Số lượng các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phẩn tham gia thị trường kinh doanh thẻ ngày một nhiều. Thị phần thanh toán thẻ của ngân hàng liên tục bị chia sẻ bởi sự gia nhập của các ngân hàng thương mại khác. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của các tổ chức thương mại thế giới (WTO, AFTA,..) thì việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Song đó là những tất yếu khách quan mà ngân hàng sẽ gặp phải trong quá trình hội nhập.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
3.1. ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và ngành ngân hàng đối với công nghệ nói chung và công nghệ ngành ngân hàng nói riêng
a. Đại hội Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Nhà nước lần thứ 21, nhiệm kỳ 2005-2010:
Mục tiêu cơ bản của nhiệm kỳ này là xây dựng Ngân hàng Nhà nước trở thành Ngân hàng Trung ương với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp. Xây dựng và thực thi CSTT bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển hệ thống TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, đa năng, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời gian đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b. Giai đoạn II dự án hiện đại hóa Ngân hàng (trị giá 105 triệu USD do ngân hàng thế giới WB tài trợ):
Mục tiêu cao nhất của việc triển khai giai đoạn II dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán là nâng cao năng lực công nghệ, đáp ứng kịp với tiến trình, yêu cầu của việc tái cơ cấu hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với tiến trình mở cửa, hội nhập của nền kinh tế. Triển khai giai đoạn này, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao năng lực của hệ thống thanh
toán hiện tại về công nghệ, tiên tiến về giải pháp, khả năng đáp ứng trên toàn quốc và được tổ chức theo mô hình tập trung hóa tài khoản. Tài khoản của các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán liên ngân hàng sẽ được quản lý thống nhất, tập trung tại sở giao dịch NHNN; tài khoản khách hàng của mỗi ngân hàng thương mại sẽ được quản lý tập trung tại hội sở chính của mình. Thực ra mô hình tập trung hóa tài khoản đã được triển khai ở giai đoạn I, nhưng mới giới hạn tại một số tỉnh, thành phố theo quy mô triển khai của dự án. Quá trình vận hành hệ thống thanh toán mới - kết quả của việc triển khai giai đoạn I của dự án cho thấy, việc tập trung hóa tài khoản đã giúp cho việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển luồng vốn trong nền kinh tế; tạo cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như chuyển tiền điện tử, thẻ ngân hàng, cùng nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, đa tiện ích được cung cấp trực tuyến trên Internet.
Triển khai giai đoạn II, hệ thống thanh toán mới hiện đại của ngân hàng Việt Nam sẽ được mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động trên cả nước. Cùng với việc nâng cao năng lực thanh toán, hệ thống mới còn tạo tiền đề cho việc mở rộng và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế đến với doanh nghiệp và người dân trên địa bàn cả nước. Việc thiết lập được một nền tảng hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại với khả năng hoạt động an toàn, bảo mật, đủ khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán cho mọi chủ thể của nền kinh tế ở khắp mọi miền đất nước sẽ là một tiền đề quan trọng trong bảo đảm sự luân chuyển thông suốt của dòng tài chính tiền tệ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
c. Mục tiêu chính sách quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Đến năm 2010, ngành ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong bản chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 của NHNN. Dịch vụ ngân hàng là một trọng những nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn, có khả năng tạo ra nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho quá trình kinh tế và tiện ích xã hội. Trong thực tế dịch vụ ngân hàng đã và đang ngày càng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng hiện đại. Vì vậy việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng là xu thế tất yếu của các ngân hàng trên thế giới nói chúng và Việt Nam nói riêng. Theo đánh giá của NHNN, trong khoảng 5 năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế, nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Trong bối cảnh thuận lợi đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã nhanh chóng chớp lấy những cơ hội phát triển và có những cải thiện đáng kể và năng lực thể chế, tài chính, công nghệ, quản trị điều hành và mạng lưới kênh phân phối. Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại được triển khai và đã được xã hội chấp nhận như thẻ ATM, ngân hàng điện tử, phone banking,…
Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng cũng khẳng định thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng, Nhiều dịch vụ quan trọng chưa được triển khai hoặc phát triển đúng mức, đặc biệt là các dịch vụ cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
3.1.2. Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu
3.1.2.1. Phân tích thế mạnh, cơ hội
Dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chính thức cung cấp tới khách hàng từ đầu năm 2008 tuy nhiên ngân hàng có những thế mạnh cũng như cơ hội nhất định trên thị trường để có thể tiếp tục phát triển nghiệp vụ kinh doanh thẻ, nâng cao tính cạnh tranh đứng vững trên thị trường.
