Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với dnvvn tại chi nhánh bidv- phú tài (Trang 28 - 29)

c. Một số kết quả kinh doanh đạt được trong những năm qua.

2.2. Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

Hiện nay nước ta là một nước đang phát triển với tỷ lệ DNVVN chiếm tỷ trọng rất cao với hơn 90% tổng số các doanh nghiệp trên tồn quốc. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiểm tỷ trọng rất thấp với chỉ hơn 3% còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng xấp xỉ 97%. Hiện nay, DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, lĩnh vực xây dựng là 14%, nơng nghiệp 14% cịn lại 55% số doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ.

Với quy mô nhỏ, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thường hoạt động với mục tiêu hướng nội, trong một phạm vi khơng gian nhỏ vì vậy mà trình độ quản lý, quản trị của doanh nghiệp là khá yếu kém, kỹ năng sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình, do đó mà khả năng lập kế hoạch kinh doanh tổ chức và triển khai hoạt động sản xuất cịn mang tính tự phát. Vì vậy mà mỗi khi có sự thay đổi về mơi trường kinh doanh thì bộ phận này sẽ gặp nhiều khó khan để thích ứng.

Sau khi trở thành thành viên của WTO, cạnh tranh quốc tế giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước càng diễn ra gay gắt đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ thì trình độ khoa học kỷ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đều sử dụng công nghệ lạc hậu từ 20 – 50 năm so với các nước tiên tiến trên thế giới. Do đó sản phẩm chúng ta sản xuất ra trên thị trường có giá trị cơng nghiệp thấp, hàm lượng chất xám thấp, giá trị thương mại và sực mạnh cạnh tranh thấp kém so với các sản phẩm cùng loại của các quốc trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay ln gặp một khó khăn thường thấy đó là vấn đề vốn do vậy mà khả năng cạnh tranh về tiếp thị sản phẩm, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế ln gặp khó khăn, do vậy mà các sản phẩm làm ra vấp phải sự canh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn trong nước cũng như các hàng hoá nhập khẩu.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn đều thiếu các thông tin như thông tin kinh doanh, những nguồn thông tin về thị trường đầu vào như: vốn, lao động, ngun vật liệu… Bênh cạnh đó những thơng tin về mơi trường kinh doanh như hệ thống pháp luật, các văn bản liên quan, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được cập nhật liên tục dẫn đến các doanh nghiệp này sản xuất theo kiểu “thầy bói xem voi” nên bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

Bên cạnh những yếu kém chủ quan về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ, cịn phải nói đến những yếu tố khách quan kiềm hãm sự phát triển của bộ phận doanh nghiệp này. Vấn đề về vốn được xem là bức xúc nhất, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật nhưng đều vướng phải những hàng rào khó vượt qua về tài khoản thế chấp nên rất khó tiếp cận được với các nguồn vốn vay. Nhằm tháo gỡ những khó khăn này Bộ tài chính đã có những văn bản nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thơng qua quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tướng ban hành quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng; ban hành thơng tư số 42/2002/TT-BTC ngày 7/5/2002 hướng dẫn một số điểm quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng... Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như chưa được triển khai thành lập ở các địa phương. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do hầu hết các địa phương đều khơng huy động được nguồn vốn để đóng góp 30% vốn điều lệ hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng. Mặt khác, ngân hàng cũng khơng mặn mà lắm với việc góp vốn vào quỹ này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do khơng chưa đủ hấp dẫn về lợi ích. Do vây, các tổ chức tín dụng này cũng ít quan tâm đến việc tham gia đóng góp để hình thành 70% quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vậy có thể nói hiện nay để có thể phát triển bền vững và lâu dài các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như tiến hành xúc tiến xuất khẩu sang các nước lớn, tăng cường khả năng cạnh tranh, nếu các doanh nghiệp này khơng nhanh chóng chuyển đổi thì sẽ khơng bắt kịp với q trình hội nhập, có nguy cơ tụt hậu. . .

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với dnvvn tại chi nhánh bidv- phú tài (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w