Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hướng của đề tài

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình lên men malolactic rượu vang chanh dây (Trang 80)

Ngày nay, sản phẩm rượu vang đã trở nên rất phổ biến và được nhiều người ưa

chuộng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vì vậy mà ngành công nghiệp sản xuất

rượu vang cũng rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu

để hoàn thiện chất lượng, mùi vị cũng như đa dạng hóa các sản phẩm rượu vang.

Trong nước, ngành công nghiệp sản xuất thức uống đang ngày càng phát triển

với nhiều chủng loại khác nhau. Trong đó, các loại thức uống từ trái cây đang là xu

hướng phổ biến, đặc biệt là sản phẩm rượu. Ngày nay, nguồn nguyên liệu để sản xuất rượu không chỉ đơn thuần đi từ nho mà còn mở rộng ra từ các loại trái cây khác như

dâu tằm, dưa hấu,thanh long, điều…

Trên thịtrường hiện nay chưa có những dòng sản phẩm rượu chanh dây

mà nước uống từ chanh dây chủ yếu là các sản phẩm rượu mùi. Nhận thấy được những

trường đại học đã có nhiều đề tài nghiên cứu để sản xuất thức uống lên men từ chanh dây và đã thu được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó còn có đề tài của Giảng viên Nguyễn Thị Thu Sang và các cộng sự thuộc Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng (TP HCM) đã thành công trong việc sản xuất một loại rượu vang mới được chiết xuất

từ vỏ trái chanh dây. Đề tài đã tận dụng nguồn vỏ chanh dây được thải ra từ các xí nghiệp, cơ sở chế biến nước ép trái cây, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp lên men rượu vang để sản xuất rượu. Nguồn vỏ chanh dây bị thải ra này được làm sạch, xử lý bằng chế phẩm enzyme nên vừa không gây hại cho môi trường, lại tạo ra

chất lượng rượu vang không tổn hại cho sức khỏe. Theo đó, loại rượu vang này có mùi thơm đặc trưng của trái chanh dây Việt Nam, giá thành rẻ (dự kiến là rẻ hơn

30% so với giá rượu vang Đà Lạt) và chỉ cao hơn nồng độ bia một ít. Rượu vang thành phẩm được chiết xuất từ vỏ trái chanh dây này còn có giá trị cao về mặt y học, chứa

hợp chất tannin nên có khả năng ngừa được ung thư phổi và một số bệnh lý khác.

Việc lên men rượu sử dụng tế bào nấm men cố định cũng đã được nghiên cứu

nhiều. Bên cạnh những chất mang đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều như gel aginate natri thì một số nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra một số chất mang mới.

Năm 2008, nhóm các tác giả Nikolaos Agouridis, Nikolaos Kopsahelis, Stavros Plessas, Athanasios A. Koutinas, Maria Kanellaki đã thực hiện việc cố định vi khuẩn

Oenococcus oeni trên vật liệu dẫn xuất của cellulose vi khuẩn (delignified cellulosic material) (DCM) để lên men malolactic trong rượu. Các tác giả đã cố định chủng

Oenococcus oeni ATCC 23279 trên DCM để sử dụng trong quá trình lên men malolactic. Đầu tiên, họ lên men theo mẻ rượu và lặp lại 11 lần bằng chế phẩm

Saccharomyces cerevisiae cố định trên DCM ở 20oC sao cho sản phẩm có độ cồn trong khoảng 11 – 12o. Sau đó tiến hành lên men malolactic bằng chế phẩm

Oenococcus oeni cố định trên DCM ở 27oC. Kết quả cho thấy rằng, khi lên men malolactic từ lần thứ3 đến lần thứ 10 thì lượng acid malic giảm từ53.1 đến 67.4% và mật độ tế bào cốđịnh/g DCM duy trì không đổi.