Thứ nhất, phải kể đến tầm nhìn và sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Ngân hàng đối với nghiệp vụ kinh doanh thẻ thanh toán. Là một ngân hàng mới chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng đô thị, toàn bộ các nghiệp vụ tín dụng thanh toán còn gặp phải rất nhiều khó khăn tuy nhiên Ban Lãnh đạo GP.Bank đã nhận định dịch vụ thanh toán thẻ có một vai trò quan trọng để có thể đưa GP.Bank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Dự án triển khai dịch vụ thanh toán thẻ mới được hình thành từ đầu năm 2007 tuy nhiên đã được triển khai nhanh chóng và đến tháng 11/2007 Phòng phát hành và quản lý thẻ trực thuộc Trung tâm xử lý giao dịch đã ra đời nhằm chuẩn bị cho việc chính thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng vào đầu năm 2008. Đến tháng 3/2008, Hội đồng quản trị GP.Bank đã ra quyết định thành lập Trung tâm Thẻ trên cơ sở nâng cấp Phòng Phát hành và Quản lý thẻ để kịp thời cơ cấu lại hoạt động, hình thành các phòng ban chức năng riêng phục vụ phát triển mảng nghiệp vụ kinh doanh thẻ thanh toán.
Thứ hai, Trung tâm Thẻ được thành lập với một cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn cao. Đây cũng có thể xem như một ưu thế về quản lý điều hành so với hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng lớn với cơ cấu tổ chức cồng kềnh làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động. Trong Trung tâm thẻ có Phòng sản phẩm dịch vụ sẽ phụ trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nhằm đưa ra các sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ ưu việt, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường và mang lại nhiều lợi ích đối với khách hàng. Phòng hỗ trợ và phát triển Chi nhánh phụ trách phát triển mạng lưới chi nhánh kinh doanh thẻ như hệ thống kênh phân phối, đại lý; hỗ trợ đào tạo nhân lực tại các chi nhánh. Ngoài ra trong Trung tâm Thẻ có một nhóm riêng biệt chuyên trách triển khai các dự án phát triển hệ thống máy thanh toán tự động ATM, kết nối với các tổ chức/liên minh thẻ trong nước và quốc tế như VNBC, SMARTLINK, VISA, CUP,…
Thứ ba, hệ thống thanh toán thẻ của GP.Bank được triển khai với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Các loại thẻ thanh toán của GP.Bank sử dụng công nghệ thẻ thông minh lưu trữ thông tin trên chip điện tử chứ không sử dụng công nghệ lưu trữ trên băng từ như trước đây. Điều này sẽ giúp thẻ của GP.Bank có tính an toàn bảo mật thông tin cao hơn, đồng thời có thể phát triển nhiều dịch vụ tiện ích hơn so với thẻ băng từ truyền thống. Hệ thống thẻ GP.Bank được triển khai trên công nghệ lõi ngân hàng (Core Banking) góp phần làm nên một ngân hàng điện tử với các chức năng thanh toán, truy nhập thông tin tài khoản hiện đại như Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Các máy rút tiền tự động ATM mà GP.Bank triển khai cũng có những chức năng tiên tiến như gửi tiền tự động vào tài khoản, thu đổi ngoại tệ.
Thị trường thẻ thanh toán Việt Nam cũng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng cũng như cơ hội cho các ngân hàng nói chung và ngân hàng GP.Bank nói riêng. Với dân số 86 triệu người như hiện nay trong đó 60% là những người đang trong độ tuổi lao động thì tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam là rất lớn. Có thể so sánh với thị trường dịch vụ viễn thông để thấy được tiềm năng này. Cách đây 5 năm tổng số người dùng điện thoại trong cả nước mới chỉ đạt vài triệu người nhưng cho đến hiện nay con số này đã tăng lên gấp 20 lần, cả nước hiện có 70 triệu thuê bao điện thoại. Như vậy con số 8,4 triệu thẻ vẫn còn rất khiêm tốn so với quy mô của thị trường Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế này như đã phân tích trong luận văn này là thói quen sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của đại bộ phận dân chúng Việt Nam. Tại các công ty nước ngoài hay tư nhân việc trả lương qua hệ thống ATM đã phổ biến từ vài năm nay tuy nhiên tại các cơ quan công sở của nhà nước thì phần lớn lương được chi trả bằng tiền mặt. Để hỗ trợ cho lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc chi trả lương cho các đối tượng được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước qua tài khoản kể từ đầu năm 2008.
