Doanh số thu nợ theo thời hạn nợ

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 41)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO THỜI HẠN NỢ

4.1.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn nợ

Nhìn chung, hoạt động chính của ngân hàng là cho vay ngắn hạn nên khoản thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao và ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của tổng doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Năm 2007, thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là 6.017,7 tỷ đồng; đến năm 2008, thu nợ ngắn hạn là 7.703 tỷ đồng, tăng 1.685,3 tỷ đồng (tương ứng với 28,01%). Năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng so với năm 2007, đó là do hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng lên đáng kể, vì là các khoản vay có thời hạn ngắn nên việc thu hồi các khoản nợ này nhanh làm doanh số thu nợ của

ngân hàng tăng lên nhiều. Mức tăng của doanh số thu nợ cao hơn cả mức tăng của doanh số cho vay cho thấy hoạt động thu nợ ngắn hạn của ngân hàng trong năm tốt. Hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng trong năm 2008 nên ngân hàng tập trung rất nhiều vào việc quản lý thu nợ ngắn hạn, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ.

Thu nợ ngắn hạn năm 2009 là 7.474,5 tỷ đồng, giảm 228,5 tỷ đồng (tương ứng với 2,97%). Năm 2009, tình hình kinh tế thị trường tương đối ổn định hơn, các chính sách hỗ trợ của chính phủ như hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, miễn, dãn thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân, giảm thuế giá trị gia tăng để kích cầu; lãi suất cho vay của ngân hàng giảm xuống thấp hơn, nên khả năng trả nợ của khách hàng tăng lên. Tuy nhiên, doanh số thu nợ của ngân hàng thấp hơn so với năm 2008, đó là do doanh số cho vay của ngân hàng trong năm tăng trưởng thấp, hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển mạnh vào giai đoạn gần cuối năm nên các khoản nợ này được thu nhiều vào năm tới.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Doanh số thu nợ dài hạn của năm 2007 là 109,1 tỷ đồng, đến năm 2008 là 111,2 tỷ đồng, tăng 2,1 tỷ đồng (tương ứng với 1,92%). Doanh số thu nợ của năm giảm là do hoạt động cho vay trung và dài hạn trong năm 2008 bị ngân hàng hạn chế nên các khoản nợ trung và dài hạn mà ngân hàng phải thu thấp hơn so với năm 2008.

Năm 2009, doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng là 140 tỷ đồng, tăng 28,8 tỷ đồng (tương ứng với 25,95%) so với năm 2008. Nguyên nhân là do hoạt động cho vay trung và dài hạn trong năm được cải thiện, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng lên nhiều, tăng lên 124,89% (tương ứng với 138.672 tỷ đồng) so với năm 2008, nên doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng cao hơn.

Dư nợ ngắn hạn

Việc tăng giảm của tổng dư nợ ngân hàng phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm của dư nợ ngắn hạn do cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

- Năm 2007, dư nợ ngắn hạn là 859,9 tỷ đồng, đến năm 2008, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng là 964,3 tỷ đồng, tăng 104,3 tỷ đồng (tương ứng với 12,13%) so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn trong năm 2008 tăng lên là do ngân hàng tăng cường quản lý rủi ro và quan tâm nhiều hơn đến các khoản vay ngắn hạn vì các khoản vay này có rủi ro tín dụng thấp, nên đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm 2008 đạt kết quả tốt với mức tăng trưởng thu nợ là 28,01%, cao hơn mức tăng trưởng của doanh số cho vay trong năm (là 20,92%) nên dư nợ ngắn cuối năm 2008 chỉ đạt mức tăng trưởng là 12,13%.

- Năm 2009, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng rất cao, đạt 1.732,9 tỷ đồng, tăng 768,6 tỷ đồng (tương ứng với 79,71%) so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng trưởng dư nợ trong năm cao hơn rất nhiều dù doanh số cho vay ngắn hạn chỉ đạt mức tăng trưởng là 5,58% là do

• Doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2009 thấp hơn (giảm 2,97%) so với 2008.

• Nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng để sản xuất chuẩn bị cho Tết dương lịch và Tết Nguyên Đán năm 2010.

• Giá chứng khốn, vàng và bất động sản ấm dần lên vào những tháng cuối năm khiến cho nhu cầu vay vốn của khách hàng để đầu tư vào các tài sản trên tăng lên.

• Chương trình hỗ trợ lãi suất kích cầu sẽ kết thúc vào tháng 12 nên nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng tăng lên.

Dư nợ trung và dài hạn

Dư nợ dài hạn của ngân hàng năm 2008 giảm 122 triệu đồng (tương ứng với 0,09%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008, ngân hàng hạn chế

cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro tín dụng dẫn đến doanh số cho vay trong năm 2008 thấp hơn so với năm 2007.