Ngoài ra, acid lactic tăng lên, acid acetic giảm xuống và các cấu tử hương trong rượu cũng được tăng lên làm cải thiện đáng kể mùi vị của rượu. Nồng độ ethanol cao hơn,

nồng độ acetaldehyde và diacetyl trong rượu sau quá trình lên men malolactic đều ở

Gần đây, các nhà khoa học đã tái tổ hợp thành công một chủng nấm men thuộc loài S.cerevisiae là ML01, mang đặc tính di truyền của cả Schizosaccharomyces pombe (gen mae1) và Oenococcus oeni (gen mleA). ML01 có khả năng chuyển hóa hoàn toàn 5,5 g/l malata trong dịch lên men vang Chardonnay khi quá trình lên men

rượu kết thúc (John I. Husnik, 2007). Chủng nấm men này được tổ chứa FDA (Food & Drug Administration) tuyên bố là rất an toàn khi sử dụng vì chúng không có khảnăng

sinh ra các amine có hoạt tính sinh học (biogenic amines) như vi khuẩn lactic trong vang. Tuyên bố này đã đem lại triển vọng rất lớn đối với công nghiệp sản xuất rượu vang. Với tất cả những ưu điểm vượt trội của mình, ML01 được xem là chủng nấm

men đột biến đầu tiên có khảnăng được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi trong sản xuất rượu vang [26].

Sử dụng SO2 chỉ là cách thức để điều khiển và ức chế sự phát triển của vi khuẩn

trong rượu. Tuy nhiên SO2 cũng là mối đe dọa đối với sức khỏe của con người, vì thế

mà người ta yêu cầu phải ghi nồng độ SO2 sử dụng lên nhãn của vỏ chai. Đó cũng là

nguyên nhân dẫn tới việc nghiên cứu để tìm ra các hợp chất thay thế. Bacteriocins là những peptid kháng khuẩn hay protein được tổng hợp trên ribosom của vi khuẩn. Chúng thể hiện độc tính cao đối với những sinh vật khác, cụ thể là những chủng liên quan chặt chẽ tới sinh vật sản xuất. Hiện tượng này đã gây nên một sự cạnh tranh

trong cơ thể sinh vật. Chúng không mùi, không màu và không độc hại đối với con

người. Một số loại bacteriocins đã được tìm thấy như nisin và pediocin PD-1 và Schoeman và cộng sựđã chuyển gen này vào nấm men S.cerevisiae. Chủng nấm men này mang những bacteriocin hữu ích trong rượu vang, có thểđiều khiển quá trình lên men malolactic hoặc ức chế chủng LAB không mong muốn. Theo Bauer, những chất

ức chế tự nhiên có thể sẽ là chiến lược để cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn là mục tiêu nghiên cứu trong tương lai [21].

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Vật liệu

3.1.1 Chanh dây

Nguyên liệu chính sử dụng trong đề tài là loại chanh dây màu tím có nguồn gốc từĐà Lạt – Lâm Đồng. Quả chín, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng.

3.1.2 Giống vi sinh vật

Đề tài sử dụng 3 giống là Saccharomyces cerevisiae N28, Oenococcus oeni, Acetobacter xylinum BC 16 thuần chủng có nguồn gốc từ bộsưu tập giống của phòng thí nghiệm vi sinh – Bộ môn Công nghệ sinh học – Khoa Kỹ thuật hóa học – Đại học Bách khoa TP. HCM cung cấp.

3.1.3 Môi trường nuôi cấy

3.1.3.1 Saccharomyces cerevisiae

Môi trường giữ giống (MT1) là môi trường Hansen với các thành phần như sau:

Bảng 3. 1 Thành phần môi trường Hansen Thành phần Nồng độ (g/l) Glucose 50 K2HPO4 3 Peptone 10 MgSO4.7H2O 3 Agar 20 Nước 1lit

Môi trường nhân giống (MT2) với các thành phần tương tự như môi trường

3.1.3.2 Oenococcus oeni

Môi trường giữ giống (MT3) là môi trường MLA với các thành phần như sau:

Bảng 3. 2 Thành phần môi trường MLA

Thành phần Nồng độ (g/l) Tryptone 10 Glucose 2.5 Sucrose 100 Cao nấm men 5 Natri citrate 10 Agar 20 Nước 1lit

Môi trường nhân giống (MT4) với các thành phần tương tựnhư môi trường

MT3 nhưng không có agar.