Đây là một động lực cũng như cơ hội to lớn đối với ngân hàng GP.Bank để phát triển nghiệp vụ thẻ.
Ngoài ra một trong những thế mạnh và lợi thế đáng kể của GP.Bank sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PetroVietnam) như một cổ đông chiến lược. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, PetroVietnam cam kết sẽ tiếp tục đầu tư thêm vốn vào ngân hàng đem lại nguồn lực tài chính đáng kể để GP.Bank có thể mở rộng phát triển kinh doanh. Tập đoàn PetroVietNam hiện có hàng chục nghìn nhân viên trên cả nước và đây sẽ là một trong lợi thế để GP.Bank có thể phát triển thêm số lượng thẻ thanh toán ATM.
3.1.2.2. Chiến lƣợc kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ
Với những thế mạnh và cơ hội đã phân tích ở trên, ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh dịch vụ thanh toán thẻ dựa trên việc theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với điểm mạnh của ngân hàng. Cụ thể bao gồm:
+ Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thẻ hướng tới lợi ích khách hàng bao gồm nhiều tính năng, tiện ích và sự hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt nhất cho mỗi sản phẩm thẻ.
+ Giới thiệu quảng bá các sản phẩm thẻ đang có và sắp tung ra thị trường của GP.Bank đến với người dân Việt Nam thông qua các hoạt động truyền thông quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, từ thiện.
+ Tập trung phát triển thẻ nhắm đến các đối tượng khách hàng tiềm năng như công chức nhà nước; nhân viên các công ty nước ngoài, tư nhân; và đối tượng sinh viên.
+ Mở rộng mạng lưới thanh toán (ATM, POS) thông qua việc gia nhập vào các liên minh thẻ trong nước và quốc tế như VNBC, Smartlink, Banknet, VISA, CUP.
+ Tích cực phát triển mảng thanh toán điện tử thông qua việc liên kết với siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, rạp chiếu phim,…
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức mô hình hoạt động kinh doanh thẻ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ kinh doanh thẻ.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
3.2.1. Tăng cƣờng các biện pháp Marketing
Hoạt động marketing trong lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường marketing là sức mạnh đích thực. Bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng tốt đến đâu cũng không thể chiếm được lĩnh thị trường nếu không có marketing sản phẩm.
Dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng GP.Bank hiện tại đang gặp một số khó khăn về marketing như sau:
+ Thương hiệu GP.Bank còn xa lạ chưa được nhiều người biết đến. Khi nói đến các sản phẩm thẻ người tiêu dùng thường nghĩ tới Vietcombank, BIDV, ACB, Techcombank,… những ngân hàng đã khẳng định được thương hiệu cũng như sản phẩm thẻ.
+ Dịch vụ mới đi cung cấp cho khách hàng chưa lâu, số lượng khách hàng còn ít nên chưa có những đánh giá phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ.
+ Chi phí dành cho các hoạt động marketing nói chung của ngân hàng GP.Bank không nhiều do vậy chưa thực sự có một chiến lược marketing thương hiệu và sản phẩm nào nổi trội so với các ngân hàng khác. Với một ngân hàng mới như GP.Bank thì marketing để người tiêu dùng biết đến có một ý nghĩa sống còn.
Ngân hàng cần nghiên cứu và thực hiện một chiến lược marketing tổng hợp (marketing mix) hướng tới thị trường mục tiêu của mình. Cụ thể như sau:
Hình 3.1: Mô hình marketing tổng hợp
a. Chiến lược sản phẩm:
Ngân hàng GP.Bank thiết kế bộ sưu tập sản phẩm Hộ chiếu tài chính gồm 4 loại thẻ với tên thương hiệu MAI, LAN, CÚC, TRÚC đại điện cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, là sự kết hợp đầy đủ tất cả các tiện ích mà một sản phẩm thẻ cung cấp cho khách hàng. Với mỗi loại thẻ trên lại chia thành các nhóm đối tượng, tiện ích thẻ khác nhau như Mai Xanh, Mai Vàng, Mai Bạch Kim,… Tuy nhiên trong số này chỉ mới có thẻ Mai Xanh đang cung cấp cho khách hàng. Ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ đưa các loại thẻ khác ra thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo sự hoàn hảo về chất lượng sản phẩm được đưa ra. Một sản phẩm chất lượng đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng là cách marketing tốt nhất.
b. Chiến lược giá sản phẩm dịch vụ:
Ngân hàng cần đưa ra biểu phí dịch vụ hợp lý cạnh tranh trên thị trường