Năm 2009, dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đạt 241 tỷ đồng, tăng 109,7 tỷ đồng (tương ứng với 83,50%). Dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng là do tình hình kinh tế thị trường tương đối ổn định hơn, chính phủ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nên quy mô hoạt động cho vay của ngân hàng tăng lên nhiều trong năm 2009 dẫn đến dư nợ dài hạn của ngân hàng cũng tăng lên nhiều hơn.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Phân tích hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế là phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng thông qua hai đối tượng vay vốn của ngân hàng Eximbank là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

BẢNG 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA EIBCT NĂM 2007 – 2009

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 6.626.405 7.918.451 8.492.925 1.292.046 19,50 574.474 7,25 Cá nhân 658.731 301.860 518.256 -356.871 -54,18 216.396 71,69 Doanh nghiệp 5.967.674 7.616.591 7.974.669 1.648.917 27,63 358.078 4,70 Doanh số thu nợ 6.126.806 7.814.232 7.614.587 1.687.426 27,54 -199.645 -2,55 Cá nhân 423.070 454.819 375.071 31.749 7,50 -79.748 -17,53 Doanh nghiệp 5.703.736 7.359.413 7.239.516 1.655.677 29,03 -119.897 -1,63 Dư nợ 991.420 1.095.639 1.973.977 104.219 10,51 878.338 80,17 Cá nhân 510.131 357.172 500.357 -152.959 -29,98 143.185 40,09 Doanh nghiệp 481.289 738.467 1.473.620 257.178 53,44 735.153 99,55

(Nguồn: phịng tín dụng ngân hàng Eximbank Cần Thơ)

4.2.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng.

0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 2007 2008 2009 Cá nhân Doanh nghiệp Tổng doanh số cho vay

BIỂU ĐỒ 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA EIBCT NĂM 2007 – 2009

Khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng do nhu cầu vay vốn của các cá nhân thường chỉ ở mức thấp, và nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên thấp hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Nhìn chung, qua ba năm doanh số cho vay đối với các cá nhân có sự biến động tăng, giảm. Cụ thể, doanh số cho vay khách hàng cá nhân năm 2007 là 658,7 tỷ đồng; đến năm 2008 là 301,8 tỷ đồng, giảm 356,9 tỷ đồng (tương ứng với 54,18%) so với năm 2007. Năm 2009, doanh số cho vay khách hàng cá nhân là 518,2 tỷ đồng, tăng 216,4 tỷ đồng (tương ứng với 71,7%) so với năm 2008.

Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút trong doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân trong năm 2008 là do lãi suất cho vay cao làm hạn chế số lượng khách hàng cá nhân đến vay vốn; ngoài ra, các cá nhân khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng vì khơng đủ điều kiện vay vốn như thiếu tài sản đảm bảo; bên cạnh đó, việc ngân hàng hạn chế cho vay các lĩnh vực chứng khốn và bất động sản nhằm tránh rủi ro tín dụng cũng làm giảm nhu cầu vay vốn của cá nhân. Một nguyên nhân khác là do trong năm 2008, ngân hàng quan tâm đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn là khách hàng cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Năm 2009, hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân đã tăng lên trở lại. Đó là do trong năm 2009, lãi suất cho vay thấp hơn, ngân hàng cũng nới lỏng tín dụng hơn so với năm 2008, các chính sách hỗ trợ của chính phủ nhằm kích cầu cho nền kinh tế góp phần làm tăng nhu cầu vay vốn phục vụ cho tiêu dùng của các khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cũng góp phần tăng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các cá nhân. Ngoài ra, việc cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản được mở rộng trong năm 2009 vì thị trường chứng khốn và bất động sản trong năm tốt hơn, nên nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng tăng lên nhiều, nhất là những tháng cuối năm 2009. Việc tăng doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân trong năm 2009 đã góp phần lớn làm tăng tổng doanh số cho vay.

Khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp là đối tượng cho vay chính của ngân hàng, nhất là đối với các loại hình doanh nghiệp như cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số ở thành phố Cần Thơ nên nhu cầu vay vốn đối với hai loại hình doanh nghiệp này nhiều, cịn các cơng ty cổ phần tuy chiếm số lượng ít hơn nhưng có nhu cầu vay vốn lớn hơn, vì thế việc hoạt động cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp trên chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng đối với các khách hàng doanh nghiệp. Ngồi ra, ngân hàng cịn cho vay các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nhà nước, cơng ty hợp danh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Nhìn chung, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đều tăng lên cho thấy quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các khách hàng doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, mức tăng của doanh số cho vay các khách hàng doanh nghiệp trong năm 2009 thấp hơn so với năm 2008. Cụ thể, doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2007 là 5.967,6 tỷ đồng; sang năm 2008 là 7.616,5 tỷ đồng, tăng 1.648,9 tỷ đồng (tương ứng với 27,63%) so với năm 2007; đến năm 2009,

doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp là 7.974,6 tỷ đồng, tăng 358,1 tỷ đồng (tương ứng với 4,7%) so với năm 2008.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng tốt của doanh số cho vay trong khi nền kinh tế bất ổn của ngân hàng trong năm 2008 là do nửa cuối năm 2008 ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay từ ngày 19 tháng 7 trong năm giảm từ 21%/năm xuống cịn 20%/năm, sau đó ngân hàng cịn thực hiện cho vay tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi theo chủ trương từ hội sở đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả hoạt động tốt với mức lãi suất cho vay ưu đãi là 17,5%/năm; đến gần cuối năm 2008 ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuống và thực hiện chương trình tài trợ xuất khẩu, giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá giải ngân với lãi suất là 7,5%/năm, nên đã thu hút được số lượng nhiều doanh nghiệp đến xin vay vốn, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Năm 2009, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng tăng trưởng ở mức thấp, chỉ tăng 4,7% so với năm 2008. Mức tăng của doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tăng thấp và chỉ cao hơn 141,7 tỷ đồng so với mức tăng của doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân. Nguyên nhân của sự tăng trưởng thấp trong doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp trong năm 2009 là do ngân hàng còn thực hiện giảm lãi suất cho vay trong năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp như lãi suất cho vay của ngân hàng chỉ ở mức 9,6%/năm, thấp hơn 0,9% so với mức lãi suất trần mà Ngân Hàng Nhà Nước quy định (là 10,5%/năm), sau khi trừ lãi suất hỗ trợ, lãi suất mà doanh nghiệp phải trả chỉ còn 5,6%/năm, các doanh nghiệp có cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá giải ngân sau khi bù lãi suất chỉ phỉ trả 0,9%/năm với thời hạn cho vay là 180 ngày, cịn doanh nghiệp xuất khẩu có cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá của ngày trả nợ thì sau khi bù lãi suất chỉ phải chịu mức lãi suất cho vay là 4,1%/năm. Vì thế ngân hàng đã thu hút được nhiều hơn số lượng doanh nghiệp đến vay vốn, tuy nhiên tình hình dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu, ảnh hưởng

của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất nhập khẩu nên làm giảm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngành nơng lâm thủy sản, vì thế doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2009 tăng không cao như năm 2008.

Việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp giúp ngân hàng có thêm được nhiều khách hàng doanh nghiệp, nhưng cũng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, về lâu dài, sự hỗ trợ lãi suất của ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, lãi suất cho vay thấp hơn cũng làm tăng khả năng trả nợ của doanh nghiệp, giảm rủi ro tín dụng, đồng thời ngân hàng cịn tạo được thêm mối quan hệ tín dụng tốt với nhiều khách hàng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng.

4.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Khách hàng cá nhân

Nhìn chung doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng có sự tăng giảm qua ba năm. Năm 2007, doanh số thu nợ khách hàng cá nhân là 423,1 tỷ đồng; sang năm 2008, doanh số thu nợ đối với đối tượng này tăng lên 454,8 tỷ đồng, tăng 31,7 tỷ đồng (tương ứng với 7,5%) so với năm 2007; đến năm 2009, doanh số thu nợ khách hàng cá nhân là 375,1 tỷ đồng, giảm 79,7 tỷ đồng (tương ứng với 17,53%) so với năm 2008.

Doanh số thu nợ đối với các khách hàng cá nhân năm 2008 cao hơn doanh số cho vay của ngân hàng, đó là do số nợ mà ngân hàng phải thu đối với khác hàng cá nhân năm 2007 cao, hoạt động cho vay đối với các khách hàng cá nhân trong năm 2009 thấp. Năm 2009, doanh số thu nợ khách hàng cá nhân của ngân hàng giảm nhiều trong khi doanh số cho vay đối với đối tượng này lại tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do số nợ mà ngân hàng phải thu của khách hàng cá nhân năm 2008 chuyển qua thấp hơn, hoạt động cho vay đối với các khách hàng cá nhân của ngân hàng phần lớn là cho vay dài hạn và tăng nhiều trong những tháng gần cuối năm nên số nợ mà ngân hàng thu lại được từ khách hàng cá nhân thấp hơn so với năm 2008.

Khách hàng doanh nghiệp

Nhìn chung, doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng vì đây là đối tượng cho vay lớn của ngân hàng. Doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp qua ba năm có sự tăng giảm, không ổn định. Năm 2007, doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp là 5.703,7 tỷ đồng; đến năm 2008, doanh số thu nợ của đối tượng này là 7.359,4 tỷ đồng, tăng 1.655,7 tỷ

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)