3.1.3.3 Acetobacter xylinum

Môi trường giữ giống (MT5) với các thành phần như sau:

Bảng 3. 3 Thành phần môi trường MT5 Thành phần Nồng độ (g/l) (NH4)2SO4 8 (NH4)2HPO4 2 Glucose 20 Agar 20

Nước dừa già 1 lit

Môi trường nhân giống (MT6) với các thành phần như sau: Bảng 3. 4 Thành phần môi trường MT6 Thành phần Nồng độ (g/l) (NH4)2SO4 8 (NH4)2HPO4 2 Glucose 20

Nước dừa già 1lit

Acid acetic

(Được chỉnh pH: 4-4.5)

5 ml/l

Môi trường lên men (MT7) với các thành phần tương tự như môi trường nhân giống (MT6) nhưng môi trường MT6 được thanh trùng ở 100oC trong vài phút.

3.1.4 Vật liệu, hóa chất

Vật liệu: BC được sản xuất từ quá trình lên men Acetobacter xylinum trong môi

trường nước dừa già theo phương pháp nuôi cấy bề mặt trong 7 ngày.

Hóa chất: ngoài các hóa chất có trong thành phần môi trường như đã liệt kê ở trên, đề tài còn sử dụng một số hóa chất khác như NaOH, CaCO3, acid citric, thuốc thử

phenol phtalein, thuốc nhuộm Gram, nước cất.

3.1.5 Thiết bị và dụng cụ

Bên cạnh các dụng cụ thí nghiệm cơ bản như que cấy, đĩa petri, ống nghiệm, erlen, bình định mức, ống đong, đèn cồn, đũa khuấy… đề tài còn sử dụng một số thiết bịđể nuôi cấy và phân tích: tủ cấy vô trùng, tủ sấy, máy lắc, máy khuấy từ, nồi hấp tiệt trùng, tủ lạnh, kính hiển vi, khúc xạ kế, pH kế, bình tỷ trọng, máy Vortex, máy đo OD, máy chưng cất cồn, buồng đếm hồng cầu, cân 2 số, cân 4 số, bơm chân không, phễu lọc Bucher…

3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Cảm quan Chanh dây Saccharomyces cerevisiae Acetobacter xylinum Oenococcus oeni Lọc Khảo sát giống, sự sinh trưởng, phát triển Nhân giống cấp 1

Nhân giống cấp 2 Nhân giống cấp 2 Nhân giống cấp 1 Khảo sát giống, sự sinh trưởng, phát triển Khảo sát giống, sự sinh trưởng, phát triển

Lên men rượu

Nhân giống cấp 1

Nhân giống cấp 2

Lên men thu BC

Xử lí BC

Khảo sát CĐ bằng pp nhốt

Khảo sát CĐ bằng pp bẫy-hấp phụ

Khảo sát lên men malolactic bằng vi

khuẩn tự do

Lên men malolactic bằng vi khuẩn cố định Khảo sát tỉ lệ giống Khảo sát thời điểm bổ sung giống Khảo sát thời gian lên men

Lên men với điều kiện tối ưu

Khả năng tái sử dụng của chế phẩm

3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.2.2.1 Khảo sát các đặc điểm về giống vi sinh vật sử dụng trong đề tài

Các chủng vi sinh vật Saccharomyces cerevisiae, Oenococcus oeni, Acetobacter xylinum lần lượt được kiểm tra:

- Đặc điểm hình thái: quan sát đại thể thông qua quan sát khuẩn lạc sau 4 ngày nuôi cấy và quan sát vi thể các tế bào dưới kính hiển vi ởđộphóng đại 1000 lần.

