Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Trang 30 - 32)

7. Bố cục đề tài

2.1 Khái quát Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

2.1.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động của thư viện nói chung. Cơ sở vật chất là nơi bạn đọc làm việc với tài liệu, học tập, nghiên cứu. Các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị hiện đại giúp cho chất lượng làm việc của NDT được nâng cao, đáp ứng nhu cầu tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của NDT. Một vai trị quan trọng khơng kém là cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ giúp thư viện thực hiện được các cơng tác nghiệp vụ của mình, trong đó phải kể đến là công tác truyền thông marketing thông tin - thư viện. Chúng vừa là phương tiện làm việc của các cán bộ, vừa là cầu nối, kênh truyền thông marketing đến với NDT.

Trong những năm gần đây, TVQGVN luôn quan tâm đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật, và các trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu của NDT. Toàn bộ thư viện được trang trị một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc, phòng làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp… hiện cơ sở hạ tầng đang được khai thác khá hiệu quả phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc. Cơ sở hạ tầng bao gồm các hệ thống:

 Hệ thống kho tàng

 Hệ thống các phòng đọc

 Hệ thống phòng làm việc cán bộ

 Hệ thống thiết bị bảo vệ, kiểm soát: Camera, cổng từ...

 Hệ thống máy móc phục vụ cơng tác bảo quản, phục chế tài liệu

* Hạ tầng Công nghệ Thông tin

Công nghệ thông tin đã là một phần hỗ trợ đắc lực và là yếu tố yếu định sự thành công trong rất nhiều các lĩnh vực của xã hội, trong đó phải kể đến lĩnh vực thông tin - thư viện. Công nghệ thông tin giúp đẩy nhanh hiệu quả đáp ứng NCT của NDT, giúp các cán bộ thư viện làm việc với môi trường hiện đại với sự hỗ trợ của mạng máy tính và internet, đặc biệt là trong cơng tác truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trên internet. Muốn vậy, các cơ quan thông tin - thư viện cần chú trọng tới yếu tố hạ tầng công nghệ thông tin.

Tại TVQGVN, hệ thống trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin đã không ngừng được đầu tư, qua các dự án nâng cao năng lực hoạt động thư viện như: “Xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại TVQGVN” (2001), “Nâng cao hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại TVQGVN và Thư viện 61 tỉnh thành phố” (2003); “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại TVQGVN và hệ thống Thư viện công cộng” (2005); “Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư viện điện tử/thư viện số tại TVQGVN và hệ thống Thư viện công cộng” (2006); “Tăng cường năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” (2007, 2009). Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin tại TVQGVN bao gồm:

- 15 máy chủ cấu hình cao, được cài đặt các phần mềm thực hiện các chức năng: Quản trị thư viện điện tử ILIB, thư viện số DLIB, bộ sưu tập sách Hán Nôm - NLVNPF, lưu trữ thông tin, quản trị website, quản lý thư điện tử, quản lý truy cập internet/intranet…

- 260 chiếc máy trạm hiện đại, được cài đặt các phần mềm ứng dụng thư viện và văn phòng, được nối mạng internet băng thông rộng, phục vụ cho công tác xử lý tài liệu của đơn vị. Trong đó có: 30 máy phục vụ cho phịng Đa phương tiện, 20 máy phục vụ cho phòng Đào tạo, 32 máy tại sảnh tra cứu tập trung cho bạn đọc tra cứu tài liệu thư viện, số lượng máy còn lại đều được phục vụ cho các phòng ban trong thư viện xử lý tài liệu và các mục đích quản lý khác.

- Hệ thống mạng: Bao gồm hệ thống cáp, hệ thống thiết bị, truyền thông phục vụ mục đích kết nối mạng LAN và Internet.

- 4 đường internet: đường internet trực tiếp Leasead Line 192kbps dành riêng cho Website và Mail, đường internet không dây Wifi, đường ADSL 2M dành cho bạn đọc tra cứu internet, đường ADSL 4M dành cho cán bộ làm việc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)