CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3. Vật liệu biến tính bề mặt nanoliposome
1.3.1. Polyethylen glycol (PEG)
Polyethylen glycol (PEG) là polymer được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, PEG đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt sử dụng trong lĩnh vực Y sinh. PEG có ưu điểm là khả năng tan tốt trong cả dung mơi hữu cơ và nước, khơng có độc tính, có độ tương hợp sinh học cao, có tính kháng protein, khơng gây kích thích miễn dịch và có động học bài tiết tốt [30].
Về mặt cấu trúc, PEG là polymer mạch thẳng hoặc phân nhánh, tạo thành từ phản ứng trùng hợp ethylene oxide. Khả năng tan tốt trong nước của PEG có được là do có hai nhóm hydroxyl ở hai đầu.
Hình 1.7. Cơng thức cấu tạo của polyethylene glycol
1.3.2. Chitosan
Chitosan là polysacharide tự nhiên mạch thẳng, tập trung nhiều trong vỏ các lồi thủy sản giáp xác như tơm, cua, mai mực… được ứng dụng nhiều trong các lĩnh
vực y sinh bởi tính tương thích sinh học và phân hủy sinh học cao. LD50 của chitosan đã được ghi nhận là 16 g/kg trọng lượng cơ thể ở thỏ và 10 g/kg trọng lượng cơ thể ở chuột. Khả năng tương hợp sinh học của chitosan được ghi nhận trên mơ biểu bì, tế bào cơ tim, nguyên bào sợi, sụn, tế bào gan và tế bào sừng [31].
Chitosan bị thủy phân bởi các enzyme như chitosanase, glucosaminidase, chitobiase và N-acetyl-glucosaminidase. Ở động vật có vú, các protease khác, bao gồm lysozyme và pepsin cũng có khả năng phân hủy chitosan trong pH, nhiệt độ và nồng độ ion thích hợp. Tỷ lệ phân hủy của chitosan là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng tương thích sinh học của vật liệu. Sự phân hủy cần được tương thích với tốc độ hình thành mơ mới hoặc được kiểm sốt phù hợp để giải phóng các phân tử có hoạt tính sinh học. Nhược điểm của chitosan là chỉ tan trong mơi trường acid, do đó cần biến tính chitosan tạo dẫn xuất chitosan tan trong nước ở môi trường trung tính để tăng tính ứng dụng các dẫn xuất này trong y sinh.
Hình 1.8. Cơng thức cấu tạo của chitosan
1.3.3. Gelatin
Bằng các phản ứng thủy phân da động vật và xương trong mơi trường thích hợp sẽ thu được gelatin bao gồm hai loại là gelatin loại A và gelatin loại B. Trong đó, gelatin loại B được điều chế bằng cách thủy phân từ da và xương động vật trong môi trường kiềm. Và gelatin loại A được điều chế từ da lợn bằng cách thủy phân trong môi trường acid. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện mơi trường, tính chất điện tích của gelatin có thể thay đổi nên gelatin có điểm đẳng điện khác nhau, cho phép khả năng tạo thành phức polyelectrolyte với polymer ion khác.
Gelatin bao gồm các acid amine nối bởi liên kết peptide. Gelatin giảm cấp bởi enzyme tạo thành các acid amine. Về mặt sinh học, gelatin có tính tương hợp sinh học, vì vậy, gelatin đã được sử dụng trong các sản phẩm y sinh theo quy định của FDA [32].
Hình 1.9. Cơng thức cấu tạo của gelatin