơn so với năm 2009, cụ thể giảm xuống còn 3,3; giảm 1,5 lần tƣơng ứng giảm 31,25%.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (HNNH):
Năm 2008, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 2,4 nhƣng đến năm 2009, hệ số này giảm còn 2,1. Giảm 0,3 lần tƣơng đƣơng mức giảm 12,5%.
Chỉ số này đo lƣờng khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Hệ số thanh toán của Công ty nằm vào mức từ 2 – 3 đƣợc xem là tốt. Tuy
nhiên, chỉ số này có xu hƣớng giảm trong 2 năm gần đây, nhƣ vậy, công ty sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng yếu đi. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu kỹ đƣa ra các biện pháp khắc phục tình trạng này.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (HN)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền của Công ty nhƣ thế nào. Qua 2 năm ta thấy khả năng thanh toán nhìn chung là thấp và đang có sự giảm dần qua các năm.
Năm 2008, hệ số thanh toán nhanh là 1,1. Qua năm 2009 thì hệ số này giảm đi còn 0,8 nhƣ vậy đã giảm đi 0,3 tƣơng ứng giảm đi 27,3%.
Nhìn chung, hệ số thanh toán của Công ty có dấu hiệu giảm mạnh trong những năm gần đây.
2.3.4 Các chính sách thu hút khách hàng và kết quả đạt đƣợc 2.3.4.1 Các chính sách thu hút khách hàng
a) Chính sách về dịch vụ:
Với mong muốn đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và làm cho khách hàng thật sự hài lòng, công ty CP ĐL GNVT XD Tân Cảng đã đƣa mục tiêu chất lƣợng dịch vụ phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Nhận thức rõ lợi ích mà khách hàng mong muốn công ty đáp ứng khi thực hiện dịch vụ giao nhận đó chính là sự: nhanh chóng thuận tiện, hàng hóa đƣợc bảo đảm an toàn và giá cả hợp lý. Để đạt đƣợc những điều này, Công ty đã cam kết:
- Giữ liên lạc chặt chẽ với khách hàng nhằm đảm bảo sản phẩm dịch vụ của mình luôn thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của họ.
- Xem con ngƣời là tài sản quan trọng nhất do đó thƣờng xuyên giáo dục, đào tạo để mọi cán bộ, nhân viên trong công ty có tinh thần tập thể, có kỹ năng cần thiết để không ngững cải tiến và hoàn thiện về chất lƣợng công việc của mình.
Bởi vậy, các bƣớc thực hiện hợp đồng từ khi tiếp nhận bộ hồ sơ chứng từ cho đến kết thúc các thủ tục nhận hàng, giao hàng về kho khách hàng đều đƣợc các nhân viên của công ty tiến hành rất khẩn trƣơng với tinh thần trách nhiệm cao và thƣờng
xuyên đƣợc ban giám đốc giám sát. Ví dụ đối với thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu của công ty Clover, hàng là các máy thiết bị văn phòng: máy photo, máy in, máy fax…đƣợc nhập trong container 40’ thì chỉ mất 1 – 2 ngày là hàng đã về tới kho khách hàng. So với để khách hàng tự làm có thể mất gấp 3 – 4 lần khoảng thời gian. Và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của công ty khách hàng.
b) Chính sách về giá cả
Hiện nay, trƣớc tình hình quốc gia đang có những bƣớc hội nhập kinh tế thế giới vô cùng mạnh mẽ, nhiều đối thủ nƣớc ngoài đã nhẩy vào đầu tƣ và kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận thì việc điều chỉnh mức giá cả sao cho hợp lý là điều hết sức cần thiết và phải làm thƣờng xuyên.
Bên cạnh việc đòi hỏi đƣa ra một mức giá có khả năng cạnh tranh, thì vấn đề đặt ra làm sao với mức giá ấy thì công ty thu hút đƣợc nhiều khách hàng và làm tăng doanh số thu đƣợc trong năm. Cụ thể:
- Đối với các dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ và khái thác Depot rỗng, Công ty ký với khách hàng hợp đồng nguyên tắc theo từng năm, dựa trên giá nguyên nhiên liệu đầu vào, giá bán từng dịch vụ đƣợc thể hiện và điều chỉnh trong phụ lục theo từng thời điểm khác nhau.
- Đối với dịch vụ Đại lý khai thuê Hải quan, dịch vụ cƣớc tàu biển, giá bán dịch vụ đƣợc xác định trên cơ sở giá dịch vụ đầu vào và đảm bảo mức độ cạnh tranh với giá dịch vụ của các nhà cung cấp khác trên thị trƣờng.
Chính vì vậy mà mức giá Công ty đƣa ra cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố biến động, không cố định và luôn thay đổi phù hợp với nhu cầu khách hàng.
c) Chính sách về xúc tiến kinh doanh dịch vụ
Do đặc thù khách hàng của ngành dịch vụ giao nhận là các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nên việc tìm kiếm đƣợc khách hàng cũng là rất khó khăn. Với định hƣớng “Khách hàng” là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong kinh doanh của Công ty, chính vì vậy, Công ty CP ĐL GNVT XD Tân Cảng đã và đang xây dựng thƣơng hiệu của mình từ những cam
kết chất lƣợng sản phẩm và cam kết về thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách:
- Thao tác nghiệp vụ chính xác, an toàn. - Làm đúng ngay từ đầu.
- Giao hàng đúng hẹn.
Công ty rất chú trọng quảng bá hình ảnh và xây dựng thƣơng hiệu thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và website.
Ngoài ra, là một đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần Cảng, Công ty đã có mặt ở hầu hết các khu vực trọng điểm phía Nam bao gồm cảng Cát Lái, Tân Cảng, các ICD, … Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu, liên kết với các Cảng, các ICD khác trong cả nƣớc nhằm đem lại một chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng.
2.3.4.2 Kết quả đạt đƣợc
Cơ cấu doanh thu theo thị trường
Tuy mới hoạt động trong thời gian ngắn nhƣng hiện tại phòng FWD đã có đƣợc một hệ thống đại lý tƣơng đối hiệu quả, với mạng lƣới phủ khắp các châu lục