- Khả năng sinh trưởng và phát triển: xây đựng đường cong sinh trưởng và lập

đường chuẩn của từng giống vi sinh vật.

3.2.2.2 Khảo sát quá trình lên men malolactic bằng chủng

Oenococcus oeni tự do

a. Khảo sát tỉ lệ giống Oenococcus oeni thích hợp để lên men malolactic

Để bổ sung vi khuẩn Oenococcus oeni vào thực hiện quá trình lên men malolactic ta cần xác định lượng giống vi khuẩn đưa vào sao cho quá trình lên men đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi tiến hành bổ sung 3 tỉ lệ giống khác nhau là 5%, 7%, 10% vào dịch chanh dây đã lên men rượu 7 ngày và tiến hành lên men malolactic trong 4 ngày.

Sau khi quá trình lên men kết thúc chúng tôi thu mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu: pH, hàm lượng chất khô (oBrix), độ acid toàn phần, hàm lượng acid lactic, hàm

lượng acid malic, độrượu.

b. Khảo sát thời điểm thích hợp để bổ sung giống Oenococcus

oeni trong lên men malolactic.

Khi bổ sung vi khuẩn Oenococcus oeni vào để lên men malolactic sẽ xảy ra sựtương tác giữa nấm men Saccharomyces cerevisiae và vi khuẩn Oenococcus oeni.

Tương tác này có thể là kích thích, kìm hãm hoặc trung lập. Xác định các tương tác

này giúp cho việc nghiên cứu, tuyển chọn những giống vi khuẩn malolactic có khả năng thích nghi cao và lên menmalolactic tốt cũng như tăng cường khả năng chống chịu của vi khuẩn trước những ảnh hưởng bất lợi của môi trường là một điều cần thiết. Do đó chúng tôi khảo sát các thời điểm khác nhau để bổ sung vi khuẩn

Sau khi đã có tỉ lệ giống Oenococcus oeni tối ưu, chúng tôi tiến hành bố trí các mẫu thí nghiệm như sau:

- Mẫu ĐC(MĐC): Mẫu đối chứng không bổ sung vi khuẩn Oenococcus oeni.

- Mẫu 0 (M0): Bổsung đồng thời nấm men và vi khuẩn Oenococcus oeni.

- Mẫu 3 (M3): Bổ sung vi khuẩn Oenococcus oeni vào ngày thứ 3 của quá trình

lên men rượu (thời điểm nấm men đang phát triển ở pha log).

- Mẫu 5 (M5): Bổ sung vi khuẩn Oenococcus oeni vào ngày thứ 5 của quá trình

lên men rượu.

- Mẫu 6 (M6): Bổ sung vi khuẩn Oenococcus oeni vào ngày thứ 6 của quá trình lên men rượu.

- Mẫu 7 (M7): Bổ sung vi khuẩn Oenococcus oeni vào ngày thứ 7, sau khi kết thúc quá trình lên men rượu.

Tất cả các nghiệm thức được thu mẫu sau 11 ngày lên men (bao gồm 7 ngày

lên men rượu và 4 ngày lên men malolactic) và kiểm tra các chỉ tiêu: pH, hàm lượng chất khô (oBrix), độ acid toàn phần, hàm lượng acid lactic, hàm lượng acid malic, độ rượu.

c. Khảo sát thời gian lên men malolactic

Sau khi xác định được tỉ lệ giống và thời điểm bổ sung giống vi khuẩn

Oenococcus oeni thích hợp, chúng tôi tiến hành lên men malolatic, khảo sát sự biến thiên của hàm lượng acid lactic, acid malic để chọn ra thời gian lên men thích hợp sao cho sản phẩm có mùi vị tốt nhất.

Bảng 3. 5 Bố trí thí nghiệm khảo sát thời gian lên men malolactic

Thời gian Acid malic Acid lactic

0 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

3.2.2.3 Lên men tạo BC

a. Thu nhận BC

Sơ đồ 3. 1 Sơ đồ thu nhận BC

b. Xử lý BC thô

BC tươi thu được sau lên men chứa một lượng lớn môi trường lên men và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Xử lý BC tươi nhằm loại bỏ tạp chất và các tế

bào vi sinh vật để BC trở thành giá thể sạch và trơ.

Sơ đồ 3. 2 Xử lí BC thô

BC thô

Rửa và ngâm nước 1 ngày

Rửa và ngâm nước 1 ngày

Bảo quản lạnh

Nguyên liệu nước dừa già Giống Acetobacter xylinum

Lọc cặn Nhân giống cấp 1

Bổsung dinh dưỡng Nhân giống cấp 2

Thanh trùng (sau đó để nguội)

Cấy giống : 15% giống và 85% môi trường

Lên men tĩnh ( 7- 8 ngày)

c. Phương pháp xác định mật độ tế bào cố định được trên BC

Để xác định được mật độ tế bào vi khuẩn được cố định trên chất mang BC chúng tôi sử dụng đệm phosphate để phá mẫu. Cách tiến hành như sau: cho miếng BC cố định vào trong ống nghiệm chứa sẵn V (ml) dung dịch đệm phosphate 7.1, voltex

đều trong 1 phút rồi để yên trong 5 phút. Sau đó tiến hành đo OD dung dịch phá mẫu.

3.2.2.4 Khảo sát các phương pháp cố định Oenococcus oeni trên chất mang BC

a. Phương pháp hấp phụ

Nguyên tc: Phương pháp hấp phụđể bẫy giống vi khuẩn cần cốđịnh hấp thụ lên chất mang BC. Sử dụng BC như một giá thể nuôi cấy vi khuẩn với hai giai đoạn:

- Áp dụng phương pháp hấp phụ để bẫy giống vi khuẩn hấp phụ lên chất mang BC.

- Sau quá trình hấp phụ, chất mang BC được trương nở bởi dịch môi trường và tế

bào giống vi khuẩn. Chất mang BC lúc này như một giá thể nuôi cấy vi khuẩn và được tạo điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển.

Phương pháp cố định tế bào trên chất mang BC bằng phương pháp bẫy - hấp phụ gồm hai giai đoạn: hấp phụ vi khuẩn trên bề mặt BC và bẫy tăng sinh trong chất mang BC.

- Giai đoạn hấp phụ: Ngâm BC trong dịch tế bào trong thời gian 30 phút, BC sẽ trương nở về trạng thái ban đầu, đồng thời sẽ hấp phụ tế bào vào hệ thống sợi bên trong cũng như trên bề mặt bên ngoài.

- Giai đoạn bẫy tăng sinh: Kế tiếp giai đoạn hấp phụ. Các tế bào đã được hấp phụ ở giai đoạn trên tiếp tục phát triển và tăng sinh trên giá đỡ BC.

Tiến hành phương pháp bẫy – hp ph

+ Bước 1: Ly tâm thu sinh khối giống

+ Bước 2: Phương pháp bẫy – hấp phụ vi khuẩn trên chất mang BC

Chuyển BC đã xử lý (được cắt nhỏ với kích thước 2cm x 1cm, 2cm x 2cm, 2cm x 3cm) và vô trùng, sinh khối vi khuẩn sau ly tâm thu được vào trong bình erlen 250 ml trong đó chứa 100 ml dịch môi trường Hansen. Với tỷ lệ BC phối trộn tương ứng với

kích thước 2cm x 1cm, 2cm x 2cm, 2cm x 3cm là 3: 2: 1 (45, 30, 15 miếng BC).

- Phương pháp A: ngâm trong thời gian 30 phút đến khi miếng BC trương nở hoàn

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình lên men malolactic rượu vang chanh dây (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)